Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

QUY ĐỊNH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI ĐÀI LOAN 

Đài Loan được đánh giá là một trong những thị trường nhiều tiềm năng đối với xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam
QUY ĐỊNH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI ĐÀI LOAN

1. Quan hệ thương mại với Việt Nam

Đài Loan được đánh giá là một trong những thị trường nhiều tiềm năng đối với xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam. Dù diện tích nhỏ với dân số 23,57 triệu người nhưng nền kinh tế Đài Loan rất phát triển. Theo cơ quan thống kê Đài Loan (DGBAS), nhu cầu nội địa, tiêu dùng cá nhân tại Đài Loan tăng trưởng 2,08% trong năm 2018.

Trong khi đó, điều kiện sản xuất nông nghiệp của Đài Loan không được thuận lợi, thường phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu. Do đó, thị trường này mở ra nhiều cơ hội đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản của Việt Nam. Tuy nhu cầu thị trường được đánh giá ở mức cao, song nông, lâm, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Đài Loan vẫn còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng. Tỷ trọng hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam vào Đài Loan còn thấp.

Thống kê số liệu từ hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Đài Loan năm 2018 trên 3,15 tỷ USD, tăng 22,4% so với năm 2017, nhưng chỉ có 8/41 mặt hàng có giá trị xuất khẩu đạt trên 100 triệu USD.

Một trong những nguyên nhân khiến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Đài Loan vẫn ở mức thấp là hàng rào kỹ thuật của Đài Loan có khá nhiều quy định, yêu cầu cao đối với các sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam.

Trong đó, rào cản lớn nhất đối với hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu sang thị trường Đài Loan chính là mức thuế quan nhập khẩu rất cao hiện được Đài Loan áp dụng theo mức cam kết trong WTO.

 

2. Thuế quan

Thuế quan nhập khẩu đối với nông sản hiện được Đài Loan áp dụng theo mức cam kết trong WTO, và cao hơn nhiều so với mức thuế quan của các thị trường có ký Hiệp định thương mại (FTA) với Việt Nam. Đến nay, Việt Nam và Đài Loan chưa có FTA.

Hiện Đài Loan vẫn áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với các nông sản: lê Đông phương, chuối tiêu, nhung hươu, đậu đỏ, sữa dạng lỏng, lạc, tỏi, nấm hương khô, rau kim châm, dừa, cau, dứa, xoài, bưởi, cùi nhãn, gạo ăn.

 

3. Biện pháp phòng vệ đặc biệt (Special safeguards - SSG)

Là biện pháp trưng thu thêm thuế quan đối với phần vượt mức mà Đài Loan hiện áp dụng đối với một số nông sản nhạy cảm nhập khẩu. Những nông sản thuộc danh mục này khi lượng nhập khẩu lũy kế vượt quá số lượng cơ bản đã quy định, hoặc khi giá nhập khẩu thấp hơn giá cơ bản đã quy định thì sẽ bị đánh thuế ngoài hạn ngạch.

Danh mục nông sản bị Đài Loan áp dụng biện pháp phòng vệ đặc biệt gồm có: lạc, lê Đông phương, đường, tỏi, cau, thịt gà (gồm đùi, cánh và thịt gà miếng khác), sữa dạng lỏng (gồm sữa tươi và sữa dạng lỏng khác), sản phẩm tạp vụn của động vật (gồm tạp vụn của gia cầm và tạp vụn của gia súc), đậu đỏ, nấm hương khô, bưởi, hồng, rau kim châm khô, thịt lợn bụng, lườn, gạo ăn (gồm thóc, gạo xay, gạo trắng và sản phẩm chế biến từ gạo).

 

4. Kiểm dịch động, thực vật

a. Về động vật:

- Đối với động vật:

+ Cấm nhập khẩu: Căn cứ “Điều kiện kiểm dịch nhập khẩu động vật và sản phẩm động vật” (Điều 4), một số động vật đến từ vùng có một số dịch bị cấm nhập khẩu. Do Việt Nam chưa được Ủy ban Nông nghiệp Đài Loan công bố nhận định là vùng phi dịch bệnh, nên động vật có móng guốc đôi, móng guốc đơn và gia cầm, chim hiện đều chưa được nhập khẩu vào Đài Loan.

