Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

Bắc Giang lên các phương án để xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2020 

Năm 2020 do ảnh hưởng của dịch covid-19, ngay từ những ngày đầu Sở Công Thương đã chủ động, tích cực bám sát diễn biến dịch bệnh covid-19, tác nhân ảnh hưởng đến thị trường, giá cả, dự báo tình hình xuất nhập khẩu… để nghiên cứu và xây dựng các giải pháp, kịch bản xúc tiến tiêu thụ vải thiều cho phù hợp; thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với các cơ quan, đơn vị của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT, của tỉnh Lào Cai, tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Cao Bằng… để bám sát tình hình xuất khẩu nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc như: thời gian cho phép thông quan tại các cửa khẩu, số giờ cho phép thông quan, quy định lái xe, vận tải; điều kiện, thời gian và công suất xuất khẩu bằng đường sắt Lạng Sơn-Bằng Tường để đưa ra các khuyến cáo kịp thời đối với người dân và doanh nghiệp, chủ động ứng phó và điều chỉnh phương án tiêu thụ.
Bắc Giang lên các phương án để xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2020

 Phương án tiêu thụ vải thiều

 Tình huống 1: Tình hình dịch covid-19 có diễn biến thuận lợi, xuất khẩu vải ổn định và tổ chức được các hội nghị, diễn đàn.

 - Sở Công Thương đã xây dựng xong dự thảo Kế hoạch tổ chức chuỗi các sự kiện Hội nghị, Diễn đàn, lễ hội quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch và xúc tiến tiêu thụ nông sản chủ lực, đặc trưng; vải thiều năm 2020; chương trình xuất hành đoàn xe vải thiều đầu tiên xuất sang Nhật Bản, Trung Quốc và đi Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh tổ chức tại Lục Ngạn nằm trong chuổi các sự kiện (Có Kế hoạch chi tiết riêng).

Tình huống 2: Tình hình dịch covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu, tiêu thụ trong nước và tổ chức Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ vải thiều.

- Trong trường hợp này, Sở Công Thương sẽ phối hợp và đề xuất với các cơ quan, đơn vị của Bộ Công Thương như: Cục Xúc tiến thương mại, Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ, Vụ Thị trường châu Á-châu Phi… các cơ quan, đơn vị liên quan của tỉnh tổ chức “Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh” (Có Kế hoạch chi tiết riêng).

- Sở Công Thương đã giao Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá và kết nối trực tuyến với các kênh phân phối thông qua hạ tầng Internet, thiết bị di động như: chủ động xây dựng và tạo lập kênh, nhóm là thành viên đại diện các tập đoàn phân phối, các chợ đầu mối, các thương nhân, nhà quản lý… thực hiện kết nối, trao đổi thông tin trực tuyến về mùa vụ, sản lượng, chất lượng, nhu cầu tiêu thụ, khả năng cung ứng ra thị trường thông qua các diễn đàn trực tuyến, báo điện tử, wedsite, các sàn 5 giao dịch điện tử, các mạng xã hội zalo, facebook, youtube và tin nhắn SMS, card visit gắn truy suất nguồn gốc vải (thông tin mùa vụ: sản lượng, thời gian thu hoạch theo trà vải, giá cả, thông tin cửa khẩu,…). Đồng thời chủ động phương án như sau:

- Các phương án ứng phó với trong trường hợp dịch covid-19 diễn biến phức tạp cụ thể như sau:

(1) Phương án 1: Trường hợp xuất khẩu đạt 50% so năm 2019 (năm 2019 xuất khẩu ước đạt khoảng 100.000 tấn).

Trong điều kiện xuất khẩu khó khăn như hiện nay, sản lượng xuất khẩu chỉ đạt 50%, tương ứng sản lượng là: 50.000 tấn;

Tiêu thụ trong nước ước còn lại là: 110.000 tấn.

- Nếu giá bán bình quân đạt từ 10.000 đ/kg trở lên (người trồng vải có lãi): Phải tăng cường các hoạt động xúc tiến tiêu thụ quả vải tươi, đẩy mạnh kết nối tiêu thụ thông qua:

+ Các chợ đầu mối: Thủ Đức; Bình Điền-TP HCM, Dầu Giây-Đồng Nai, Đầu mối Nông sản Phía Nam; Bắc Thăng Long; Phùng Khoang; Long Biên-Hà Nội, Hòa Cường-Đà Nẵng… (năm 2019 thống kê mức tiêu thụ quả vải tươi đạt khoảng gần 30.000 tấn, riêng chợ đầu mối Thủ Đức tiêu thụ khoảng 22.000 tấn). Xác định đây là kênh tiêu thụ trong nước chủ yếu, sản lượng tiêu thụ năm 2020 dự kiến đẩy mạnh tiêu thụ khoảng 40.000 tấn (tăng 10.000 tấn so với năm 2019).

 + Các tập đoàn phân phối có các hệ thống siêu thị như: Aoen, Central Group, Mega MarKet, Lotte, Big C, Saigon.coop, Vinmart (Masan), Happro… Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ qua kênh này khoảng 10.000 tấn;

+ Các doanh nghiệp chế biến như: Công ty Đồng Giao, Công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C, Công ty CP xuất nhập khẩu VIFOCO, Công ty TNHH một thành viên Dũng Sỹ, Công ty CP XNK Rau quả Phương Đông, Công ty CP thuốc lá và TP Bắc Giang, Công ty CP quốc tế tiến bộ AIC, Công ty TNHH Phong Sơn Tiệm -Fostico;LTD, Công ty TNHH SX TM DV Rồng Đỏ, Công ty TNHH XNK Trái cây Chánh Thu … (năm 2019 thống kê lượng tiêu thụ đạt khoảng 11.000 tấn). Sản lượng năm 2020 dự kiến đẩy mạnh tiêu thụ khoảng 15.000 tấn (tăng 4.000 tấn so với năm 2019).

