Theo đó, trên cơ sở đăng ký đề án của các Phòng Kinh tế, Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thành phố bao gồm: Thành phố Bắc Giang 03 đề án, Liên minh Hợp tác xã 02 đề án, huyện Hiệp Hòa 05 đề án, huyện Yên Thế 03 đề án, huyện Lục Nam 01 đề án, huyện Tân Yên 02 đề án, huyện Việt Yên 03 đề án, huyện Yên Dũng 01 đề án, huyện Lục Ngạn 03 đề án, huyện Lạng Giang 03 đề án, đoàn khảo sát đã đến từng cơ sở, đích mục sở thị được các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức, làm việc tại cơ sở. Điều dễ nhận thấy được là các cơ sở công nghiệp nông thôn năm nay về quy mô cũng như đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất có sự đầu tư khác biệt hơn so với các năm trước.
Qua quá trình khảo sát thực tế tại các cơ sở công nghiệp nông thôn cho thấy các cơ sở rất mong muốn được đầu tư phát triển nhưng vấn đề “vốn” đang rất thiếu, nên sự qua tâm hỗ trợ của nhà nước là rất cần thiết đối với các đơn vị đang trực tiếp sản xuất. Như ý kiến của ông Đồng Văn Hiệp – Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Phát triển đa ngành Hưng Vượng cho biết: Hợp tác xã là đơn vị sản xuất nấm nằm trong tốp đầu trên địa bàn huyện Lạng Giang, để có sản phẩm tốt, đa dạng thì phải đầu tư máy móc vào trong sản xuất, phần còn lại bỏ đi sau thu hoạch là phôi nấm sẽ được chuyển thành phân hữu cơ phục vụ cho ngành sản xuất rau sạch, từ đó có thể hình thành chuỗi liên kết giữa người trồng nấm và người trồng rau, nhưng để làm được những việc đó thì phải có công nghệ, máy móc và rất cần “vốn”.
Từ các ghi nhận đó, đoàn công tác sẽ có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh hỗ trợ các cơ sở một cách đúng đắn, chính xác và kịp thời đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của các cơ sở công nghiệp nông thôn./.
Nguyễn Văn Tiến – Phòng KC&TKNL