+ Nhập khẩu có điều kiện: Các động vật khác (bao gồm cá sống và trứng thụ tinh, động vật giáp xác sống, động vật nhuyễn thể sống) thì phải qua kiểm dịch, đạt yêu cầu mới được nhập khẩu.

Đối với động vật hoang dã nhập khẩu thì căn cứ theo Luật bảo vệ động vật hoang dã (Điều 24) và Quy định chủ yếu về thẩm định kiểm tra xuất nhập khẩu động vật hoang dã sống, phải được cơ quan chủ quản cấp trung ương đồng ý mới được nhập khẩu. Người nhập khẩu trước hết phải xin cơ quan chủ quản cấp văn bản đồng ý cho nhập rồi mới được tiến hành nhập khẩu.

- Đối với sản phẩm động vật:

+ Cấm nhập khẩu: Căn cứ “Điều kiện kiểm dịch nhập khẩu động vật và sản phẩm động vật” (Điều 6), một số sản phẩm động vật đến từ vùng có một số dịch (dịch lở mồm long móng, dịch trâu bò, dịch lợn, dịch cúm gia cầm…) bị cấm nhập khẩu, nên các sản phẩm động vật nêu trên xuất xứ từ Việt Nam cũng không được nhập khẩu vào Đài Loan.

+ Nhập khẩu có điều kiện: Các sản phẩm động vật khác (bao gồm sản phẩm cá đông lạnh chưa bỏ nội tạng) thì phải qua kiểm dịch, đạt yêu cầu mới được nhập khẩu.

b. Về thực vật:

- Cấm nhập khẩu: Theo “Quy định kiểm dịch đối với thực vật hoặc sản phẩm thực vật nhập khẩu”, một số thực vật hoặc sản phẩm thực vật bị cấm nhập khẩu. Việt Nam là vùng dịch có các sinh vật có hại đối với lúa (Rice hoja blanca virus; Rice dwarf virus; Ditylenchus angustus; Radopholus similis; R.citrophilus), đối với chuối (Ralstonia solanacearum Rce2; Fusarium oxysporum f.sp.cubense Race 2 & Race 3; Banana bractmosaic virus; Banana streak virus), đối với giống quả chanh (Sternochetus mangiferae), đối với quả đào (Bactrocera minax), đối với quả khế (Bactrocera carambolae), đối với quả đu đủ (Bactrocera papayae), đối với bệnh bỏng lửa (Erwinia amylovora), nên các thực vật và sản phẩm của thực vật đó (như cây lúa nước, cây chuối, các quả tươi) bị cấm nhập khẩu vào Đài Loan.

- Nhập khẩu có điều kiện: Tại “Quy định kiểm dịch đối với thực vật hoặc sản phẩm thực vật nhập khẩu” có quy định điều kiện kiểm dịch đối với thực vật hoặc các sản phẩm thực vật nhập khẩu có điều kiện. Các sản phẩm có vật kiểm dịch có sức sinh sôi chưa từng nhập khẩu từ các nước, khu vực hoặc các sản phẩm đã quá 5 năm không nhập khẩu, thì cần cung cấp tư liệu liên quan phục vụ công tác đánh giá rủi ro, sau khi được cơ quan kiểm dịch thực vật cho phép, mới được nhập khẩu.

“Danh mục các thực vật hoặc sản phẩm thực vật xuất xứ Việt Nam được phép nhập khẩu vào Đài Loan” (xem tại Phụ lục). Các thực vật hoặc sản phẩm thực vật trong Danh mục này khi nhập khẩu vào Đài Loan phải xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam cấp để xin kiểm nghiệm với cơ quan kiểm dịch Đài Loan. Ngoài ra, do Việt Nam là vùng phát sinh các sinh vật có hại như Phthorimaea operculella, Rhizoglyphus echinopsis, nên các sản phẩm thực vật trong Danh mục nêu trên nếu có các sinh vật có hại này, thì trên giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Việt Nam cấp phải có ghi chú các điều kiện kiểm dịch liên quan, đồng thời qua kiểm dịch tại chỗ đạt yêu cầu mới được nhập khẩu.