+ Các tiểu thương thu mua, vận chuyển đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố bằng xe tải nhỏ (xe cóc): tiêu thụ khoảng 25.000 tấn.

 + Số còn lại khoảng 20.000 tấn đưa vào chế biến (sấy khô, đóng hộp, ép nước,…): Trước mùa vụ, đề nghị các địa phương có vải tuyên truyền, khuyến cáo đến người dân chủ động làm tốt công tác phân loại vải, đưa vải loại 2, 3 vào sấy khô để tiêu thụ dần. Đồng thời, tổ chức làm việc với các doanh nghiệp chế biến (đóng hợp, ép nước…) nâng cao công suất, tăng sản lượng, giải cứu cho người trồng vải.

- Nếu giá bán bình quân đạt dưới 10.000 đồng/kg (có lãi ít và không lãi):

+ Tập trung thu hoạch và tiêu thụ quả vải tươi đối với những vùng có quả vải đẹp, chất lượng tốt, bán được giá, có điều kiện thuận lợi thu hoạch; khuyến cáo các địa phương điều tiết sản lượng tiêu thụ theo từng trà vải cho hợp lý; + Phân loại khu vực vải có mẫu mã xấu, chất lượng kém để khuyến cáo các địa phương chuyển sang sấy khô và cung ứng cho các doanh nghiệp chế biến.

(2) Phương án 2: Trường hợp xuất khẩu đạt 80% so năm 2019 (năm 2019 xuất khẩu ước đạt khoảng 100.000 tấn)

Trong trường hợp kết quả đàm phán giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc thuận lợi, thời gian thông quan được kéo dài, khả năng xuất khẩu đạt 80%, tương ứng sản lượng là: 80.000 tấn.

Số còn lại tiêu thụ trong nước là: 80.000 tấn.

- Nếu giá bán bình quân đạt từ 10.000 đ/kg trở lên (người trồng vải có lãi): Tăng cường các hoạt động xúc tiến tiêu thụ quả vải tươi, đẩy mạnh kết nối tiêu thụ thông qua:

+ Các chợ đầu mối: Thủ Đức; Bình Điền-TP HCM, Dầu Giây-Đồng Nai, Đầu mối Nông sản Phía Nam; Bắc Thăng Long; Phùng Khoang; Long Biên-Hà Nội, Hòa Cường-Đà Nẵng… (năm 2019 thống kê mức tiêu thụ quả vải tươi đạt khoảng gần 30.000 tấn, riêng chợ đầu mối Thủ Đức tiêu thụ khoảng 22.000 tấn). Xác định đây là kênh tiêu thụ trong nước chủ yếu, sản lượng tiêu thụ năm 2020 dự kiến đẩy mạnh tiêu thụ khoảng 35.000 tấn (tăng 5.000 tấn so với năm 2019).

 + Các Tập đoàn phân phối có hệ thống các siêu thị như: Aoen, Central Group, Mega MarKet, Lotte, Big C, Saigon.coop, Vinmart (Masan), Happro… Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ khoảng 8.000 tấn;

+ Các doanh nghiệp chế biến như: Công ty Đồng Giao, Công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C, Công ty CP xuất nhập khẩu VIFOCO, Công ty TNHH một thành viên Dũng Sỹ, Công ty CP thuốc lá và TP Bắc Giang, Công ty CP quốc tế tiến bộ AIC, Công ty TNHH Phong Sơn Tiệm - Fostico;LTD, Công ty TNHH SX TM DV Rồng Đỏ, Công ty TNHH XNK Trái cây Chánh Thu,… (năm 2019 thống kê lượng tiêu thụ đạt khoảng 11.000 tấn). Sản lượng năm 2020 dự kiến đẩy mạnh tiêu thụ khoảng 12.000 tấn (tăng 1.000 tấn so với năm 2019);

 + Các tiểu thương thu mua, vận chuyển đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố bằng xe tải nhỏ (xe cóc): tiêu thụ khoảng 15.000 tấn.

+ Số còn lại khoảng 10.000 tấn chuyển sang chế biến (sấy khô, đóng hộp, ép nước,…): Từ đầu vụ thực hiện khuyến cáo các địa phương và người dân cần làm tốt công tác phân loại vải xấu để xác định chuyển tiêu thụ tươi sang sấy và chế biến đóng hộp, ép nước... (Hiện nay số lượng lò sấy tập trung chủ yếu tại địa bàn huyện Lục Ngạn, Lục Nam là khoảng gần 200 lò, công suất tối đa đạt khoảng 10.000 tấn).

- Nếu giá bán bình quân đạt từ 10.000 đ/kg trở xuống (người trồng vải có lãi ít và không lãi):

+ Tập trung thu hoạch và tiêu thụ quả vải tươi đối với những vùng quả có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, bán được giá, có điều kiện thuận lợi thu hoạch; khuyến cáo các địa phương điều tiết sản lượng tiêu thụ theo từng trà vải cho hợp lý;

+ Phân loại khu vực vải có mẫu mã xấu, chất lượng kém để khuyến cáo các địa phương chuyển sang sấy khô và cung ứng cho các doanh nghiệp chế biến.

              Đề nghị các tổ chức, các nhân liên kết sản xuất và tiêu thụ vải thiều: Chủ động thực hiện liên kết với các hộ, hợp tác xã trồng vải thiều tạo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ; triển khai dán tem, nhãn, đóng gói bao bì sản phẩm tạo thương hiệu uy tín trên thị trường. 

Trung tâm KC&XTTM Bắc Giang - tổng hợp

 

599 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
988 Sản phẩm được trưng bày
23003636
Lượt truy cập