Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

QUY ĐỊNH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI AUSTRALIA 

Australia là một trong số 20 quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Mặc dù dân số chỉ 25 triệu người, nhưng người dân nước này rất ưa chuộng tiêu dùng trái cây tươi
QUY ĐỊNH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI AUSTRALIA

1. Thực trạng:

Đây cũng là một đất nước đa văn hóa, với cơ cấu dân cư đa dạng, trong đó có khoảng 300.000 kiều bào Việt Nam sinh sống, chưa kể số lượng du học sinh, cán bộ và doanh nghiệp Việt đang học tập và công tác.

Về khí hậu, Việt Nam và Australia nằm ở hai nửa bán cầu khác nhau nên vụ mùa thu hoạch thường trái ngược, góp phần tạo ra sự tương hỗ, bổ sung để người dân hai nước được thưởng thức nông sản của nhau.

Việt Nam và Australia còn là đối tác thương mại thông qua Hiệp định Tự do thương mại (FTA) ASEAN – Australia – New Zealand (AANZFTA) có hiệu lực từ năm 2010 và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ cuối năm 2018.

Nhờ các hiệp định này, phần lớn hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Australia sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi 0% và nhiều điều kiện thuận lợi khác. Không những thế, trái cây Việt Nam thường có giá thành thấp, chất lượng lại đảm bảo, nên đây sẽ là mặt hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao.

Tuy nhiên, năng lực và giá trị xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam sang Australia hiện còn rất khiêm tốn. Xuất khẩu nông sản tươi của Việt Nam vào Australia mới chỉ chiếm vị trí nhỏ trong tổng quy mô thị trường của Australia.

Một trong những nguyên nhân chính là Australia vốn là một quốc gia có các quy định về kiểm dịch và an toàn thực phẩm ngặt nghèo nhất trên thế giới. Nước này đã xây dựng khuôn khổ chính sách về an toàn sinh học nhằm bảo vệ nền nông nghiệp trước những rủi ro do côn trùng có hại xâm nhập và phát tán.

Các loại hàng hóa, đặc biệt là mặt hàng nông sản tươi, để có thể vào được thị trường Australia cần đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn, thậm chí có những tiêu chuẩn còn khắt khe hơn cả một số quốc gia luôn nổi tiếng là khó tính về nhập khẩu hàng hóa, như Nhật Bản, Mỹ và châu Âu (EU). Đối với hàng nông sản Việt Nam, đây rõ ràng là khó khăn lớn.

Các loại trái cây như vải, xoài, thanh long và nhãn muốn thâm nhập được vào Úc đều phải được xử lý nghiêm ngặt, đúng kỹ thuật từ giống, canh tác cho tới đóng gói, bảo quản và vận chuyển.

2. Một số quy định về an toàn thực phẩm

2.1. Kiểm soát thực phẩm nhập khẩu

Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước (Department of Agriculture and Water Resources) - có chức năng giám sát thực phẩm nhập khẩu tại cửa khẩu về vấn đề đạt yêu cầu các tiêu chuẩn của Australia - mới đây đã thông báo cập nhật các xét nghiệm áp dụng với thực phẩm diện giám sát.

Nếu nhập khẩu thực phẩm, theo Đạo luật Kiểm soát Thực phẩm Nhập khẩu (Imported Food Control) 1992, các đơn vị xuất khẩu thực phẩm vào Australia phải đáp ứng các tiêu chuẩn của Australia áp dụng với sản phẩm của mình để bảo đảm đó là an toàn và phù hợp với mục đích sử dụng.

Theo đó, có các loại xét nghiệm và các xét nghiệm được áp dụng với các loại thực phẩm cụ thể và các tiêu chuẩn sẽ được sử dụng để thẩm định các kết quả xét nghiệm. Trong trường hợp không có xét nghiệm phân tích, thực phẩm vẫn sẽ phải qua phần thẩm định bằng mắt và nhãn mác.

Tại chương 1 & 2, Bộ luật Tiêu chuẩn Thực phẩm (Food Standards Code - FSC) của Australia, tất cả các loại thực phẩm đều phải thẩm nhãn mác và thành phần. Theo Đạo luật Kiểm soát Thực phẩm Nhập khẩu (Imported Food Control) 1992, phần 3 (2)(a)(vii) và 3(2)(b), các loại thực phẩm thẩm định bằng mắt phải an toàn và phù hợp.