- Tự do nhập khẩu: Các sản phẩm thực vật không cần phải xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của cơ quan kiểm dịch Việt Nam như gỗ chế biến, do chủng loại nhiều, nên trước khi nhập khẩu từ Việt Nam cần có văn bản gửi cơ quan kiểm dịch thực vật Đài Loan để xác nhận.

 

5. Biện pháp kiểm tra, kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo “Luật quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm” của Đài Loan, những sản phẩm nào thuộc diện phải kiểm tra, kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm thì phải tiến hành kiểm tra, kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt yêu cầu mới được nhập khẩu.

Sau đây là thông tin về những biện pháp quản lý nhập khẩu đối với nông sản Việt Nam từ góc độ vệ sinh an toàn thực phẩm (Nguồn: Tổng cục quản lý thực phẩm dược phẩm Đài Loan - TFDA. Cập nhật ngày 26/7/2017):

 

a. Biện pháp quản lý đối với nông sản Việt Nam:

Thời điểm

áp dụng quản lý

CCC code

Tên sản

phẩm

Biện pháp

quản lý

Nội dung

quản lý

Ghi chú

26/3/2008

0902.20.00.00-5

Trà xanh

(chưa lên

men), mỗi

bao trên 3kg

Kiểm

nghiệm từng

Dư lượng

thuốc bảo

vệ thực vật

 

-nt-

0902.10.00.00-7

-nt-

-nt-

-nt-

 

21/10/2011

0708.10.00.00-3

Đậu ván

(wandou)

tươi

Kiểm

nghiệm từng lô

Dư lượng

thuốc bảo

vệ thực vật

 

06/08/2015

0902.40.90.00-2

Trà đen

khác (lên

men) và một

số trà lên

men, mỗi

bao trên 3kg

Khi xin nghiệm thực phẩm cần

xuất trình báo cáo kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

 

 

13/02/2017

0910.30.00.00-3

Nghệ

Tăng cường

kiểm nghiệm xác xuất

 

Đến

12/08/2017

(ngày NK)

19/06/2017

0904.11.10.00-2

Hồ tiêu đen

Tăng cường

kiểm nghiệm xác xuất

 

Đến

18/12/2017

(ngày nhập

khẩu)

 

 

b. Biện pháp quản lý đối với thực phẩm chế biến:

 

Thời điểm

áp dụng quản lý

CCC Code

Tên sản

phẩm

Biện pháp

quản lý

Nội dung

quản lý

13/04/2011

 

Xì dầu

Kiểm nghiệm

từng lô

Chất

3 MCPD

13/10/2014

1501.10.00.00-0

Mỡ lợn chín (trừ HS0209 hoặc 1503)

Tạm ngưng thụ lý kiểm nghiệm

 

13/10/2014

1501.20.00.00-8

Mỡ lợn khác (trừ HS0209 hoặc 1503)

Tạm ngưng thụ lý kiểm nghiệm

 

13/10/2014

1502.10.10.00-7

Mỡ bò, cừu trừ HS1503, đã nấu chế, hàm lượng

a-xit không quá 1

Tạm ngưng thụ lý kiểm nghiệm

 

13/10/2014

1502.10.20.00-5

Mỡ bò, cừu trừ HS1503, đã nấu chế, hàm lượng

a-xit vượt quá 1

Tạm ngưng thụ lý kiểm nghiệm

 

13/10/2014

1502.90.00.00-2

Mỡ bò, cừu trừ HS1503, chưa nấu chế

Tạm ngưng thụ lý kiểm nghiệm

 

13/10/2014

1503.00.11.00-7

Mỡ cứng lợn, bò, cừu, hàm lượng

a-xit không quá 1

Tạm ngưng thụ lý kiểm nghiệm

 

13/10/2014

1503.00.12.00-6

Mỡ cứng lợn, bò, cừu, hàm lượng

a-xit không quá 1

Tạm ngưng thụ lý kiểm nghiệm

 

13/10/2014

 

Dầu mỡ ăn (trừ dầu

(mỡ) bò, lợn, cừu)

Khi xin kiểm nghiệm cần xuất trình văn bản chứng minh vệ sinh thực phẩm dùng cho người do cơ quan chủ quản vệ sinh nước xuất khẩu cấp

 

 

 

c. Biện pháp quản lý đối với thịt gia súc, gia cầm:

Tên sản

phẩm

Phạm vi có thể

nhập khẩu

Ghi chú

Sản phẩm

thịt bò

1602.20.20.20.8-A

1602.50.10.20.3

- Sản phẩm liệt kê đã từng nhập khẩu ở bên trái, phải xin TFDA kiểm nghiệm thực phẩm nhập khẩu.

