Hội nghị giao thương trực tuyến với Sở Thương mại và các cơ quan chức năng của tỉnh Vân Nam, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc năm 2024
Trong năm 2024, hoạt động xúc tiến thương mại được đổi mới mạnh mẽ, thông qua các “Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại”, “Chương trình Thương hiệu quốc gia”, “Chương trình Chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại”.. Hàng trăm sự kiện của cục Xúc tiến thương mại cấp quốc tế, quốc gia và cấp vùng với quy mô lớn nhất từ trước tới nay đã được tổ chức ở trong nước và trên khắp các thị trường xuất khẩu trọng điểm, thị trường có hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, thị trường tiềm năng khác.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành liên quan, Tham mưu UBND tỉnh có văn bản, Công hàm gửi Sở Thương mại và các cơ quan chức năng tỉnh Vân Nam, tỉnh Quảng Tây, Thị Bằng Tường, huyện Hà Khẩu; các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Công Thương, các tỉnh, thành phố, Lãnh sự quán, Tham tán thương mại, cơ quan thương vụ các nước quan tâm, hỗ trợ tỉnh Bắc Giang tháo gỡ khó khăn trong hoạt động tiêu thụ vải thiều; mời gọi, kết nối giao thương, giới thiệu cho tỉnh Bắc Giang các doanh nghiệp, thương nhân lớn, có kinh nghiệm, uy tín tiến hành thu mua, tiêu thụ vải thiều của tỉnh Bắc Giang
Tổ chức thành công Hội nghị giao thương trực tuyến với Sở Thương mại và các cơ quan chức năng của tỉnh Vân Nam, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc năm 2024 đã tạo ra hiệu ứng tích cực trên thị trường nhập khẩu trái cây lớn của tỉnh… Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại cũng đã hỗ trợ doanh nghiệp Bắc Giang tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế và trong nước như: tham dự Hội chợ quốc tế Thương mại Trung Quốc-Việt Nam và Lễ hội du lịch biên giới Trung-Việt tại Thị Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc, Tổ chức 03 đoàn doanh nghiệp và tham gia gian hàng trưng bày kết nối tiêu thụ sản phẩm tại các hội nghị, hội thảo, tại tỉnh Thanh Hóa; tại Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai và Hưng Yên, Tổ chức gian hàng của tỉnh tham gia Hội chợ Quốc tế Thương mại Việt-Trung (Lạng Sơn) .… Cùng với đó, Trung tâm đã tham dự chuỗi hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài kết nối doanh nghiệp, ngành hàng với các thị trường khác.
Nhiều hội chợ, triển lãm trong nước được tổ chức nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tìm kiếm đối tác
Vận động, tổ chức và hỗ trợ thuê 32 gian hàng cho doanh nghiệp tham gia các chương trình: Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Mỹ Đức, Hội chợ triển lãm thương mại và du lịch Phú Yên năm 2024, Hội chợ xúc tiến thương mại-du lịch và ẩm thực Đà Lạt 2024, Hội chợ OCOP Quảng Ninh năm 2024; Tham gia gian hàng trưng bày giới thiệu SP OCOP, sp đặc trưng tiêu biểu các tỉnh, TP tại Hà Nội quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 tại Cao Bằng; Hội chợ thương mại Festival Huế năm 2024; Hội chợ Xúc tiến Thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa địa phương” tại quận Bắc Từ Liêm, Hội chợ Quốc tế Thương mại Việt-Trung (Lạng Sơn) năm 2024…Qua đó, khẳng định thương hiệu và nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, ngành hàng, khơi thông dòng chảy hàng hóa tỉnh Bắc Giang; giúp các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng cường kết nối thị trường quốc tế và tham gia sâu vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Với xu thế chung của thế giới là chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững, tất cả nội dung hoạt động của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 đều gắn chặt các định hướng, chiến lược của Chính phủ và nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng tích cực của các cấp, ngành và xã hội...
Năm vừa qua hoạt động tổ chức các cuộc Livestream trực tuyến tại Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều sớm Tân Yên và Hội nghị xúc tiến tiêu thụ cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng, tiềm năng tại huyện Lục Ngạn. Đặc biệt tại các vườn vải, cam, bưởi của các hộ dân của huyện trên nền tảng Tiktok và các sàn thương mại điện tử, tham gia gian hàng được hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn, đào tạo; quảng bá, giới thiệu về gian hàng với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các trang báo, nền tảng truyền thông uy tín; qua đó tăng cường sự nhận diện thương hiệu, kết nối các doanh nghiệp Bắc Giang với đối tác.
Bước sang năm 2025, công tác xúc tiến thương mại sẽ được đẩy mạnh theo hướng đa dạng hóa thị trường; khai thác hiệu quả các cơ hội mở cửa thị trường trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do; tăng cường khai thác các thị trường mới, thị trường tiềm năng..
Năm 2025, công tác xúc tiến thương mại sẽ được triển khai theo hướng đa dạng hóa thị trường, khai thác hiệu quả các cơ hội mở cửa thị trường trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do để đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn; khai thác các thị trường mới, thị trường tiềm năng. Tỉnh cung đang và xây dựng, triển khai hoạt động xúc tiến thương mại theo định hướng về nhóm thị trường trọng điểm, nhóm mặt hàng ưu tiên, phù hợp với diễn biến của kinh tế, tận dụng các cơ hội thị trường quốc tế và trong nước.
Đồng thời, triển khai xúc tiến thương mại chú trọng vào các sản phẩm OCOP và sản phầm nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới, tham gia sâu và hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu. Qua đó, tạo thế chủ động, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, HTX khi tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế; đào tạo về kỹ năng xúc tiến thương mại, ứng dụng công nghệ thông tin vào xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp trên địa bàn
Bên cạnh đó, công tác quảng bá thương hiệu quốc gia, sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia, các thương hiệu ngành hàng, chỉ dẫn địa lý sẽ được tăng cường trên các nền tảng để tạo hiệu ứng lan tỏa; tăng cường hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản như: Vải thiều, mỳ gạo chũ, mật ong, sâm nam núi Dành và trái cây khác tại thị trường quốc tế.
Hoạt động xúc tiến thương mại trong năm 2025 tiếp tục đổi mới để nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại như: tăng cường xúc tiến xuất khẩu khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do nhằm đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng; củng cố và mở rộng thị phần tại các thị trường truyền thống như Trung Quốc; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng, tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, đổi mới sáng tạo, chủ động tham gia chuỗi cung ứng quốc tế bền vững, tăng cường tư vấn, cung cấp thông tin cập nhật về thị trường, các thay đổi về chính sách thương mại, các tiêu chuẩn, quy định, thị hiếu tiêu dùng của các thị trường nhập khẩu. Qua đó, góp phần tạo thế chủ động, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường quốc tế.
Ngô Thảo - Trung tâm KC&XTTM Bắc Giang – Tổng hợp