Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

Hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ Doanh nghiệp/HTX trên địa bàn tỉnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm thị trường, những kinh nghiệm quý báu và những giải pháp cho thời gian tới 

Trong điều kiện các doanh nghiệp/HTX trên địa bàn tỉnh cơ bản là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, nhiều hạn chế về vốn, nhân lực và phương thức sản xuất, kinh doanh. Nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho doanh nghiệp/HTX, trong những năm gần đây, tỉnh Bắc Giang đã ban hành và thực thi nhiều chính sách hỗ trợ, đặc biệt trong hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu tiêu thụ sản phẩm.
Hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ Doanh nghiệp/HTX trên địa bàn tỉnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm thị trường, những kinh nghiệm quý báu và những giải pháp cho thời gian tới

Doanh nghiệp đại diện của tỉnh Bắc Giang tham gia trưng bày tại Hội nghị kết nối doanh nghiệp Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố phía Bắc năm 2024

Cùng với các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp/HTX của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngành Công Thương cũng đã góp phần không nhỏ trong hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của tỉnh Bắc Giang, đồng thời hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp/HTX.

Với chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đầu năm đến nay, Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng cuốn sách điện tử (song ngữ Việt-Anh) và phát hành 1.000 cuốn cẩm nang (song ngữ Việt-Trung) cho 56 sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng và tiềm năng của tỉnh nhằm phục vụ công tác tuyên truyền. Tổ chức tham gia trên 30 gian hàng trưng bầy, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và sản phẩm OCOP tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hỗ trợ trực tiếp cho hơn 20 lượt doanh nghiệp tham gia các Hội chợ thương mại; mời trên 10 lượt doanh nghiệp/HTX tham gia các sự kiện kết nối cung cầu với các tỉnh thành trên cả nước. Cùng với đó, Sở Công Thương đã hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất và hỗ trợ thay đổi nhãn mác, in ấn báo bì cho trên 10 doanh nghiệp/HTX trong tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng, giảm giá thành trong sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp/HTX. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng sản phẩm của các Doanh nghiệp/HTX chiếm lĩnh trên thị trường trong nước vẫn còn ít, kiểu dáng mẫu mã chưa đa dạng và phong phú. Liên kết giữa các doanh nghiệp chưa mang lại hiệu quả cao và chưa có tính ổn định; các sản phẩm của các HTX nông nghiệp sức cạnh tranh vẫn còn còn thấp. Chưa có nhiều sản phẩm đủ điều kiện xuất khẩu. sản phẩm làm ra mới chỉ dừng lại ở thị trường tiêu thụ truyền thống, manh mún, chưa được nhiều người tiêu dùng tiếp cận và biết đến.

 

                 Khách đến thăm qiuan tại gian hàng của tỉnh Bắc Giang tại hội chợ công thương khu vực Tây Nguyên 2024

Qua thực tế hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp/HTX, ngành công thương đã rút ra được một số kinh nghiệm nhằm hỗ trợ hiệu quả hơn cho doanh nghiệp/HTX trong hoạt động xúc tiến thương mại, cụ thể: (1). Cần có sự hỗ trợ và vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị, tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, không chồng chéo; ban hành những cơ chế, chính sách phù hợp, thuận lợi cho doanh nghiệp/HTX tham gia thị trường, tiếp cận các nguồn vốn đầu tư. Thường xuyên tổ chức các hội thảo, tọa đàm giữa các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp/HTX. (2) Doanh nghiệp/HTX tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến, kết nối cung cầu trực tiếp tại các tỉnh thành phố là những hoạt động hiệu quả, tích cực nhất trong hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. (3) Hỗ trợ quảng bá sản phẩm, mở rộng thì trường cho từng từng loại hình sản phẩm phải phù hợp với từng thị trường, điều kiện kinh tế, dân cư và những văn hóa vùng miền. (4) Kinh doanh bán hàng trên các nền tảng kỹ thuật số là biện pháp kinh doanh không thể thiếu trong thời đại 4.0.

Xác định hoạt động xúc tiến thương mại là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp/HTX, là cầu nối thúc đẩy cơ hội liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp, nhà phân phối và người tiêu dùng... Để tiếp tục thực hiện tốt chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp/HTX trong thời gian tới, cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất: Tăng cường công tác tuyên truyền cho cộng đồng doanh nghiệp/HTX hiểu rõ về hoạt động xúc tiến thương mại, lợi ích mang lại từ hoạt động này để doah nghiệp/HTX phải nhận thức rõ tầm quan trọng của các hoạt động xúc tiến thương mại; tự tin, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động giao thương, kết nối cung cầu, các hội chợ, triển lãm để quảng bá, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường… từ đó đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến, xây dựng các sản phẩm có chất lượng, thương hiệu.

Thứ hai: Hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm: Đối với các doanh nghiệp/HTX sản xuất đã có hiệu quả, đã xây dựng thương hiệu, sản phẩm có uy tín, chất lượng, đã và đang tiêu thụ tốt cả thị trường trong và ngoài nước thì cần tập trung hỗ trợ là các thủ tục hành chính và pháp lý khi tham gia thị trường, hỗ trợ xây dựng và công bố các tiêu chuẩn, quy chuẩn để đáp ứng yêu cầu thị trường, hỗ trợ đẩy mạnh sự liên kết với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Đối với các doanh nghiệp/HTX còn lại khác thì không những chỉ hỗ trợ về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, mà cần hỗ trợ tổng hợp các chính sách liên quan như: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chính sách tiếp cận vốn; chính sách hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ; chính sách ưu đãi về thuế, phí và lệ phí... nhằm tạo môi trường và động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển để từ đó tham gia có hiệu quả vào các thị trường.

Thứ ba: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống, trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Đặc biệt, sự phát triển của internet và các nền tảng số đã mở ra những cơ hội to lớn cho doanh nghiệp/HTX trong việc tiếp cận thị trường, quảng bá thương hiệu và bán hàng. Do vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số đang trở thành yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển của hoạt động xúc tiến thương mại, đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Thứ tư: Tăng cường hơn nữa sự phối hợp của các cơ quan nhà nước… Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh theo chức năng của mình, tiếp tục chủ động, chỉ đạo triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu; phối hợp nghiên cứu, đề xuất các chính sách để hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp/HTX xây dựng các sản phẩm có chất lượng, đạt chuẩn OCOP. các địa phương cấp huyện, chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định rõ những sản phẩm, hàng hóa cần kết nối; tăng cường tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp/HTX, để thông tin rộng rãi sản phẩm, hàng hóa của địa phương này tới địa phương khác trong vùng.

Thứ năm: Cùng với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, các sở, ngành liên quan...thì các doanh nghiệp/HTX cần tập trung đẩy mạnh sản xuất, phải chú trọng hơn nữa việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, phù hợp với xu hướng thương mại toàn cầu. Chủ động hình thành các khu vực sản xuất tập trung và hình thành chuỗi liên kết các thành phần kinh tế với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 

P.Q.Tuấn - PGĐ trung tâm KC&XTTM Bắc Giang - tổng hợp

99 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
988 Sản phẩm được trưng bày
23119536
Lượt truy cập