- Ngoài việc phải xin TFDA kiểm nghiệm đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm theo luật liên quan ra, còn

phải đáp ứng được yêu cầu quy định liên quan của các cơ quan chủ quản khác như Cục kiểm dịch phòng dịch,

sản phẩm mới được nhập khẩu.

Sản phẩm

thịt lợn

1602.20.20.20.8-B

1602.49.20.92.8

- Sản phẩm liệt kê đã từng nhập khẩu ở bên trái, phải xin TFDA kiểm nghiệm thực phẩm nhập khẩu.

- Ngoài việc phải xin TFDA kiểm nghiệm đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm theo luật liên quan ra, còn

phải đáp ứng được yêu cầu quy định liên quan của các cơ quan chủ quản khác như Cục kiểm dịch phòng dịch,

sản phẩm mới được nhập khẩu.

Sản phẩm

thịt gia cầm

1602.32.20.20.4

- Sản phẩm liệt kê đã từng nhập khẩu ở bên trái, phải xin TFDA kiểm nghiệm thực phẩm nhập khẩu.

- Ngoài việc phải xin TFDA kiểm nghiệm đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm theo luật liên quan ra, còn

phải đáp ứng được yêu cầu quy định liên quan của các cơ quan chủ quản khác như Cục kiểm dịch phòng dịch,

sản phẩm mới được nhập khẩu.

 

(Thông tin từ Ủy ban Nông nghiệp Đài Loan)

 

Danh mục các thực vật hoặc sản phẩm thực vật xuất xứ Việt Nam được phép nhập khẩu vào Đài Loan

STT

Tên sản phẩm

Ghi chú (Tạm dịch)

1

Cả cây

Phalaenopsis spp.

Lan hồ điệp

2

Schlumbergera bridgesii

Bộ phận trên mặt đất

Lan càng cua

3

Dianthus caryophyllus

Cẩm chướng

4

Rosa spp.

Hoa hồng

5

Rumohra adiantiformis

Lisa quyết, Leather leaf fern,

dương xỉ

6

Cymbopogon citratus

Cây xả

7

Dracaena sanderiana

Vạn niên thanh

8

Phrynium placentarium

Lá dong

9

Asparagus officinalis

Măng tây

10

Chrysanthemum spp.

Hoa cúc

11

Dendranthema spp.

Hoa cúc

 

Đài Loan là quốc gia cũng có những tiêu chuẩn, quy định khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm nghiệm kiểm dịch đối với hàng nông lâm thủy sản nhập khẩu. Những quy định này cũng thường xuyên được điều chỉnh, sửa đổi, gây không ít khó khăn cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Hàng hóa luôn phải đảm bảo chất lượng, đầy đủ các chứng từ, chứng chỉ liên quan như C/O, giấy chứng nhận kiểm dịch, xác định dư lượng hóa chất trong sản phẩm liên quan đến nông nghiệp…

Nghiên cứu về thị trường tiêu dùng của Đài Loan, người Đài Loan thường sống cùng gia đình trong những căn hộ nhỏ và các khu chung cư thường có siêu thị mua sắm, nên hàng hóa được phân phối ở siêu thị là chính. Người Đài Loan thường ít dự trữ thực phẩm, do đó đóng gói hàng hóa nên nhỏ gọn, thiết kế đẹp mắt, kèm đầy đủ hướng dẫn sử dụng.

Thu nhập ngày càng tăng, người tiêu dùng Đài Loan hướng tới thử nghiệm những sản phẩm mới, nên khi đưa hàng hóa vào Đài Loan, khâu quảng cáo, cung cấp thông tin rất quan trọng vì sản phẩm được cung cấp đầy đủ thông tin khiến người tiêu dùng tin tưởng hơn.

