Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

Hội nghị ngành công thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc 

Sáng 24/5, tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, Bộ Công Thương phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ VI – năm 2019. Tham dự Hội nghị, về phía Bộ Công Thương có các đồng chí: Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công Thương; Ngô Quang Trung, Cục trưởng Cục Công thương địa phương; về phía thành phố Hải Phòng có đồng chí Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND thành phố và đại diện lãnh đạo UBND, Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công 28 tỉnh, thành khu vực phía Bắc
Hội nghị ngành công thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc

          Hội nghị đã tổng kết kết quả hoạt động của ngành Công Thương của 28 tỉnh năm 2018 và 4 tháng đầu năm 2019. Cụ thể: Năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng tăng trưởng 14,9%, 4 tháng đầu năm 2019 tăng 9,7%. Nhiều địa phương thể hiện được vai trò đầu tàu về phát triển công nghiệp của vùng và cả nước như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hà Tĩnh. Đáng chú ý, số khu công nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hiện có 402 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 14,521 ha, thu hút được 6.553 dự án đầu tư sản xuất, tạo việc làm cho khoảng trên 382.000 lao động; về thương mại, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ khu vực phía Bắc năm 2018 tăng trưởng 11,8%, 4 tháng đầu năm tăng 13%. Trong đó, nhiều địa phương có mức tăng trưởng cao hơn so với mức tăng trưởng chung của toàn khu vực: Hòa Bình tăng 19,3%, Quảng Ninh tăng 18,6%, Điện Biên tăng 17%, Hà Nam tăng 15,2%, Hải Phòng tăng 14,91%, Vĩnh Phúc tăng 14,3%, Phú Thọ tăng 14,1%… Các địa phương chiếm tỷ trọng cao trong toàn khu vực là Hà Nội với 33,96%, Hải Phòng chiếm 7,79%; Thanh Hóa chiếm 6,29%; Quảng Ninh chiếm 5,86%, Nghệ An chiếm 5,29%. Kim ngạch xuất khẩu cũng liên tục tăng nhanh, năm 2018 đạt mức tăng trưởng 18,2%. Trong đó, các địa phương đạt tổng kim ngạch xuất khẩu ở mức cao, chiếm tỷ trọng lớn so với toàn khu vực là Bắc Ninh đạt 34,9 tỷ USD, chiếm 27,46%; Thái Nguyên đạt 25 tỷ USD chiếm 19,72%; Hà Nội đạt 14,2 tỷ USD, chiếm 11,2%, Hải Phòng đạt 11,6 tỷ USD chiếm 9,15%. Ở tất cả các địa phương, các loại hình thương mại văn minh, hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại từng bước làm thay đổi nhận thức và thói quen mua sắm của người dân.

             Bên cạnh những kết quả đạt được thì còn rất nhiều khó khăn trước mắt cần phải nhìn nhận và khắc phục. Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An chỉ ra, ngành Công Thương khu vực đang có những dấu hiệu bất thường khi giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) có dấu hiệu chững lại. Nếu như năm 2018, giá trị SXCN của vùng đạt cao nhất so với các khu vực trên cả nước thì mức tăng của những tháng đầu năm 2019 thấp.“Dấu hiệu này là cảnh báo khó khăn trong việc hoàn thành kế hoạch sản xuất công nghiệp, thương mại của vùng trong năm 2019. Nếu không tìm ra giải pháp hữu hiệu và sớm triển khai sẽ không chỉ kéo thấp mức tăng trưởng của vùng mà còn ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng của cả nước”.

           Cùng quan điểm với Thứ trưởng Bộ Công Thương, ý kiến tham luận của đại diện của tỉnh Bắc Ninh chỉ ra một số khó khăn là ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,  tập đoàn lớn, đa quốc gia, như tập đoàn Samsung tại Bắc Ninh “Chỉ samsung ốm nhẹ thôi là tỉnh sẽ lao đao”, ông Nguyễn Tiến Nhường - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh nói. Hay như ý kiến của ông ông Nguyễn Công Trưởng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn về xuất khẩu qua các nước lớn như Trung Quốc trong một trường hợp là xiết chặt quản lý truy xuất nguồn gốc hàng hoá xuất khẩu qua đường biên như 2 năm gần đây đã khiến sản lượng xuất khẩu hàng hoá qua cửa khẩu giảm mạnh. Và còn rất nhiều những khó khăn tồn tại của những địa phương khác cũng được nêu ra trong Hội nghị

         Để giải quyết phần nào khúc mắc của các đại biểu, Thứ trưởng Đặng Hoàng An phát biểu chỉ đạo: Trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ, Bộ Công Thương sẽ đồng hành và gỡ khó tối đa  cho các địa phương. Tuy nhiên, với những khó khăn đã được nhận diện các địa phương sớm triển khai giải pháp, tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại. Đồng thời yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, hợp tác, vận động xúc tiến đầu tư, kinh nghiệm giải quyết khó khăn cho các dự án công nghiệp; cung cấp thông tin về năng lực, các sản phẩm công nghiệp trên địa bàn; cơ chế phối hợp với Ban Quản lý khu, cụm công nghiệp; công tác xây dựng, triển khai quy hoạch, đề án phát triển lĩnh vực công nghiệp, thương mại, thực hiện hiệu quả các đề án khuyến công. Các Sở Công Thương thường xuyên thông tin và trao đổi, mời các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, hội nghị kết nối cung cầu cấp khu vực cũng như cấp vùng

          Cuối Hội nghị, Ban tổ chức đã trao cờ luân lưu tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ VII- Năm 2020 cho Sở Công Thương Thái Nguyên./.

Nguyễn Văn Tiến - Trung tâm KC&XTTM

             

sản lượng xuất khẩu hàng hoá qua cửa khẩu giảm mạnh. Và còn rất nhiều những khó khăn tồn tại của những địa phương khác cũng được nêu ra trong Hội nghị

701 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
988 Sản phẩm được trưng bày
23005838
Lượt truy cập