Bắc Giang – Lợi thế tiềm năng
Tỉnh BG nằm cách thủ đô Hà Nội 50 km và chỉ mất một giờ đồng hồ để di chuyển bằng ô tô… cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan - cửa khẩu lớn nhất thông thương giữa Việt Nam và Trung Quốc 110km…. cách sân bay quốc tế Nội Bài chỉ có 50 km, cách cảng biển Hải Phòng và cảng biển nước sâu Cái Lân – Quảng Ninh 130 km. Không chỉ thuận lợi về địa hình mà tỉnh BG còn có một hệ thống giao thông khá đa dạng gồm đường bộ, đường sông, đường sắt được phân bố hợp lý. Nhiều tuyến đường bộ quan trọng đang được đầu tư nâng cấp cải tạo. Tuyến đường cao tốc Quốc lộ 1 qua địa bàn tỉnh Bắc Giang nối Hà Nội – Lạng Sơn với 4 làn xe cơ giới, hai làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100 km/h. Những lợi thế về cơ sở hạ tầng giao thông là điều kiện rất thuận lợi đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc vận tải hàng hóa và thực hiện các dịch vụ logistics.
Hiện nay, tỉnh BG đã quy hoạch 6 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 1400 ha, trong đó có 4 khu công nghiệp đã được đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đã có nhà đầu tư. Khu công nghiệp Đình Trám với diện tích gần 130 ha, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật hòan thiện, đồng bộ, bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông, ngân hàng, hải quan, kho ngoại quan, kho bãi kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu và hiện đã thu hút đầu tư lấp đầy diện tích…Khu công nghiệp Vân Trung có diện tích hơn 350 ha, nằm ngay sát cạnh Quốc lộ 1 do hai doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, trong đó phần do công ty TNHH FuGiang thuộc Tập đòan khoa học kỹ thuật Hồng Hải đầu tư có tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại nhất, lấp kín giai đoạn 1. Khu công nghiệp Quang Châu với diện tích 426 ha…Khu công nghiệp Song Khê Nội Hoàng 160 ha. Trong những năm gần đây, tỉnh BG đã đón tiếp nhiều đòan doanh nghiệp đến tìm hiểu cơ hội đầu tư và xúc tiến đầu tư vào địa bàn. Cùng với việc phát triển các khu công nghiệp, trong những năm gần đây, hạ tầng thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh đã được tăng cường với hàng loạt các siêu thị lớn trung tâm thương mại đi vào hoạt động…Khách sạn 4 sao….Khu dịch vụ sân gol Yên Dũng 18 hố chuẩn bị đi vào hoạt động …Trung tâm logistic quốc tế thành phố Bắc Giang quy mô hơn 70 ha, với tổ hợp khu trung tâm hành chính văn phòng, khách sạn, nhà ở, trạm dừng nghỉ và khu phân phối hàng hóa đang từng bước hình thành…
Tỉnh BG là khu vực có nhiều tiềm năng về nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến với rất nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc thù, có tiếng trong cả nước khi có tới 48 sản phẩm đặc sản chủ lực, tiềm năng. Tỉnh BG cũng đã quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn. Vùng cây ăn quả có tổng diện tích gần 50 nghìn ha, sản lượng bình quân đạt 150 – 200 nghìn tấn. Đặc biệt, vùng sản xuất vải thiều lớn nhất cả nước, nhiều diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap, Globalgap; quả vải thiều tươi đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường…Vùng cây ăn quả có múi với nhiều loại quả có thương hiệu như Cam canh… bưởi diễn Lục Ngạn… táo Đài Loan…Vùng trồng rau chế biến, rau an tòan lớn, đủ năng lực cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, nông sản, vùng chuyên canh thủy sản với sản lượng hàng chục nghìn tấn mỗi năm. Tỉnh BG nổi tiếng cả nước với vùng chăn nuôi “Gà đồi Yên Thế ” tập trung hơn 4 triệu con. Một số sản phẩm đang được xây dựng theo hướng đạt tiêu chí sản phẩm chủ lực quốc gia.
Một mùa vụ thành công
Tại tỉnh Bắc Giang, vải thiều là một cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh, nâng cao đời sống, thu nhập đối với người nông dân. Tỉnh Bắc Giang cũng là vùng trọng điểm vải thiều lớn nhất của cả nước. Vải thiều Lục Ngạn hiện là sản phẩm duy nhất của tỉnh BG có bảo hộ chỉ dẫn địa lý, được cấp bằng bảo hộ ở nhiều quốc gia và đang được tỉnh BG xây dựng đạt tiêu chí sản phẩm quốc gia vào năm 2020.
Năm 2016, tổng diện tích vải thiều trên địa bàn tỉnh BG đạt 30 nghìn ha, tập trung ở vùng cây ăn quả trọng điểm quốc gia huyện Lục Ngạn. Điều đáng nói, trong những năm gần đây, tỉnh Bắc Giang đã chú trọng đến việc mở rộng diện tích sản xuất vải thiều chất lượng, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, an toàn. Năm 2016, tỉnh Bắc Giang đã mở rộng diện tích vải thiều trồng theo tiêu chuẩn Globalgap lên gần 250 ha,, trong đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ cấp 18 mã số vườn trồng cho gần 350 hộ với diện tích hơn 200 ha đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường của nước này. Bên cạnh đó, vùng sản xuất vải thiều trồng theo tiêu chuẩn Vietgap đạt gần 13 nghìn ha. Tổng sản lượng vải thiều của tỉnh Bắc Giang trong năm vừa qua đạt hơn 140 nghìn tấn, trong đó có gần một nửa sản lượng vải thiều Vietgap, gần 1500 tấn vải thiều Globalgap. Chất lượng vải thiều của tỉnh Bắc Giang được đánh giá cao hơn so với các vùng sản xuất khác.
