Điểm cầu chính tại Bộ Công Thương
Đây là hội nghị định kỳ lần thứ 11 do Bộ Công Thương tổ chức liên tiếp hàng tháng từ tháng 7/2022 đến nay. Chương trình Hội nghị bao gồm 2 phiên chính: Phiên 1 dành cho đại diện các cơ quan địa phương (gồm Sở Công Thương Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Sơn La), Hiệp hội (Hiệp hội Rau quả Việt Nam) thông tin về vụ mùa thu hoạch, trao đổi về nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng quả vải và nhãn của các địa phương và doanh nghiệp trong năm 2023. Phiên 2 dành cho đại diện các Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Nam Ninh (Trung Quốc), Malaysia, Thái Lan, Singapore, Áo thông tin về tình hình thị trường nước ngoài và các kế hoạch xúc tiến thương mại các mặt hàng quả vải và nhãn của Việt Nam với các thị trường nước ngoài.
Với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, Hội nghị thu hút trên 300 đại biểu từ các cơ quan thuộc Bộ Công Thương, các Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, các Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và các cơ quan thông tấn, báo chí đăng ký tham dự.
|
Đ/c Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương phát biểu tại Hội nghị
|
Dự và chủ trì tại điểm cầu Bắc Giang có đồng chí Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh, UBND các huyện Lục Ngạn, Tân Yên và một số DN, hợp tác xã.
Thông tin tại Hội nghị Bộ Công Thương cho biết cả nước có tổng sản lượng vải thiều ước đạt 330 nghìn tấn, nhãn 110 nghìn tấn; trong đó dự kiến xuất khẩu khoảng 55%. Mặc dù chất lượng sản phẩm ngày càng cao, hoạt động giao thương, vận chuyển được quan tâm song do sản lượng lớn, thời gian thu hoạch ngắn nên áp lực tiêu thụ đối với vải thiều, nhãn lớn. Cùng đó, do ảnh hưởng của lạm phát nên nhu cầu tại các thị trường giảm, biến động, tiềm ẩn nhiều rủi ro; các nước yêu cầu khắt khe hơn về mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, đóng gói… nên mang đến những thách thức cho hoạt động xuất khẩu.
Trao đổi trực tuyến tại hội nghị đồng chí Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang cho biết để chuẩn bị cho mùa vụ vải thiều năm 2023, thời gian qua địa phương tập trung đầu tư chăm sóc, ứng dụng khoa học kỹ thuật nên chất lượng vải thiều Bắc Giang năm 2023 cao nhất từ trước đến nay. Ước sản lượng vải toàn tỉnh năm 2023 trên 180.000 tấn; thời gian thu hoạch vải thiều từ ngày 25/5 đến ngày 30/7/2023. Về thị trường xuất khẩu, của vải thiều Bắc Giang, Trung Quốc tiếp tục được xác định là thị trường truyền thống, thị trường tiềm năng Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Malaysia; UAE, Singapore, Trung Đông, Thái Lan, Hồng Kông...
Hiện nay tỉnh Bắc Giang đã chuẩn bị các điều kiện như: Bảo đảm nguồn vốn, điện, thùng xốp, đá cây, vệ sinh môi trường, chuẩn bị kho, bãi tập kết phương tiện vận tải, các điểm cân, mua vải thiều tập trung; Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông và các dịch vụ khác... “Bắc Giang cam kết: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp thương nhân đến Bắc Giang thực hiện chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ vải thiều trên địa bàn”.
Để hỗ trợ tiêu thụ vải thiều, Bắc Giang mong muốn Bộ Công Thương tiếp tục đàm phán với các cơ quan chức năng, và các quốc gia để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu vải thiều; hỗ trợ, thúc đẩy tiêu thụ vải thiều Bắc Giang trên các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước. Các Thương vụ, chi nhánh Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài có định hướng giúp tỉnh trong các hoạt động xúc tiến tiêu thụ, đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều vào thị trường các nước. Hỗ trợ thông tin về tình hình thị trường, chính sách nhập khẩu, quy trình thủ tục, chứng nhận chất lượng, vệ sinh thực phẩm… tại thị trường các nước đối với vải thiều, các sản phẩm chế biến từ vải thiều.