Bảng 2: Quy định về các xét nghiệm vi sinh

Loại thực phẩm

Hiểm họa/

xét nghiệm áp dụng

Tiêu chuẩn

Berries: đồ ăn liền không qua chế biến thêm, kể cả xử lý bằng nhiệt đủ để vô hiệu hóa siêu vi khuẩn viêm gan A trước khi ăn

E coli

n=5, c=2, m=10, M=100 cfu/g

Pho mát

Listeria monocytogenes

FSC Tiêu chuẩn FSC 1.6.1

Chà là khô

E. coli

n=5, c=2, m=100, M=1.000 cfu/g

Cà chua khô, khô sơ và khô nắng

E coli

n = 5, c = 2, m = 100, M = 1000 cfu/g

Dược thảo khô (không kể các miếng tỏi)

Salmonella

n=10, c=0 m=không tìm thấy trong bất kỳ 25g mẫu nào

Rau tươi: bắp con, đậu snap pea, ớt

E.coli

n= 5, c=1, m=10, M=100 cfu/g

Rau bina đông lạnh

E.coli

n=5, c=1, m=10, M=100 cfu/g

Sữa và bột kem đậm đặc kể cả sữa bột

Samonella

Tiêu chuẩn FSC 1.6.1

n=10, c=0, m=không tìm thấy trong bất kỳ 25g mẫu nào

Dừa bào tươi, làm lạnh hay đông đá

Salmonella

n=10, c=0, m=không tìm thấy trong bất kỳ 25g mẫu nào

Tàu hũ, sữa đậu nành, đậu hũ sữa đậu nành

Bacillus cereus

n=5, c=1, m=1000, M=10.000.0000

cfu/g

Thịt muối ăn liền, chưa nấu chín xử lý khô chậm

Salmonella

Listeria monocytogenes

n=5, c=0, m= không tìm thấy trong 25g

n=5, c=0, m=100cfu/g

 

(Nguồn: http://www.foodstandards.gov.au/code/Pages/default.aspx)

 

• n = số lượng tối thiểu đơn vị mẫu xét nghiệm phải được xem xét từ nhiều thực phẩm

• c= số lượng tối đa được cho phép đối với các đơn vị mẫu xét nghiệm có vấn đề, tức là có số đếm trong khoảng từ 'm' đến 'M'

• m = mức độ vi sinh vật chấp nhận được trong một đơn vị mẫu xét nghiệm

• M = mức độ khi vượt quá (tức là mức độ lớn hơn M) trong một hoặc nhiều mẫu xét nghiệm sẽ khiến lô hàng bị từ chối

2.2. Kiểm soát nhập khẩu nhãn vào Úc

Bộ Nông nghiệp Úc gửi thư cho Thương vụ Việt Nam tại Úc về việc lưu ý doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nhãn cần chú ý việc đóng gói bao bì đáp ứng đúng quy định về an toàn sinh học của Úc. Theo đó, hàng hoá xuất khẩu phải đáp ứng được ít nhất một trong các phương pháp đóng gói an toàn để tránh côn trùng xâm nhập, bao gồm:

- Thùng carton kín: Đóng gói trong thùng carton có nắp được đậy chặt và không có lỗ thông hơi;

- Thùng carton có lỗ thông hơi: Nếu thùng carton có lỗ thông hơi thì các lỗ này phải được che bằng lưới và kích thước không quá 1,6 mm và độ dày của lưới không nhỏ hơn 0,16 mm. Hoặc các lỗ thông hơi phải được dán lại.

Mục đích của các điều kiện này là để tránh hàng hoá bị nhiễm bẩn hoặc tái nhiễm sau khi chiếu xạ.

Để tăng cường các điều kiện nhập khẩu hiện tại, Bộ Nông nghiệp Úc đãgửi thông báo bằng văn bản tới cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu thông tin đối với việc sử dụng thiết bị chất xếp hàng hóa đường không (ULD) và các container đường biển được dán kín. Nếu Việt Nam có thể cung cấp được các thông tin chứng minh rằng việc đảm bảo an toàn cho hàng hoá sau khi xử lý vẫn được duy trì theo các điều kiện trên, Bộ Nông nghiệp Úc có thể sẽ công bố thêm các phương pháp đóng gói an toàn sau đây:

- Các pallet được quấn bằng lưới hoặc bọc nilon; hoặc các thiết bị chất xếp hàng hóa đường không (ULDs) – Các ULDs vận chuyển các thùng carton có lỗ thông hơi mở, hoặc các pallet carton có lỗ thông hơi phải được che kín hoặc bọc bằng tấm polythene / nhựa / lá kim loại, hoặc lưới với kích thước lỗ không quá 1,6 mm.

- Hàng hoá được vận chuyển trong các container kín – các thùng carton (thùng đóng hàng) có lỗ được vận chuyển trong các container đóng kín. Container kín bao gồm 6 mặt bằng chất liệu cứng, hoặc ULDs với các mặt là các tấm bạt lớn chống thấm (tarpaulin) không có lỗ hoặc khoảng trống. Container phải được vận chuyển nguyên vẹn đến các điểm kiểm tra.

THEO TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

546 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
987 Sản phẩm được trưng bày
21895554
Lượt truy cập