Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

NIỀM TIN NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI HÀNG VIỆT 

Cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động ngày 31 tháng 7 năm 2009, nhìn lại chặn đường 8 năm triển khai thực hiện cuộc vân động đã đạt được những kết quả đáng mừng, phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, tinh thần năng động, sáng tạo tự chủ của các doanh nghiệp, tinh thần yêu nước, tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hoá tiêu dùng của người Việt, điều đáng nói đây là sự nhận thức của người dân trong việc mua sắm từ chổ người tiêu dùng ít quan tâm hoặc quay lưng với hàng Việt được sản xuất trong nước thì sau 8 năm thực hiện cuộc vận động tỷ lệ người tiêu dùng quan tâm đến hàng Việt ngày càng nhiều, đã có bước chuyển biến tích cực, lan toả sâu rộng trong đời sống cộng đồng.
NIỀM TIN NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI HÀNG VIỆT

Đa số người tiêu dùng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ưu tiên dùng hàng Việt, mang lại kinh tế thiết thực cho đất nước, doanh nghiệp và cho cả người tiêu dùng, nếu trước đây chỉ có 23% người tiêu dùng quan tâm, thì đến nay người tiêu dùng đã đánh giá cao đến chất lượng hàng Việt được sản xuất trong nước, con số này đã tăng lên trên 80% đây là tín hiệu đáng mừng, thể hiện cuộc vân động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị là kịp thời đúng đắng, hợp lòng dân.

    Những kết quả đạt được là nhờ có sự đồng thuận của các cấp, các ngành từ Trung ương xuống cơ sở, sự chỉ đạo quyết liệt, liên tục của ban chỉ đạo, sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp, nên kết quả không chỉ dừng lại ở sự nhận thức của người tiêu dùng đối với hàng Việt mà làm thay đổi cả nhận thức của các doanh nghiệp(DN) hoạt động sản xuất, kinh doanh trong cơ chế thị trường. Có thể nói, kể từ khi có cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” các DN mạnh dạng đầu tư nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, nên chất lượng hàng hoá sản xuất trong nước được nâng cao, mẫu mã sản phẩm cũng được đổi mới liên tục, cải tiến kỹ thuật để hạ giá thành sản phẩm; thích ứng với điều kiện hội nhập, nhằm cạnh tranh  với hàng nhập ngoại, công tác Xúc tiến Thương mại, thị trường nội địa cũng được triển khai, mỡ rộng, thái độ phục vụ, chăm sóc người tiêu dùng (NTD) cũng được quan tâm… chính vì thế mà làm thay đổi suy nghĩ một bộ phận không nhỏ NTD từ chổ ưa chuộng hàng ngoại thì nay ưu tiên mua sắm, sử dụng hàng sản xuất trong nước. Nhiều Trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị của các DN trong nước hàng hoá nội địa vẩn chiếm tỷ trọng lớn từ 80-90%. Nhiều cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội…cũng chuyển biến tích cực trong việc hưởng ứng cuộc vận động như mua sắm trang thiết bị, phương tiện đi lại như xe ôtô, xe máy đắt tiền, bàn ghế, tủ đựng tài liệu…được sản xuất trong nước, giúp các DN hoạt động bình thường, sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ, người lao động có việc làm thường xuyên,  thu nhập ổn định, đời sống kinh tế - xã hội, an ninh trật tự được ổn định.

    Bên cạnh những thành công đã đạt được thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong quá trình thực hiện như: Đó là sự phối hợp giữa các cấp các ngành chưa thật sự đồng bộ nên hiệu quả chưa cao. Công tác tuyên truyền chưa thực hiện thường xuyên, chưa có chiều sâu, các sản phẩm có thương hiệu do Việt Nam sản xuất chưa được quảng bá sâu rộng đến người tiêu dùng, tình trạng hàng nhái, hàng kém chất lượng được nhập lậu vào Việt Nam chưa được kiểm soát, nhiều DN còn lợi dụng khuyến mại, đưa hàng Việt về nông thôn nhằm tiêu thụ hàng hết hạn, hàng kém chất lượng…một bộ phận cán bộ, công chức chưa thật sự gương mẫu trong việc mua sắm vẫn còn  tình trạng sính hàng ngoại…

    Từ khi đất nước đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã khá hơn, dân trí của người tiêu dùng ngày càng cao để người Việt Nam dùng hàng Việt Nam là việc làm không dễ, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương xuống cơ sở, hàng Việt phải chứng tỏ tính ưu việt hơn hẳn hoặc ngang hàng, hàng ngoại nhập. Hàng hoá phải đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thường xuyên thay đổi mẫu mã, hợp thị hiếu, tập quán người tiêu dùng. Giá cả phải phù hợp với khả năng chi trả và mức thu nhập của người dân. Đa dạng các hình thái dịch vụ, có chế độ chăm sóc khách hàng chu đáo sau bán hàng, các DN Việt Nam phái có chiến lược sản phẩm, quảng bá, khuyến mại để NTD có cơ hội lựa chọn sản phẩm phù hợp.

    Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác Xúc tiến thương mại, giúp DN tìm kiếm thị trường, xây dựng hệ thống bán hàng, quảng bá sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho NTD tiếp cận hàng Việt. Triển khai có hiệu quả các Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn tại các huyện vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp…

    Các cơ quan chức năng như Công an, chi Cục quản lý thị trường, Hải quan, bộ đội Biên phòng…Đặc biệt là Ban chỉ đạo 389 của tỉnh trong việc tuyên truyền, vận động và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu các sản phẩm hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, chống đầu cơ, buôn lậu, các mặt hàng nhà nước cấm nhập, quan tâm đến những sản phẩm phục vụ sản xuất nông sản như: chất lượng phân bón,thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm phục vụ chăn nuôi gia cầm, thủy sản,…

      Bản thân các DN Việt Nam cũng phải tự đổi mới mình, có trách nhiệm với xã hội, người tiêu dùng, để đáp ứng các tiêu chí mà NTD đã lựa chọn, có như vậy hàng Việt mới có chổ đứng lâu dài trong lòng người tiêu dùng.

    

868 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
987 Sản phẩm được trưng bày
21882508
Lượt truy cập