1. Quy định chung
Việc thiết lập và áp dụng hệ thống PLS của Hàn Quốc nhằm ngăn ngừa các nguy cơ có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe do hấp thụ dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm, đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn cho người dân.
Mặt khác hệ thống PLS cũng định hướng để người sản xuất nông sản sử dụng các biện pháp phù hợp trong việc kiểm soát dịch bệnh. Hệ thống PLS không thay đổi tiêu chuẩn dư lượng đối với thuốc trừ sâu đã được cấp phép.
Đối với các loại thuốc trừ sâu chưa thiết lập tiêu chuẩn dư lượng cho phép (thuốc trừ sâu chưa được cấp phép tại Hàn Quốc hoặc các loại thuốc trừ sâu mà Hàn Quốc chưa có thông tin) thì được áp dụng theo tiêu chuẩn đồng nhất là dưới 0,01mg/kg (mức không phát hiện hàm lượng thuốc trừ sâu). Đây được xem là một trong những thách thức đối với nhiều nhà xuất khẩu nông sản nước ngoài; trong đó có Việt Nam.
Song song với việc áp dụng PLS, Hàn Quốc cũng thắt chặt quản lý kiểm tra thực phẩm trong nước như mở thêm văn phòng kiểm tra tại các chợ bán buôn công cộng, kiểm tra trên 90% tổng lượng hàng nông sản được lưu thông, tăng cường quản lý an toàn hàng nông sản tươi được lưu thông qua giao dịch trực tuyến…
Đồng thời, từ ngày 01/7/2019, Bộ An toàn thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) cấm nhập khẩu các sản phẩm hộp và đồ đựng thực phẩm có sử dụng nhựa nhiệt dẻo tái chế (PET). Đối với các sản phẩm hộp và đồ đựng thực phẩm nhập khẩu từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, nhà nhập khẩu phải xuất trình chứng nhận của nhà sản xuất, trong đó ghi rõ chất liệu sử dụng để sản xuất ra hộp và đồ đựng thực phẩm (không sử dụng nhựa nhiệt dẻo tái chế).
Một số quy định, văn bản liên quan đến thị trường Hàn Quốc
Ngoài ra, trên cơ sở hồ sơ thông báo nhập khẩu thực phẩm của doanh nghiệp, MFDS sẽ có phương thức giám định trước khi thông quan hàng hóa. Về nguyên tắc, tất cả các loại thực phẩm nhập khẩu đều phải trải qua giám định để đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chuẩn và quy cách giống như các mặt hàng thực phẩm được sản xuất trong nước. Giám định viên sẽ kiểm tra hồ sơ và hàng hóa để đảm bảo sự tuân thủ Luật Vệ sinh Thực phẩm. Trong trường hợp kết quả giám định cho thấy sự tuân thủ, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ nhận được chứng nhận nhập khẩu và cơ quan hải quan sẽ được thông báo để tiến hành thông quan hàng hóa. Trong trường hợp kết quả giám định cho thấy sự không tuân thủ, hàng hóa sẽ bị trả về nơi xuất xứ, bị tiêu hủy hoặc yêu cầu chuyển mục đích sử dụng.
Tùy từng loại thực phẩm sẽ có bốn hình thức giám định như sau:
Hình thức giám định
|
Đối tượng
|
Phương pháp giám định
|
Thời gian giám định
|
Kiểm tra hồ sơ
|
Thực phẩm dùng để đổi lấy ngoại tệ, nguyên liệu thô dùng để sản xuất các loại thực phẩm tự làm, thực phẩm dùng để nghiên cứu, gia vị ăn được, thực phẩm tinh chế, hoặc thực phẩm cùng loại của cùng công ty đã tiến hành giám định chi tiết
|
Việc tuân thủ được xác định thông qua kiểm tra hồ sơ thông báo nhập khẩu thực phẩm. Trong quá trình kiểm tra cũng sẽ kiểm tra trên hồ sơ tên của sản phẩm, danh sách các nguyên liệu, các chất phụ gia được phép, các mặt hàng có nhãn tiếng Hàn
|
2 ngày
|
Giám định cảm quan
|
Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản không phải là nguyên liệu thô cho thực phẩm. Những mặt hàng không có tiêu chí và tiêu chuẩn đối với thực phẩm hoặc những mặt hàng được xác định cần tiến hành giám định cảm quan khi kiểm tra hồ sơ
|
Việc tuân thủ được xác định thông qua đánh giá hình thức, tính chất, mùi, vị, và hồ sơ lưu về giám định chi tiết trước đó
