Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

Việc thực hiện các đề án Khuyến công và những kinh nghiệm rút ra từ thực tế của tỉnh Bắc Giang  

Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang đóng trên địa bàn của một tỉnh miền núi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Nhưng trong thời gian qua (từ năm 2014 - 2018) cả tập thể Trung tâm đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Vừa qua phóng viên của kênh VTV2 của Đài Truyền hình Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ngắn với ông Nguỵ Đình Nghĩa – Giám đốc Trung tâm. Nội dung như sau:
Việc thực hiện các đề án Khuyến công và những kinh nghiệm rút ra từ thực tế của tỉnh Bắc Giang

Phóng viên: Thưa ông, xin ông có thể cho biết công tác triển khai các đề án Khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương của Bắc Giang trong thời gian qua (từ năm 2014 - 2018) như thế nào?

Giám đốc Nguỵ Đình Nghĩa: Giai đoạn từ năm 2014 - 2018, hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã triển khai tổ chức thực hiện được 166 đề án, trong đó 150 đề án khuyến công tỉnh và 16 đề án khuyến công quốc gia. Trung bình mỗi năm thực hiện 30 đề án khuyến công tỉnh và trên 3 đề án khuyến công quốc gia.

- Về phạm vi: các đề án khuyến công được triển khai trên địa bàn cả 10/10 huyện, TP của tỉnh.

- Về đối tượng: các doang nghiệp, HTX, hộ kinh doanh theo quy định.

- Về nội dung: hoạt động khuyến công tỉnh Bắc Giang thực hiện được 7/9 nội dung hoạt động theo quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ bao gồm: đào tạo nghề, hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp; xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng MMTB; Phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu; tư vấn trợ giúp các cơ sở CNTN; cung cấp thông tin chính sách, thị trường, phổ biến kinh nghiệm và nội dung nâng cao năng lực tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công. Trong đó mỗi một nội dung đều lựa chọn các đề án hạt nhân có tính lan tỏa để khuyến khích, hỗ trợ phát triển.

- Các đề án khuyến công được triển khai theo đúng trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt kế hoạch, tổ chức thực hiện, nghiệm thu, quyết toán kinh phí được quy định tại thông tư 36/2013 và thông tư 17/2018 của Bộ Công Thương. Trong quá trình thực hiện luôn có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành đặc biệt là chính quyền địa phương nơi có đề án.

- Hoạt động khuyến công của tỉnh Bắc Giang có tác động tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh phát triển; góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động ở nông thôn theo hướng công nghiệp; xây dựng nông thôn mới…

Phóng viên: Với đặc điểm công nghiệp nông thôn ở Bắc Giang - một khu vực bán sơn địa thì những đề án hỗ trợ tập trung vào ngành nghề gì và những khó khăn gặp phải như thế nào?

Giám đốc Nguỵ Đình Nghĩa: Là khu vực bán sơn địa, trong đó có 7 huyện miền núi và 3 huyện, TP trung du, điều kiện kinh tế-xã hội khác nhau nên khi khảo sát tham mưu xây dựng kế hoạch khuyến công hàng năm, Trung tâm luôn căn cứ vào tiềm năng thế mạnh từng địa phương để lựa chọn đề án hỗ trợ, cụ thể:

- Đối với huyện, TP trung du: công nghiệp đã có sự phát triển, sẽ ưu tiên lựa chọn các đề án quy mô lớn, sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến vào sản xuất thuộc các ngành cơ khí chính xác, công nghiệp hỗ trợ, chế biến rau quả xuất khẩu...

- Đối với các huyện miền núi: Ưu tiên lựa chọn các đề án chế biến nông, lâm sản; sản xuất vật liệu xây dựng; các đề án ứng dụng máy móc thiết bị vào sản xuất tại các làng nghề...

Những khó khăn đang gặp phải:

- Bắc Giang là một tỉnh miền núi, số làng nghề và cơ sở công nghiệp nông thôn trên số dân còn ít, chủ yếu tập trung tại thành phố Bắc Giang và các huyện có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Các huyện miền núi có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn là địa bàn ưu tiên của hoạt động khuyên công song các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghiệp nông thôn tại đây còn hạn chế.

- Chưa có nhiều đề án khuyến công điểm thực hiện trong nhiều năm liên tục và lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Hệ thống tổ chức triển khai thực hiện hoạt động khuyến công chưa đầy đủ, mới có Trung tâm Khuyến công cấp tỉnh, chưa có chi nhánh tại các huyện, thành phố và mạng lưới cộng tác viên tại các xã.

Phóng viên: Những kinh nghiệm rút ra từ công tác trong thời gian qua là gì và làm thế nào triển khai hoàn thành kế hoạch 2019?

Giám đốc Nguỵ Đình Nghĩa: Từ công tác trong thời gian qua, để hoạt động khuyến công ngày càng hiệu quả trong thời gian tới, theo tôi có một số kinh nghiệm rút ra là:

- Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công tạo sự đồng thuận của các cấp ủy, chính quyền, của các cơ sở công nghiệp nông thôn, làng nghề nhằm huy động thêm nguồn lực cho hoạt động khuyến công.

- Hai là, công tác xây dựng kế hoạch công giai đoạn, hàng năm phải phù hợp với các quy hoạch, chương trình, đề án, cơ chế chính sách phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của trung ương và của tỉnh; đề án khuyến công được lựa chọn phải là hạt nhân, có tính lan tỏa; nội dung hỗ trợ phải sát với nhu cầu thực tiễn của các cơ sở công nghiệp nông thôn, làng nghề trên địa bàn.

- Ba là, công tác triển khai tổ chức thực hiện các đề án khuyến công cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành đặc biệt là chính quyền địa phương nơi có đề án; cơ quản lý, đơn vị dịch vụ khuyến công phải luôn đồng hành cùng các cơ sở công nghiệp nông thôn, làng nghề.

Năm 2019, kế hoạch khuyến công trên địa bàn tỉnh Bắc giang được Bộ trưởng Bộ Công Thương và Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt thực hiện 25 đề án, trong đó 23 đề án khuyến công tỉnh và 2 đề án khuyến công quốc gia. Để hoàn thành kế hoạch được giao, ngay từ đầu năm Trung tâm đã đề ra một số giải pháp chủ yếu là:

- Một là, Tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch để thông tin, hướng dẫn, giải đáp cho các đơn vị thụ hưởng và thống nhất biện pháp phối hợp trong quá trình thực hiện với các cơ quan, tổ chức có liên quan.

- Hai là, Phân công nhiệm vụ chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực hiện từng đề án cho cán bộ và chuyên viên của Trung tâm.

- Ba là, Thường xuyên bám sát cơ sở, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện để có biện pháp tháo gỡ kịp thời.

- Bốn là, Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức và cá nhân có liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện; tiến hành nghiệm thu kết quả, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ các đề án khuyến công sau khi đã thực hiện xong.

6 tháng đầu năm, trung tâm đã triển khai và hoàn thành 50% kế hoạch đựơc giao, mục tiêu phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch được giao vào cuối tháng 11/2019./.

Nguỵ Đình Nghĩa - Giám đốc Trung tâm KC&XTTM

694 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
987 Sản phẩm được trưng bày
21872197
Lượt truy cập