Thông qua việc triển khai điều tra, thống kê sản phẩm đặc sản tỉnh Bắc Giang góp phần rà soát, tổng hợp đánh giá, phân tích một cách hệ thống các đặc sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, các nhà sản xuất và kinh doanh đặc sản, nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, định hướng phát triển, qua đó có giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của các ngành, các cấp cho các doanh nghiệp; Trên cơ sở điều tra, thống kê nhằm xây dựng cuốn tài liệu phục vụ các đoàn đi công tác, khảo sát thị trường, phục vụ cho công tác quảng bá tại các hội chợ, triển lãm nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh của các đặc sản tỉnh Bắc Giang, thông tin về nhà cung cấp đặc sản; góp phần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm trong giai đoạn Hội nhập kinh tế quốc tế, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bắc Giang.
Trên cơ sở điều tra, thống kê sản phẩm chủ lực tiêu biểu của các huyện, thành phố trên toàn tỉnh. Các sản phẩm Đặc sản chủ lực của tỉnh chia làm 2 nhóm:
1. Nhóm đặc sản, đặc trưng chủ lực của tỉnh (với số lượng lớn, đã được cấp giấy chứng nhận về sở hữu công nghiệp dưới hình thức: chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể): Gồm 14 nhóm sản phẩm của 19 sản phẩm: Vải thiều Lục Ngạn, Vải sớm Phúc Hòa – Tân Yên, Bưởi Diễn (Lục Ngạn), Bưởi Lương Phong (Hiệp Hòa), Cam đường canh (Lục Ngạn), Cam Vinh (Lục Ngạn), Na dai (Lục Nam), Nấm Lạng Giang , Rau cần Hoàng Lương – Hiệp Hòa, Gà đồi Yên Thế, Lợn sạch Tân Yên, Gạo thơm Yên Dũng, Rượu Làng Vân (Việt Yên), Mật Ong (Lục Ngạn), Mật ong (Sơn Động), Mỳ Chũ (Lục Ngạn), Mỳ Kế - TP.Bắc Giang, Bánh đa Kế (TP.Bắc Giang), Mây tre đan Tăng Tiến (Việt Yên).
2. Nhóm đặc sản tiềm năng (với số lượng nhỏ hơn, đã hoặc đang chờ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, có xu hướng phát triển thành sản phẩm hàng hóa): Gồm 22 nhóm sản phẩm của 31 sản phẩm. Trong đó, 5 sản phẩm đã được bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa). 7 sản phẩm đang chờ cấp bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. 19 sản phẩm chưa đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Gồm: Nhãn (Lục Ngạn), Nhãn (Lục Nam), Bưởi Da Xanh (Lục Ngạn), Tái Đài Loan (Lục Ngạn), Táo Xuân 21 (Lục Ngạn), Chanh Đào (Lục Ngạn), Chanh đào (Lạng Giang), Dứa (Lục Nam), Qủa vú sữa (Tân Yên), Chè (Yên Thế), Rau an toàn xã Cảnh Thụy – H.Yên Dũng (bắp cải, xu hào, xúp lơ, cải ăn lá các loại), Rau quả chế biến (Tân Yên), Rau an toàn Đa Mai, Lạc giống Tân Yên, Gạo nếp Phì Điền (thóc) (Lục Ngạn), Gạo Bao Thai (Lục Ngạn), Gạo nếp cái hoa vàng Thái Sơn (Hiệp Hòa), Rượu Kiên Thành (Lục Ngạn), Rượu Giáp Tửu (Tân Yên), Mật ong (Yên Thế), Mỳ gạo Châu Sơn (Tân Yên), Bánh đa nem Thổ Hà – Việt Yên, Bún Đa mai (TP.Bắc Giang), Bánh chưng (Hiệp Hòa), Tương Trí Yên – Yên Dũng, Gốm Khuyến (Gốm Làng Ngòi), Mộc dân dụng (Làng nghề Mộc Đông Thượng – xã Lãng Sơn- Yên Dũng), Mộc dân dụng – Mộc Bãi Ổi (TP.Bắc Giang), Chổi chít (Tân Yên), Chổi tre (Tân Yên), Mây nhựa đan cao cấp (Tân Yên).
TTXTTM