|
3 ngày
|
Giám định chi tiết
|
Các loại thực phẩm lần đầu nhập khẩu, các loại thực phẩm bị cho là có các thành phần gây hại, các sản phẩm cùng loại của cùng một công ty mà kết quả giám định chi tiết hoặc giám định lấy mẫu ngẫu nhiên đã xác định là không tuân thủ, các sản phẩm được cho là có nguy cơ trên cơ sở tiến hành giám định cảm quan
|
Giám định bằng các phương pháp vật lý, hóa học và vi sinh, bao gồm cả kiểm tra hồ sơ và giám định cảm quan
|
10 ngày
|
Giám định lấy mẫu ngẫu nhiên
|
Nguyên liệu thô để sản xuất các loại thực phẩm tự làm hoặc thực phẩm cùng loại của cùng một công ty là đối tượng kiểm tra hồ sơ
Thực phẩm được chọn từ chương trình lấy mẫu ngẫu nhiên của hệ thống tích hợp
|
Giám định bằng các phương pháp vật lý, hóa học và vi sinh, bao gồm cả kiểm tra hồ sơ và giám định cảm quan
|
5 ngày
|
Đối với những doanh nghiệp nhập khẩu lần đầu, các tổ chức vệ sinh thực phẩm không phải là văn phòng địa phương của MFDS có thể tiến hành giám định chi tiết đối với thực phẩm nhập khẩu có khối lượng tối thiểu là 100 kg. Nếu khối lượng nhập khẩu lần đầu thấp hơn mức này, hàng hóa có thể được kiểm tra về các tiêu chuẩn và quy cách bởi các tổ chức khác không phải là chính quyền hoặc văn phòng kiểm dịch địa phương. Khi tái nhập khẩu một khối lượng ít hơn 100 kg, hàng hóa có thể được công nhận nếu như đó là cùng một loại hàng hóa của cùng một công ty. Sau khi đã qua giám định chi tiết, nếu hàng hóa cùng loại của cùng một công ty xuất khẩu được nhập khẩu, hồ sơ của hàng hóa đó sẽ được công nhận.
Ngoài việc phải áp dụng đúng thủ tục, trình tự và yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng tại Luật Vệ sinh Thực phẩm, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật bao gồm rau tươi, hoa quả tươi và ngũ cốc phải thêm có chứng nhận của Cục Kiểm tra và Kiểm dịch Động Thực vật (QIA). Việc kiểm tra của QIA ðýợc tiến hành ðồng thời với kiểm tra của MFDS. Quy trình kiểm tra của QIA thýờng hoàn tất trong vòng 10 ngày trừ những trýờng hợp yêu cầu phải kiểm tra thêm (xem Sõ ðồ 2).
Theo Luật Kiểm dịch thực vật, thực vật và các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật có thể được chia thành 3 loại: các sản phẩm không được phép nhập khẩu, các sản phẩm là đối tượng phải tiến hành kiểm tra, và các sản phẩm được miễn kiểm tra.
Các sản phẩm không được phép nhập khẩu bao gồm:
- Các loại thực vật được sản xuất hoặc đến từ những khu vực mà có các loài sâu bệnh có khả năng gây hại lớn đến các loài thực vật ở Hàn Quốc dựa trên kết quả phân tích sâu bệnh nguy hại. Những khu vực do Bộ Nông nghiệp, Lương thực và Nông thôn nghiệp xác định được phép thông quan sẽ được loại trừ khỏi danh sách này.
- Các loài sâu bệnh gây hại.
- Đất hoặc các loài thực vật có lẫn đất.
Danh sách các loài thực vật không được phép nhập khẩu, những khu vực cấm nhập khẩu, những loài sâu bệnh gây hại được thông báo trên trang web của Bộ Lương thực và Nông Lâm Ngư nghiệp (MAFRA) và Cục Kiểm tra và Kiểm dịch Động Thực vật. Những loài thực vật và sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật bị cấm vẫn có thể được nhập khẩu nếu được sự chấp thuận của MAFRA dựa trên các kết quả nghiên cứu và kiểm tra trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu đặt ra, chẳng hạn như nước xuất khẩu phải đưa ra được kế hoạch quản lý rủi ro đối với các loài sâu bệnh gây hại. MAFRA cũng có thể ban hành lệnh tạm thời hạn chế nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc thực vật nói chung hoặc các sản phẩm có nguồn gốc thực vật đến từ một khu vực nhất định nếu như phát sinh yêu cầu khẩn cấp phải kiểm soát các loài sâu bệnh gây hại thâm nhập vào Hàn Quốc.