Đáng chú ý, từ cuối năm 2014 Đài Loan đã công bố áp dụng “Biện pháp quản lý tạm thời đối với mặt hàng dầu mỡ nhập khẩu” của Việt Nam, tạm dừng nhập khẩu các sản phẩm dầu, mỡ bò, lợn, dê, cừu từ Việt Nam. Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan đàm phán để phía Đài Loan dỡ bỏ lệnh cấm này. Kết quả, Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan đã chính thức công bố sửa đổi nội dung phụ lục 3 và Điều 8 của “Biện pháp thực hiện kiểm tra có tính hệ thống đối với thực phẩm nhập khẩu”. Theo đó, xóa bỏ lệnh cấm nhập khẩu tạm thời đối với sản phẩm dầu mỡ có nguồn gốc động vật của Việt Nam.

Từ ngày 1/1/2019,  sản phẩm dầu, mỡ có nguồn gốc từ động vật của Việt Nam nếu đáp ứng được các yêu cầu kiểm tra có tính hệ thống và Bộ Tiêu chuẩn nhập khẩu của Đài Loan sẽ được phép nhập khẩu vào Đài Loan.  

 

6. Thông tin đáng chú ý về thị trường Đài Loan

Các loại thực phẩm như gạo, đậu nành, thủy sản và thịt lợn vẫn là những nguyên liệu chính trong bữa ăn hàng ngày của người Đài Loan. Thêm vào đó, người tiêu dùng Đài Loan có tỷ lệ tiêu thụ hoa quả trên đầu người cao nhất thế giới. Họ ưa thích các loại quả như khế, đu đủ và dưa hấu. Các loại thực phẩm như mù tạt xanh, đậu đen, đậu phụ, há cảo/ sủi cảo và mì cũng là những món chính trong bữa ăn của người Đài Loan.

Người tiêu dùng Đài Loan vẫn rất thận trọng với việc tiêu dùng các sản phẩm biến đổi gen (GM). Việc dán nhãn các loại thực phẩm GM là một quy định pháp lý ở Đài Loan nhưng vẫn còn có khoảng cách về lòng tin giữa người tiêu dùng với chính quyền về phạm vi sử dụng các yếu tố GM trong thực phẩm và đồ uống được bày bán trên thị trường.

Theo tính toán của Planet Retail, doanh số bán thủy sản trên các siêu thị lớn của Đài Loan đã tăng từ 30 đến 40%. Nguyên nhân được cho là do người tiêu dùng lo lắng về việc sử dụng ractopamine (một loại hóa chất được sử dụng làm phụ gia thức ăn gia súc để đảm bảo độ gầy ở động vật lấy thịt) trong ngành chăn nuôi và các vấn đề về an toàn thực phẩm khác. Người tiêu dùng Đài Loan ngày càng có nhận thức tốt hơn về lợi ích của việc ăn uống tốt cho sức khỏe. Việc này dẫn đến nhu cầu của người tiêu dùng đối với thực phẩm hữu cơ tăng lên.

Giá thực phẩm tại Đài Loan rất đa dạng. Tuy nhiên, giá cả phụ thuộc nhiều vào chất lượng sản phẩm. Các chợ truyền thống thường có mức giá thực phẩm thấp hơn các siêu thị, đại siêu thị và cửa hàng tiện ích.

 Các mặt hàng hoa quả thường dưới dạng đã được bỏ vỏ/ hột và có mức giá tương đối rẻ. Trong khi đó, các mặt hàng đồ uống có cồn thường khá đắt đỏ. Các loại rượu mạnh có mức giá cao nhất, tiếp theo là bia và rượu vang.

Đối với rau quả, ó ba kênh phân phối chính sau đây:

 - Bán hàng trực tiếp – từ nhà xuất khẩu tới công ty bán lẻ như các siêu thị và đại siêu thị 

- Hai cấp – từ nhà xuất khẩu tới nhà nhập khẩu, rồi tới công ty bán lẻ (như ngành cung cấp dịch vụ thực phẩm)

 - Ba cấp – từ nhà xuất khẩu tới nhà nhập khẩu, tới công ty bán buôn, rồi tới công ty bán lẻ (như ngành cung cấp dịch vụ thực phẩm).

THEO TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

 

2293 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
987 Sản phẩm được trưng bày
21871407
Lượt truy cập