Cùng với việc tập trung nâng cao chất lượng trong khâu sản xuất đối với vải thiều, tỉnh Bắc Giang đã chú trọng đến các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ vải thiều. Với sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của các bộ ngành trung ương, nhiều địa phương trong và ngoài nước, công tác hỗ trợ tiêu thụ vải thiều có nhiều thuận lợi. Trong năm 2016, tỉnh Bắc Giang đã đổi mới các hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều cả về hình thức và quy mô, hoạt động xúc tiến tiêu thụ có trọng tâm, trọng điểm và có chiều sâu, tạo được điểm nhấn, hiệu ứng mạnh mẽ. Ngay sau hội nghị bàn biện pháp tiêu thụ vải thiều tổ chức tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã liên tục tổ chức các hội nghị xúc tiến tiêu thụ ở nhiều địa phương trong cả nước…
Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại tỉnh Lào Cai tổ chức từ cuối tháng 5/2016 có sự tham gia của gần 300 đại biểu đến từ Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và công nghệ, chính quyền, các sở ngành của 4 tỉnh Bắc Giang, Lào Cai, Hải Dương, Hưng Yên, huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và doanh nghiệp hai nước…. Tại tỉnh Lạng Sơn, hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều được tổ chức có sự tham dự của nhiều cơ quan trực thuộc Bộ ngành, thị Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, nhiều cơ quan chuyên môn, chức năng của tỉnh Bắc Giang, tỉnh Lạng Sơn và hơn 100 doanh nghiệp, hộ sản xuất, thương nhân của hai nước….Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều, kết nối giao thưong tại các tỉnh phía Nam trì phối hợp đã được tổ chức taị thành phố Hồ Chí Minh có sự tham gia đông đảo của hơn 20 tỉnh thành phía Nam và nhiều doanh nhân, thương nhân, chợ đầu mối, các nhà bán lẻ đã cho thấy sự hấp dẫn của quả vải thiều tại các thị trường. Tỉnh BG đã ký kết thỏa thuận hợp tác tiêu thụ vải thiều với sở Công thương các tỉnh thành phía Nam trong việc tạo điều kiện thuận lợi, kêu gọi doanh nghiệp thương nhân tích cực tham gia tiêu thụ vải thiều. Tại những hội nghị xúc tiến vải thiều như thế này, ngoài việc bàn bàn, thống nhất giải pháp thúc đẩy tiêu thụ vải thiều, rất nhiều những vấn đề vướng mắc đã được các bộ ngành, địa phương trao đổi, phối hợp tháo gỡ, giúp cho việc tiêu thụ vải thiều của cả nước, đặc biệt là của Bắc Giang thuận lợi ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Năm 2016, lần đầu tiên tỉnh BG tổ chức Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn – Bắc Giang tại Hà Nội. Kéo dài một tuần cuối tháng 6, vải thiều BG đã được bày bán tại 5 siêu thị Big C, gần 20 siêu thị Co.opmart cùng một số cửa hàng tiện ích của TP Hà Nội. Những quả vải thiều tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, được đóng gói bao bì, có nhãn mác ghi đầy đủ thông tin có thể truy xuất được nguồn gốc. Qua sự kiện này, vải thiều có chất lượng của Lục Ngạn được giới thiệu, quảng bá rộng rãi và khẳng định thương hiệu với đông đảo người tiêu dùng thủ đô.
Ngoài việc đổi mới công tác xúc tiến tiêu thụ, tỉnh Bắc Giang đã tăng cường công tác quảng bá tuyên truyền; phối hợp với các địa phương để thường xuyên nắm bắt thông tin, tình hình sản xuất, tiêu thụ và giá bán vải thiều ở các thị trường; đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự, an toàn giao thông; đảm bảo an toàn cho người dân, thương nhân, doanh nghiệp thu mua vải thiều tại địa phương; tạo điều kiện tối đa về thủ tục hành chính, cấp thị thực cho thương nhân Trung Quốc và các thủ tục hải quan.
Có thể thấy rằng, trong quá trình sản xuất và tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu giữa vùng sản xuất với các doanh nghiệp, thương nhân, hệ thống phân phối nhằm xúc tiến tiêu thụ vải thiều, tỉnh BG luôn nhận được sự quan tâm thường xuyên, sự đồng hành và hỗ trợ tích cực của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, chính quyền nhân dân, các cơ quan chức năng biên giới của tỉnh Trung Quốc; sự ủng hộ của các tỉnh thành trong cả nước, nhất là Lạng Sơn, Lào Cai, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều cơ quan truyền thông. Bởi vậy, năm 2016, vải thiều của tỉnh BG đã được tiêu thụ rộng khắp ở nhiều thị trường, trong đó sản lượng tiêu thụ tại thị trường nội địa chiếm 50%, thị trường xuất khẩu thay vì 45% như năm trước đó đã tăng lên 50%. Tại thị trường nội địa, vải thiều BG đã tiêu thụ khắp các tỉnh thành trong cả nước, mở rộng ở các tỉnh phía Nam. Đối với thị trường xuất khẩu, ngoài việc duy trì thị trường truyền thống là Trung Quốc, sản lượng vải thiều của tỉnh Bắc Giang xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Úc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Malaysia tăng lên rất nhiều.
Năm 2016, vải thiều của tỉnh BG có giá bán cao nhất trong 4 thập kỷ gần đây, giá bán ổn định trong suốt cả mùa vụ. Giá trị sản xuất thiều và doanh thu từ các dịch vụ, hoạt động phụ trợ đạt hơn 5000 tỷ đồng, tức là khoảng 250 triệu USD