Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

Lớp tập huấn “Nâng cao kiên thức về phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm đăc sản, xây dựng mỗi xã, phường một sản phẩm” trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. 

Sáng 11/8/2016 tại hội trường UBND xã Cao Thượng – Huyện Tân Yên – Tỉnh Bắc Giang, Trung tâm xúc tiến thương mại Bắc Giang (Sở công thương Bắc Giang) đã mở lớp tập huấn cho gần 60 học viên là các tổ chức, cán bộ xã phường thị trấn, doanh nghiệp, HTX, các làng nghề, các hộ kinh doanh cá thể, hộ sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện kiến thức về phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm đặc sản, xây dựng “mỗi xã, phường một sản phẩm” trên địa bản huyện Tân Yên.
Lớp tập huấn “Nâng cao kiên thức về phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm đăc sản, xây dựng mỗi xã, phường một sản phẩm” trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
Khai mạc lớp tập huấn: ông Võ Thanh Sang – Phó giám đốc TT XTTM lên tuyên bố lý do tổ chức lớp tập huấn và tầm quan trong của lớp tập huấn, lớp tập huấn nhằm đem lại cho học viên những kiến thức về chuỗi giá trị sản phẩm và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của địa phương mình.
Với khối lượng kiến thức về chuỗi giá trị sản phẩm đặc sản, xây dựng “mỗi xã, phường một sản phẩm” trên địa bàn huyện Tân yên, tỉnh Bắc Giang. Giảng viên: TS Phùng Văn Minh – nguyên phó giám đốc sở kể hoạch đầu tư Bắc Giang đã giúp học viên nắm bắt được một số vấn đề chung về phát triển chuỗi giá trị sản phẩm đặc sản, xây dựng mỗi xã phường một sản phẩm đặc biệt.
Tại sao lại triển khai đề  án OCOP “ mỗi xã, phường một sản phẩm”. đây là mô hình học tập từ phong trào làm kinh tế của Nhật Bản. Phong trào này được triển khai ở trên 40 quốc gia như Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan,…Ở Việt Nam đã triển khai một số tỉnh như Quảng Ninh, Hà Nội, Bến Tre,.. và dự án này đang bắt đầu triển khai tại Bắc Giang.
Giảng viên Phùng Văn Minh cho bà con hiểu thế nào là đề án OCOP, sản phẩm OCOP là gì, cách chọn sản phẩm OCOP như thế nào khả thi?
Mục tiêu của đề án OCOP nhằm:
Thực hiện việc phát triền hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống có lợi thế ở tât cả các vùng, miền địa phương trong tỉnh, nhất là khu vực nông thôn với mục đích tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.
Thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “ kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong bộ tiêu trí quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân, nhất là người dân nông thôn, để hạn chế người dân nông thôn di cư ra thành phố kiếm sống, bảo vệ môi trườn và ổn định xã hội nông thôn
Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc trong điều kiện hội nhập ngày cáng sâu rộng.
Chương trình tập huấn này nằm trong giai đoạn khởi động của đề án OCOP là tuyên truyền sâu rộng đến các cấp, các nghành, các tổ chức kinh tế: HTX, Doanh nghiệp, Hộ sản xuất kinh doanh, người dân biết được, hiểu được để đăng ký tham gia đề án.
Trong 01 ngày tập huấn cho học viên, Giảng viên đã truyền đạt cho học viên hiểu được đề án OCOP là như thế nào? Tầm quan trọng của nó với bà con trong sản xuất và phát triển chuỗi hàng hóa của địa phương.
Sau buổi tập huấn, các học viên được tham dự lớp thực tế 01 ngày để tham quan và học tâp các mô hình sản xuất theo đề án OCOP tại tỉnh Ninh Bình vào ngày 12/8/2016.
 
 (Nguyễn Thị Hoạt- XTTM)
3970 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
987 Sản phẩm được trưng bày
21870466
Lượt truy cập