Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

Hiệu quả từ mạnh dạn đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất mỳ gạo 

Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang là một địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, chế biến các sản phẩm nông sản, thực phẩm; trong đó, có sản phẩm truyền thống đã nổi tiếng ở thị trường trong nước cũng như ngoài nước, đó là sản phẩm mỳ gạo Chũ, đây là một trong những sản phẩm đặc trưng, chủ lực, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
Hiệu quả từ mạnh dạn đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất mỳ gạo

Nghiệm thu hỗ trợ ứng dụng dây chuyền tráng sấy liên hoàn

Sản phẩm mỳ gạo Chũ được sản xuất tập trung chủ yếu tại xã Nam Dương, hiện toàn xã có khoảng 30 doanh nghiệp, hợp tác xã chuyên sản xuất, kinh doanh, phân phối mỳ gạo; đồng thời, khoảng 500 hộ gia đình trực tiếp tham gia sản xuất. Mỳ gạo Chũ nổi tiếng chính là được làm từ gạo bao thai hồng, cùng với sự cần cù, chịu khó của người dân địa phương đã tạo nên được những sợi mỳ dai, dẻo, thơm, ngon ăn một lần là nhớ mãi. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, máy móc thiết bị dần thay thế sức lao động của con người nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, phương pháp sản xuất chính của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tại địa phương hiện nay cơ bản mới chỉ dừng lại ở phương pháp sản xuất thủ công truyền thống, sử dụng máy móc thiết bị thô sơ nên sản phẩm mỳ gạo làm ra chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt còn phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, nhất là trong công đoạn làm khô bánh tráng trong quy trình sản xuất mỳ gạo chỉ có cách duy nhất là phơi ngoài trời nắng nhờ sức nóng, sức gió của tự nhiên sẽ làm khô bánh tráng; với phương pháp này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết nếu vào mùa hè nắng to nhiệt độ ngoài trời cao sẽ khô nhanh và dễ dàng; nhưng vào mùa xuân, mùa thu, mùa đông thì bánh sẽ lâu khô, đặc biệt là mùa mưa. Ngoài ra, lúc phơi bánh ngoài trời nếu gặp trời mưa đột ngột thì sẽ bất tiện trong việc thu cất, cần nhiều sức lao động và công vận chuyển; phơi như vậy sẽ rất tốn diện tích, vệ sinh không đảm bảo vì ảnh hưởng nhiều bụi bẩn, khí thải của các phương tiện giao thông.

Nhận thấy, đây chính là những hạn chế, khó khăn để cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phân phối mỳ gạo Chũ không thể tự mình cung cấp vào các thị trường khó tính như: EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ… mà vẫn phải qua các doanh nghiệp trung gian. Do vậy, anh Nguyễn Văn Tùng - Giám đốc Hợp tác xã Mỳ chũ Bắc Giang Tùng Chi, thôn Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn đã đi khảo sát thực tế tại một số làng nghề truyền thống sản xuất mỳ gạo, bánh đa nem, miến ở một số địa phương trong nước để tìm hiểu về quy trình phơi, sấy của các làng nghề. Qua tìm hiểu, đến năm 2020, Hợp tác xã đã thực hiện đầu tư ứng dụng được 01 dây chuyền tráng sấy liên hoàn vào trong sản xuất mỳ gạo nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào thời tiết; để kịp thời động viên, khuyến khích đơn vị mạnh dạn đầu tư sản xuất, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang đã đề xuất và được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt hỗ trợ một phần kinh phí khuyến công quốc gia năm 2020 cho nội dung đầu tư mới của Hợp tác xã.

Description: C:\Users\Admin\AppData\Local\ZaloPC\1568122662935005618\ZaloDownloads\picture\4593024536140471756\z2686236768025_4514d9b24c26745a5971954d96986739.jpg

                 Sản phẩm mỳ gạo được sản xuất từ dây chuyền tráng sấy liên hoàn

Qua thời gian vận hành, sản xuất dây chuyền tráng sấy liên hoàn có nhiều đặc điểm nổi bật như: Dây chuyền tráng sấy liên hoàn được chế tạo có buồng sấy được thiết kế dựa trên nguyên lý đảo chuyền gió, giúp cho quá trình khô của các xe bánh tráng ở các vị trí khác nhau khô đồng đều hơn; nếu ở chế độ gió thuận thì gió sẽ được đưa vào buồng sấy nên hơi ẩm sau đó sẽ đưa ra bên ngoài xưởng thông qua một ống dẫn phụ; còn lại nếu ở chế độ gió nghịch, gió sẽ được đưa vào buồng sấy qua ống dẫn. Quá trình đảo chiều gió này diễn ra liên tục 30 phút/lần nên không chỉ giúp bánh khô đều mà làm cho giảm bớt hiện tượng nứt gãy do tốc độ sấy quá cao; đảm bảo nguyên tắc của tráng sấy liên hoàn là hơi nước được gia nhiệt đến nhiệt độ cao truyền qua bánh tráng, làm cho nhiệt độ của các bánh được làm nóng lên và hơi nước trong bánh sẽ bốc hơi dẫn đến bánh tráng được sấy khô. Dây chuyền tráng sấy liên hoàn được dùng kiểu nồi hơi; thiết kế thuận tiện cho việc lắp đặt, sử dụng, vận chuyển và vận hành; năng suất sản phẩm: Cao, bánh đẹp, ngon; giảm thiểu tác động của con người chạm vào sản phẩm giúp sản phẩm mỳ gạo Chũ sạch sẽ hơn.

Description: D:\DU LIEU\DU LIEU\Nam 2017\KCĐP dot 2\De an Hoi cho\Hội chợ Công nghiệp - Thương mại khu vực Bắc Trung Bộ năm 2017 tại Thanh Hóa\25086933_986540974832941_115730571_o.jpg

Sản phẩm mỳ gạo của Hợp tác xã Mỳ Chũ Bắc Giang Tùng Chi tham gia trưng bày, triển lãm tại hội chợ

Về đánh giá hiệu quả đầu tư anh Nguyễn Văn Tùng - Giám đốc Hợp tác Mỳ Chũ Bắc Giang Tùng Chi cho biết: Nếu trong cùng một thời gian nhưng do ứng dụng dây chuyền tráng sấy liên hoàn vào trong sản xuất mỳ gạo có thể tạo ra gấp 10 lần lượng sản phẩm so với cách phơi truyền thống; chất lượng bánh được cải thiện hơn rất nhiều so với phơi nắng trước đây, số lượng nhân công tiết kiệm được 80% cho quá trình phơi… Đến nay, tổng sản lượng của Hợp tác xã đạt trung bình 70 tấn/tháng, doanh thu 2,4 tỷ đồng/tháng, giải quyết việc làm cho 60 lao động làm việc trực tiếp và bao tiêu sản xuất cho 60 hộ gia đình trên địa bàn, tạo thu nhập cho người lao động làm trực tiếp cũng như được bao tiêu sản phẩm bình quân 8 triệu đồng/người/tháng. Có thể thấy được mặc dù nguồn vốn khuyến công hỗ trợ cho doanh nghiệp là không lớn nhưng đây là sự hỗ trợ rất kịp thời đối với sự phát triển của Hợp tác xã, đặc biệt trong thời kỳ khó khăn của nền kinh tế do bị ảnh hưởng rất lớn của đại dịch Covid-19./.

                                                                                                                    VŨ TRÍ KHƯƠNG - TTKC

 

 

265 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
987 Sản phẩm được trưng bày
21869415
Lượt truy cập