2. Đối với quả vải
Hiện tại, vải thiều nói riêng và các loại hoa quả nhiệt đới nói chung có khả năng tiêu thụ tại thị trường Hàn Quốc do đây là một nước có khí hậu ôn đới nên có nhu cầu nhập khẩu đối với các loại trái cây nhiệt đới để đáp ứng đòi hỏi của người tiêu dùng.
Vải đông lạnh, trong đó có vải Việt Nam, đã xuất hiện tại các hệ thống phân phối tại Hàn Quốc, chủ yếu tại các hệ thống siêu thị lớn như Lotte, Emart và các kênh phân phối trực tuyến (bán hàng trên mạng, bán hàng qua kênh TVshopping). Giá hiện tại của mặt hàng vải đông lạnh trên thị trường là 4.200 won/kg (tương đương khoảng 80.000 đồng/kg).
Việt Nam hiện đang đứng thứ ba trong số những nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu trái cây đông lạnh thuộc mã HS này sang Hàn Quốc với kim ngạch năm 2015 đạt 21 triệu USD và khối lượng trên 10.500 tấn. Trên thực tế, trong số 10 quốc gia và lãnh thổ có kim ngạch xuất khẩu lớn sang Hàn Quốc thuộc nhóm này, chỉ có Trung Quốc, Thái Lan và Phi-líp-pin là những đối thủ cạnh tranh chủ yếu đối với mặt hàng trái cây nhiệt đới đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên, xét về giá trị kim ngạch, các nước này đều có vị trí xếp sau Việt Nam.
Theo dự báo, nhu cầu tiêu thụ vải quả trên thế giới sẽ tiếp tục có xu hướng gia tăng trong thời gian tới. Vải quả tươi sẽ vẫn được ưa chuộng nhưng xu hướng đa dạng hóa các sản phẩm vải quả sẽ vẫn diễn ra mạnh mẽ. Các sản phẩm bánh kẹo, mứt, bột và nước ép sẽ xuất hiện nhiều hơn ở các phân khúc bán buôn thay vì chỉ có sản phẩm vải tươi thống trị phân khúc này như trước kia. Đồng thời người tiêu dùng sẽ ngày càng khó tính hơn khi lựa chọn các sản phẩm vải quả do họ có nhiều lựa chọn hơn từ các nước khác nhau trên thế giới song xu hướng rõ ràng là những sản phẩm an toàn và giữ được hương vị tự nhiên sẽ được ưu tiên hơn. Hiện nay trên thị trường thế giới có một số sản phẩm như sau:
- Quả vải tươi: đóng gói, bảo quản, vận chuyển: vải tươi từ các nước được xử lý bảo quản, đóng thùng, dán nhãn, xuất khẩu bằng đường hàng không hoặc đường bộ (trường hợp các nước liền biên giới). Yêu cầu độ đồng đều, màu vải tươi tự nhiên, xử lý xạ/nhiệt để đảm bảo không có dịch bệnh;
- Vải đóng hộp: các sản phẩm vải đóng hộp rất đa dạng, tùy thuộc vào thị hiếu của từng thị trường. Theo đó mức độ ngọt, trọng lượng hộp, số lượng quả vải trong mỗi hộp sẽ dao động tùy theo thị trường;
- Bột quả vải, nước quả vải cô đọng: vải quả nghiền, cô đọng, sử dụng để làm đồ uống hỗn hợp, kem, sinh tố... Yêu cầu độ mịn, độ đường đạt tiêu chuẩn của thị trường tiêu thụ;
- Bánh kẹo từ vải quả, vải sấy khô: vải sấy khô, kẹo vải, bánh vải, vải ngâm mật ong, thạch vải… các sản phẩm này chủ yếu bán ở các siêu thị;
- Mứt vải: mứt vải rất được ưa chuộng tại Hoa Kỳ và châu Âu, nhất là khi mùa vải tươi đã kết thúc, được bán phổ biến trong các siêu thị;
- Si rô vải: được chế biến theo công thức riêng của từng nhà sản xuất, kết hợp với một số thành phần khác để vừa đạt yêu cầu về dinh dưỡng, hương vị, vừa đáp ứng một yêu cầu riêng gì đó về sức khỏe (ví dụ được dùng như một loại thực phẩm chức năng: Vải quả rất tốt cho những người cao huyết áp, chứa một lượng rất thấp natri, nhưng lượng kali cao trong một khẩu phần vải);
- Nước ép vải: phổ biến tại các siêu thị trên thế giới;
Trung tâm Thông Tin Công Nghệ Thương Mại