Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

Báo cáo chỉ số TMĐT – làn sóng thứ 2 TMĐT 

Sau khi vượt qua đại dịch Covid-19 thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh và vững chắc trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đưa ra dự đoán này trên cơ sở khảo sát hàng nghìn doanh nghiệp trên cả nước và khả năng thích ứng linh hoạt của doanh nghiệp và người tiêu dùng trong đợt dịch Covid-19 lần thứ tư.
Báo cáo chỉ số TMĐT – làn sóng thứ 2 TMĐT

           Trong hai năm cao điểm của đại dịch thương mại điện tử nước ta đã trải qua hai làn sóng. Làn sóng thứ nhất diễn ra trong giai đoạn bùng nổ đầu tiên của Covid-19 năm 2020. Làn sóng thứ hai của thương mại điện tử diễn ra từ tháng 6 đến tháng 9 năm2021 trùng với đợt dịch thứ tư. Trong thời gian diễn ra hai làn sóng này toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội bị trì trệ, kinh doanh thương mại điện tử bị tác động nghiêm trọng nhưng đông đảo thương nhân đã nỗ lực chuyển đổi số để nắm bắt cơ hội kinh doanh mới. Đồng thời, người tiêu dùng trực tuyến tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng. Làn sóng thứ hai cộng hưởng với làn sóng thứ nhất sẽ thúc đẩy thương mại điện tử phát triển nhanh và vững chắc hơn. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh của thương mại điện tử phụ thuộc rất lớn vào khả
năng thu hút vốn đầu tư vào các nền tảng trong hệ sinh thái kinh doanh trực tuyến cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao. Báo cáo năm nay đã phân tích kỹ hơn hai điều kiện cần này đối với thương mại điện tử giai đoạn tới. Đồng thời, VECOM tiếp tục đề xuất các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp quan tâm tới hoạt động hỗ trợ các địa phương thu hẹp khoảng cách số nói chung và thương mại điện tử nói riêng.
           Năm 2022 VECOM tiếp tục hoàn thiện phương pháp tính chỉ số thương mại điện tử. Bên cạnh việc tính toán dựa vào kết quả khảo sát hàng nghìn doanh nghiệp VECOM còn sử dụng nhiều kênh thông tin định lượng tin cậy khác. Khi các thiết bị tính toán cá nhân và điện thoại di động thông minh đã phổ cập, việc truy cập Internet dễ dàng với chi phí hợp lý thì tên miền quốc gia “.vn” sẽ được chú ý hơn khi đánh giá tiêu chí hạ tầng và nguồn nhân lực. Mức độ tham gia các nền tảng bán lẻ trực tuyến, quy mô sử dụng dịch vụ chuyển phát, thu nhập trung bình của người dân ở mỗi địa phương… sẽ được xem xét đối với tiêu chí giao dịch doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C).

            Đồng thời, mức độ tham gia các nền tảng cung cấp giải pháp bán hàng đa kênh hay xuất khẩu trực tuyến trên các nền tảng giao dịch quốc tế sẽ được cân nhắc trong tiêu chí giao dịch doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). Việc hoàn thiện phương pháp tính chỉ số thương mại điện tử phản ảnh tốt hơn sự phát triển thương mại điện tử trên cả nước cũng như ở từng địa phương. VECOM tin tưởng chỉ số tiếp tục là nguồn thông tin hữu ích cho mọi đối tượng quan tâm tới kinh doanh trực tuyến, bao gồm các doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu và tư vấn, các cơ quan xây dựng chính sách và pháp luật… Đặc biệt, các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương như Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư… có thể đề xuất các hoạt động cụ thể thuộc phạm vi quản lý của mình để thúc đẩy từng chỉ tiêu thành phần trong chỉ số chung, qua đó góp phần phát triển thương mại điện tử tại địa phương. Các cơ sở đào tạo, bao gồm các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề có thể nắm bắt kịp thời sự phát triển thương mại điện tử trên cả nước cũng như ở từng địa phương để đưa ra những dự báo xác đáng về nguồn nhân lực, phục vụ tốt hơn hoạt động đào tạo của mình. Tuy nhiên, việc hoàn thiện phương pháp dẫn tới một số thay đổi trong cách tính điểm, gây khó khăn nhất định khi so sánh chỉ số giữa các năm. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam xin trân trọng cảm ơn tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đã giúp đỡ xây dựng Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử này. Nhiều Sở Công Thương, bao gồm Sở Công Thương Hà Nội, Tp. Hồ ChíMinh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, An Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bến Tre, BìnhPhước, Cà Mau, Cao Bằng, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Tĩnh, Hoà Bình, KhánhHoà, Lai Châu, Lâm Đồng, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Nam, Thái Bình, Thanh Hoá, Yên Bái đã nhiệt tình hỗ trợ khảo sát tình hình triển khai thương mại điện tử của các doanh nghiệp tại địa phương. Các doanh nghiệp hội viên và đối tác tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ hoạt động xây dựng

            Báo cáo này. Hiệp hội xin cảm ơn sự giúp đõ quý báu của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post), Công ty Cổ phần Công nghệ SAPO, Tổng công ty Chuyển phát nhanh Bưu điện (EMS), Công ty TNHH Grab, Tập đoàn Lazada, Công Ty Cổ Phần Fado Global, Công ty TNHH Mediastep Software Việt Nam (Gosell), Công ty CPTM và CPN Nội Bài (NETCO), Công ty Cổ phần NAVEE, Công ty Cổ phần Giao hàng Tiết kiệm, Công ty Cổ phần Haravan, Công ty BCA Solutions. Việc tính toán chỉ số theo phương pháp mới cũng đòi hỏi sự hỗ trợ khách quan của nhiều doanh nghiệp và đơn vị khác. VECOM xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Ngoại thương , Công ty Cổ phần OSB, Công ty Innovative Hub, Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post), Công ty cổ phẩn Giao hàng Tiết kiệm và nhiều đơn vị khác đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp thông tin giá trị. Chỉ số Thương mại điện tử 2022 không thể hoàn thành nếu thiếu sự chỉ đạo và hỗ trợ quý báu về chuyên môn của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công Thương. Đồng thời, hàng nghìn doanh nghiệp trên cả nước đã nhiệt tình cung cấp thông tin theo mẫu phiếu khảo sát. Nhóm chuyên gia của Công ty VEBID đã giúp đỡ phân tích dữ liệu và có nhiều góp ý xác đáng về vấn đề đầu tư và đào tạo chính quy thương mại điện tử tại các trường đại học.

       Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2022 xem chi tiết tại đây./.

 

 Báo cáo Chi so TMDT (EBI) 2022.pdf
226 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
987 Sản phẩm được trưng bày
21882188
Lượt truy cập