Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

DOANH NGHIỆP CẦN NÂNG CAO TÍNH CHỦ ĐỘNG NHẰM TẬN DỤNG HIỆU QUẢ HIỆP ĐỊNH CPTPP 

CPTPP là Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao và được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợin ích cho doanh nghiệp. CPTPP đã chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2018 với 6 nước thành viên là cacnađa, Mexico, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Singapore và từ tháng 1/2019 với Việt Nam.
DOANH NGHIỆP CẦN NÂNG CAO TÍNH CHỦ ĐỘNG NHẰM TẬN DỤNG HIỆU QUẢ HIỆP ĐỊNH CPTPP

Hiệp định CPTPP sẽ tạo cơ hộih mở rộng thị trường cho nhiều ngành hàng, trong đó có ngành công nghiệp trong nước. Đồng thời, các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, môi trường, lao đọng …cũng sẽ là động lực, sức ép để ngành nông nghiệphh Việt Nam phấn đấu tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, các cơ quan quản lý và nhiều địa phương trên cả nước đã ban hành kế hoạch thực hiện và triển khai sâu rộng tới cơ quan quản lý nhà nước các cấp và cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền, phổ biến về Hiệp định CPTPP, Thông tư của Bộ Công Thương quy định về quy tắc xuất xứ hàng hoá theo Hiệp định CPTPP cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước và các doanh nghiệp trong việc phổ biến, tập huấn kiến thức thực thi Hiệp định CPTPP, nghiệp vụ khai mẫu form C/O để được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất hàng hóa vao các nước thành viên Hiệp định CPTPP; chú trọng công tác giám sát, dự báo về tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, thiết lập đầu mnối thông tin, sẵn sàng giải đáp thắc mắc và hướng dẫn các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội phát triển ..

Nhiều cơ hội từ CPTPP chưa được tận dụng hiệu quả

Từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực đến nay, nhiều cơ hội từ CPTPP vẫn chưa được các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong lĩnh vự nông nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng hiện thực hóa và nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tậ dụng tốt cơ hội từ CPTPP. Bên cạnh đó, tình hình dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp và cản trở doanh nghiệp trong việc tận dụng các lợi ích từ hội nhập nói chung và CPTPP nói riêng.

Trên thực tế, nhìn chung các doanh nghiệp đã có sự quan tâm, tìm hiểu về Hiệp định CPTPP, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tìm hiểu nội dung CPTPP ngay từ khi hiệp định chưa có hiệu lực để có những chiến lược kinh doanh mới nhằm tận dụng cơ hội của CPTPP khi có hiệu lực. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, các doanh nghiệp ở khu vực nông thôn, miền núi chưa thực sự quan tâm, chưa có sự chuẩn bị, tận dụng CPTPP.

Số lượng doanh nghiệp tìm hiểu sâu về CPTPP còn hạn chế

Theo kết quả khảo sát của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), khoảng 86 doanh nghiệp đã biết và tìm hiểu về CPTPP, nhưng mới chỉ 1,86% doanh nghiệp tìm hiểu tương đối kỹ về Hiệp định. Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc tận dụng cơ hội của CPTPP từ phía các doanh nghiệp. Bên cạnh việc tìm hiểu thông tin, thì việc chuẩn bị về chiến lược sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là không thể thiếu để có thể đáp ứng được các điều kiện và tận dụng lợi ích từ CPTPP. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiềud DN đang gặp các khó khăn trở ngại về thông tin thị trường, kiến thức pháp lý, ngoại ngữ, và đặc biệt là công nghệ, nguồn vốn để có thể thay đổi sản xuất, chuyển đổi thị trường tận dụng các cơ hội CPTPP đem lại.

      Doanh nghiệp cần chủ động hơn nhằm tận dụng tốt các cơ hội từ CPTPP

Giai đoạn đầu thực hiện CPTPP cho thgấy, tiềm năng to lớn của Hiệp định cần được khai thác tốt hơn trong thời gian tới, đồng thời cũng xuất hiện những vấn đề cần giải quyết. Trong đó, riêng đối với doanh nghiệp, để tận dụng tốt các cơ hội do CPTPP mang lại, bên cạnh sự nỗ lực thay đổi của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu nội dung Hiệp định, chuẩn bị đầy đủ nguồn lực cũng như các điều kiện cần thiết khác để có thể đáp ứng được các yêu cầu và tận dụng được cơ hội từ Hiệp định.

Các doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực tiếp cận thị trường xuất khẩu thông qua việc nắm bắt các quy tắc mới, tìm hiểu quy định của luật pháp thương mại và đầu tư, tập quán kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp chưa có quan hệ hợp tác. Cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, thì bản thân doanh nghiệp phải thay đổi tư duy kinh doanh thích nghi với bối cảnh mới, tích cực tìm hiểu, nắm bắt thông tin và linh hoạt trong việc tiếp cận, tận dụng cơ hội; đầu tư xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao – yếu tố quyết định trong việc tiếp cận thị trường đầy tiềm năng này.

Trong bối cảnh dịch Covid -19 gây ra nhiều khó khăn cho xuiất khẩu, việc tận dụng các FTA thế hệ mới như sẽ là cú hích lớn giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tạo ưu thế so với các nước xuất khẩu cạnh tranh như Thái Lan, Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, khả năng tận dụng CPTPP để vượt qua Covid – 19 phụ thuộc rất nhiều vào sự đầu tư và chuẩn bị của các doanh nghiệp, cộng với hỗ trợ hiệu quả từ các bộ, ngành liên quan.

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm hướng hợp tác với các thị trường đối tác của Hiệp hội để thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn lớn. Đây cũng chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu 

Trung tâm KC&XTTM Bắc Giang – tổng hợp

 

 

 

 

418 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
987 Sản phẩm được trưng bày
21924489
Lượt truy cập