Về công tác sản xuất: năm 2021, tỉnh Bắc Giang tiếp tục duy trì 28.100 ha tổng diện tích trồng vải an toàn, trong đó: Vải chín sớm: 6.050 ha, vải thiều chính vụ: 22.050 ha; vải sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP: 15.200 ha (chiếm 54% tổng diện tích toàn tỉnh); vải đạt tiêu chuẩn GlobalGAP: 82 ha; vùng sản xuất để xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Úc...: 218 ha; vùng sản xuất để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản: 219 ha, với 30 mã số vùng trồng; vùng sản xuất để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc: Duy trì 149 mã số vùng trồng với diện tích 15.856 ha.
Về công tác xúc tiến tiêu thụ: Xây dựng và điều hành kịch bản tiêu thụ vải thiều: UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 29/4/2021 về tổ chức các hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2021. Kích hoạt, điều hành linh hoạt 03 kịch bản:
Kịch bản 1: Dịch Covid-19 được kiểm soát, vải thiều được tiêu thụ thuận lợi
Kịch bản 2: Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tuy nhiên vẫn trong tầm kiểm soát
Kịch bản 3: Dịch Covid-19 ảnh hưởng toàn diện, hoạt động xuất khẩu nhỏ giọt, sản lượng vải thiều chủ yếu tiêu thụ nội địa
Kết nối doanh nghiệp tiêu thụ: Tỉnh đã chủ động mời các Tập đoàn bán lẻ, chuỗi các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại lớn trong và ngoài nước:Aoen, Central Retail, Mega Market, Lotte, Big C, Saigon.coop, Vinmart,Hapro…; đại diện các chợ đầu mối nông sản của Hà Nội (chợ ĐMNS Phía Nam, Bắc Thăng Long, Phùng Khoang, Long Biên), của thành phố Hồ Chí Minh (chợ ĐMNS Thủ Đức, Bình Điền), chợ đầu mối Dầu Giây (tỉnh Đồng Nai), chợ đầu mối nông sản Hòa Cường (thành phố Đà Nẵng)…; các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản như: công ty TNHH Chánh Thu, Ameii, Rồng Đỏ, Đồng Giao, Bambo
Đa dạng hóa các hình thức xúc tiến tiêu thụ vải thiều: Ngày 08/6/2021, UBND tỉnh đã phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành Trung ương tổ chức thành công hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2021. Hội nghị được tổ chức có quy mô quốc tế với 30 điểm cầu trong nước và quốc tế (22 điểm cầu trong nước và 08 điểm cầu quốc tế: Trung Quốc 04 điểm cầu, Nhật Bản 02 điểm cầu và 01 điểm cầu tại Singapore và Úc).
Xây dựng hồ sơ luồng xanh an toàn cho vải trong điều kiện Bắc Giang là tâm dịch Covid-19: UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Sở Công Thương, Sở Y tế, Công an tỉnh và các địa phương vùng trồng vải thực hiện các quy trình, thủ tục xác nhận, cấp giấy chứng nhận an toàn không
Covid-19 cho các lô hàng vải thiều và phương tiện vận chuyển đảm bảo điều kiện an toàn.
Thành lập Tổ hỗ trợ xuất khẩu: Sở Công Thương đã thành lập 2 tổ hỗ trợ xuất khẩu vải thiều thường trực tại cửa khẩu Kim Thành tỉnh Lào Cai và cửa khẩu
Tân Thanh tỉnh Lạng Sơn để phối hợp với các lực lượng chức năng khu vực cửa khẩu: Biên phòng, Ban Quản lý cửa khẩu, Hải quan... kịp thời giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc của thương nhân và doanh nghiệp trong quá trình thông quan xuất khẩu vải thiều.
Về công tác tiêu thụ
Tiêu thụ trong nước: Thị trường nội địa được quan tâm, mở rộng với tổng sản lượng tiêu thụ nội địa đạt 126.552 tấn (chiếm khoảng 58,6% tổng sản lượng tiêu thụ
Vải thiều Bắc Giang có “luồng xanh” được thuận lợi thông qua các chốt kiểm soát dịch đường bộ; hầu hết các hãng hàng không nội địa (VietNam Airline, Bamboo Airways, Vietjet Air) có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để quả vải được vận chuyển bằng đường hàng không đến với người tiêu dùng các tỉnh phía Nam.
Vải thiều được bán trực tuyến trên nền tảng online (facebook, zalo, Youtube…), hạ tầng Internet trên các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn trong nước và quốc tế (Voso, Sendo, Tiki, Shopee, Lazada, Postmart, Alibaba…) với số lượng lớn nhất từ trước tới nay (sản lượng tiêu thụ đạt khoảng trên 6.000 tấn).
Xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu được ổn định, quả vải đã khẳng định được thương hiệu, định vị được giá trị tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, được người tiêu dùng tại các nước đón nhận và đánh giá cao. Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang đã được Nhật Bản cấp Bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đây là nông sản đầu tiên của Việt Nam được phía Nhật Bản cấp Bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Tổng sản lượng xuất khẩu năm 2021 đạt 89.300 tấn (chiếm 41,4% tổng sản lượng tiêu thụ). Vải thiều được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường truyền thống Trung Quốc và các quốc gia, khu vực như: EU, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á, khu vực Trung Đông, … trong đó thị trường Nhật Bản, EU (Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan…) đã xuất khẩu với sản lượng gấp hàng chục lần so với năm 2020; khu vực Đông Nam Á cũng được mở rộng xuất khẩu với sản lượng lớn nhất từ trước đến nay với gần 5.000 tấn.
Kết quả chung: Mặc dù chịu ảnh hưởng từ những diễn biến bất lợi do dịch Covid-19, song năm 2021, vải thiều Bắc Giang được đánh giá có chất
lượng tốt nhất và có sản lượng lớn nhất trong những năm gần đây.
Trên đây là Thông cáo báo chí về công tác sản xuất và tiêu thụ vải thiều năm 2021; UBND tỉnh Bắc Giang trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố bạn, các cơ quan ngoại giao, các cơ quan truyền thông, báo chí, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đặc biệt cảm ơn người tiêu dùng và nhân dân cả nước đã dành tình cảm, sự quan tâm hỗ trợ tích cực giúp tỉnh Bắc Giang vượt qua khó khăn, chiến thắng dịch bệnh và giúp người dân Bắc Giang có vụ vải thiều năm 2021 thành công./.
Xem chi tiết tại đây./.