Phiên họp thứ 2 các thương Việt Nam tại các nước đã tập trung thông tin về thị trường và nhu cầu thị trường sở tại đối với mặt hàng vải thiều và nhãn. Trong đó đặc biệt là vải thiều Bắc Giang. Ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, hiện vải thiều là 1 trong 7 sản phẩm hoa quả tươi được nhập khẩu chính ngạch vào thị trường Hoa Kỳ. Đây là thị trường lớn, trọng điểm, sức mua lớn song do khoảng cách địa lý, thời gian vận chuyển kéo dài từ 28-30 ngày theo đường biển nên lượng vải thiều đến người tiêu dùng Hoa Kỳ còn khiêm tốn. Để khai thác thị trường này, cùng với tuân thủ nghiêm các quy định về nhãn mác, các chỉ tiêu kiểm định mẫu, các cơ quan, đơn vị liên quan cần đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện hồ sơ đề nghị phê duyệt trung tâm chiếu xạ tại TP Hà Nội, góp phần giảm thời gian vận chuyển.
Đối với thị trường Trung Quốc, ông Nguyễn Hữu Quân, đại diện chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh (Trung Quốc) cho biết, Thương vụ đã chủ động phối hợp tổ chức các buổi làm việc giữa các địa phương với nước bạn, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu trái cây nói chung, vải thiều nói riêng qua các cửa khẩu. Để sản phẩm không bị quay đầu, các ngành, địa phương, DN cần quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất từ trồng trọt, chăm bón đến thu hoạch, bảo đảm các sản phẩm đủ tiêu chuẩn...
Đối với việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, một số ý kiến đề nghị Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc hỗ trợ kết nối giao thương; thông tin đến các DN, thương hội, thương nhân sang ký kết, thu mua, tiêu thụ vải thiều.
Ý kiến tại Hội nghị, Thương vụ Việt Nam tại Singapore nhấn mạnh, việc xuất khẩu nông sản nói chung và đặc biệt là sản phẩm vải thiều nói riêng từ Việt Nam vào các nước, cần được các địa phương giám sát kỹ từ khâu chăm sóc đến thu hoạch đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường. Bởi kinh nghiệm cho thấy, khi đưa vào thị trường Singapore kiểm định không đủ điều kiện nhập khẩu thì việc sau này lấy lại uy tín rất khó. Không những vậy, việc đó không chỉ làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu nông sản của quốc gia.
Tiếp đó các Bộ, ngành trung ương tiếp tục đàm phán xuất khẩu chính ngạch trái vải thiều tươi và nhãn với các nước trong khu vực và trên thế giới; quan tâm, hỗ trợ triển khai công nghệ sấy, chế biến để quả vải thiều sau chế biến vẫn giữ được hương vị, màu sắc, chất lượng phục vụ các thị trường trong và ngoài nước.
|
Thứ Trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại Hội nghị |
ập trung thu hoạch trong tháng 6 và 7.Để hỗ trợ các địa phương, đồng chí đề nghị các cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cần đa dạng hình thức dự báo thị trường và sản phẩm xuất khẩu; đa dạng kênh phân phối, trong đó coi hình thức phân phối qua thương mại điện tử là giải pháp lâu dài.
Duy trì, phát triển thị trường Trung Quốc theo hướng không chỉ tại các địa phương gần đường biên mà cần đi sâu hơn vào nội địa. Phát triển thị trường trong khối ASEAN để mở rộng thị trường nhằm khai thác lợi thế về khoảng cách địa lý cũng như nét văn hoá tương đồng. Đối với các thị trường khó tính, xa, có yêu cầu khắt khe cần tiếp cận bài bản, phân khúc sản phẩm cao cấp hơn; quan tâm nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm.
Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, các ngành, địa phương để XTTM nói chung, thị trường nội địa nói riêng các sản phẩm có tính mùa vụ cao, trước hết là vải thiều và nhãn. Các hoạt động hỗ trợ trong xuất khẩu, tiêu thụ cũng sẽ đổi mới theo hướng kịp thời, đi vào thực chất.
Đồng chí đề nghị, quá trình XTTM, các địa phương cần chủ động, kịp thời đề xuất các giải pháp hỗ trợ, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, thực chất; đổi mới công tác XTTM cũng như sản phẩm xuất khẩu, trong đó quan tâm liên kết, hướng đến chuỗi giá trị sâu hơn, hiệu quả hơn.
Hải Yến - Trung tâm KC &XTTM Bắc Giang