Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

Hội nghị trực tuyến kết nối nông sản với đường sắt và đường hàng không 

Chiều ngày 8/9, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) phối hợp với Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA), Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (VITIC), Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã tổ chức hội nghị trực tuyến kết nối doanh nghiệp Nông sản - Đường sắt - Hàng không.
Hội nghị trực tuyến kết nối nông sản với đường sắt và đường hàng không

                                               Hội nghị trực tuyến kết nối doanh nghiệp Nông sản - Đường sắt - Hàng không.      

           Tiếp nối thành công của Hội nghị trực tuyến logistics với thương mại nông sản vào tháng 8 vừa qua, hội nghị lần này được tổ chức với chủ đề "Nông sản với đường sắt và đường hàng không" tổ chức nhằm giới thiệu một góc nhìn sâu hơn, toàn diện hơn về hoạt động vận chuyển bằng đường sắt và đường hàng không; Cung cấp thông tin về những hỗ trợ của các doanh nghiệp logistics cho các doanh nghiệp kinh doanh nông sản; Kết nối trực tiếp giữa cung và cầu giảm thiểu chi phí logistics, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, giúp ngành nông nghiệp Việt Nam vươn lên một vị thế mới trên bản đồ nông nghiệp toàn cầu.

            Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương cho biết, nông sản là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, trong đó có nhiều mặt hàng nằm trong nhóm xuất khẩu lớn như gạo, hạt điều, cà phê, cao su, bột sắn,…

            Bên cạnh những thành tựu đạt được, xuất khẩu nông sản Việt Nam cũng đang đối diện với những khó khăn, thách thức. Hoạt động logistics đối với nông sản đang là một trong những yếu tố khiến cho nông sản Việt khó phát huy được lợi thế cạnh tranh.

           Với phương thức vận chuyển hàng nông sản, hàng lạnh thì được doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn nhờ sự linh hoạt, thời gian vận chuyển nhanh, nhất là đối với những thị trường có chung đường biên giới với nước ta. Tiếp sau là đường biển do chi phí thấp, thích hợp và việc xuất khẩu sang các thị trường xa và các mặt hàng có tính thời vụ thấp.

           Đối với đường sắt và đường hàng không hiện chưa được sử dụng nhiều do hàng không thì chi phí cao chưa phù hợp với các mặt hàng nông sản giá trị thấp, đường sắt thì thiếu kết nối linh hoạt...

           Tại hội nghị, ý kiến của nhiều đại biểu cho rằng, việc chỉ tập trung khai thác vận tải đường bộ trong vận chuyển hàng hóa nông sản xuất khẩu đã ảnh hưởng nhất định đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam do chi phí vận tải đường bộ khá cao, bên cạnh đó vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ tại khu vực cửa khẩu do năng lực thông quan tại các cửa khẩu không đáp ứng được lượng hàng hóa xuất khẩu lớn khi vào dịp cao điểm.

          Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 có những diễn biến phức tạp trên thế giới và ở Việt Nam, các ngành vận tải hàng không, đường sắt là những ngành chịu tác động nặng nề do lượng hành khách đi lại sụt giảm.

          Để phát triển mạnh xuất nhập khẩu hàng nông sản, ngành đường sắt đang tích cực làm việc với các nước liên quan để thống nhất các giải pháp kỹ thuật kết nối, thông tin, giá cước, biểu phí dịch vụ để đưa ra mức giá hợp lý cho khách hàng.

          Đồng thời, cần đầu tư mạnh vào hệ thống logistics phục vụ lưu trữ, bảo quản, thông quan bảo đảm chất lượng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam….Khuếch trương chính sách "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" trong vận chuyển và phân phối sản phẩm.

           Mặc dù còn nhiều thách thức, nhưng thị trường vận tải hàng không Việt Nam vẫn có nhiều tiềm năng cho sự phát triển bền vững và lâu dài, phụ vụ cho việc sản xuất, lưu thông và phân phối các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.

          Trung tâm KC&XTTM

526 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
987 Sản phẩm được trưng bày
21851104
Lượt truy cập