Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

Quy định về quản lý tài chính thực hiện chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020 

Ngày 15/3/2019, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 14/2019/TT-BTC quy định về quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020 quy định tại Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020; áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, thực hiện Chương trình và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Kinh phí thực hiện Chương trình được bảo đảm từ các nguồn:
Quy định về quản lý tài chính thực hiện chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020

Nguồn ngân sách nhà nước (nguồn chi sự nghiệp khoa học và công nghệ thuộc ngân sách trung ương, nguồn chi sự nghiệp khoa học và công nghệ thuộc ngân sách địa phương) và nguồn kinh phí khác (kinh phí của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình, kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác)

Quy định cụ thể về nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ: Nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ; hỗ trợ khai thác thương mại và phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ ứng dụng các tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo cá nhân được hình thành từ thực tiễn; phục vụ công tác quản lý, hoạt động chung của Chương trình… được quy định tại Chương II, Thông tư số 14/2019/TT-BTC; trong đó có một số mức chi được quy định cụ thể như sau:

- Hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ trong nước đối với các sản phẩm, dịch vụ, ưu tiên các đối tượng là kết quả nghiên cứu khoa học, sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia, kiểu dáng sản phẩm và giống cây trồng mới:

+ Đối với đơn đăng ký bảo hộ sáng chế: Tối đa không quá 30 triệu đồng/đơn.

+ Đối với đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp: Tối đa không quá 15 triệu đồng/đơn.

+ Đối với giống cây trồng mới: Tối đa không quá 30 triệu đồng/đơn.

- Hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ ở nước ngoài đối với các sản phẩm, dịch vụ là kết quả nghiên cứu khoa học, sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia, kiểu dáng sản phẩm và giống cây trồng mới: Mức hỗ trợ tối đa không quá 60 triệu đồng/đơn; phần kinh phí còn lại (nếu có) do tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình tự trang trải.

- Hỗ trợ tối đa 50% kinh phí triển khai các biện pháp bảo vệ và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

- Hỗ trợ kinh phí tổ chức trưng bày, triển lãm phân biệt sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm xâm hại quyền sở hữu trí tuệ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ các khoản chi phí thuê mặt bằng (điện nước, vệ sinh, an ninh, bảo vệ); chi phí vận chuyển và thiết kế, dàn dựng gian hàng; chi phí hoạt động chung của Ban tổ chức (trang trí tổng thể, lễ khai mạc, bế mạc, in ấn tài liệu và các chi phí khác liên quan). Mức hỗ trợ tối đa không quá 10 triệu đồng/1 đơn vị tham gia.

Thông tư số 14/2019/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 15/3/2019 Quy định về quản lý tài chính thực hiện chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020 có hiệu lực từ ngày 01/05/2019./.

Vũ Trí Khương - TTKC

 

1071 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
988 Sản phẩm được trưng bày
23006572
Lượt truy cập