Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

QUY ĐỊNH, THỦ TỤC NHẬP KHẨU, RÀO CẢN THƯƠNG MẠI, KỸ THUẬT CỦA AUSTRALIA 

Hàng nhập khẩu vào Australia phải tuân theo các quy định về bao gói, nhãn mác quy định trong Đạo luật Thương mại 1905 (Commerce Trade Descriptions Act 1905) và Các điều lệ Thương mại 1940 (Commerce Imports Regulations 1940).
QUY ĐỊNH, THỦ TỤC NHẬP KHẨU, RÀO CẢN THƯƠNG MẠI, KỸ THUẬT CỦA AUSTRALIA

1. Quy định dán nhãn đối với hàng nhập khẩu vào Australia

 

Yêu cầu chung đối với nhãn mác áp dụng cho tất cả các mặt hàng thưc̣ phẩm đóng gói nhập khẩu, quy định tại Luật Tiêu chuẩn Thưc̣ phẩm do Cơ quan Tiêu chuẩn thưc̣ phẩm Australia – New Zealand ban hành (www.foodstandards.gov.au).

Tên thực phẩm: tất cả các loại thực phẩm đóng gói phải có tên gọi hoặc một bản mô tả đặc điểm của thưc̣ phẩm. Chiều cao tên thực phẩm trên nhãn in tối thiểu là 3mm;

Nhận dạng lô hàng: thực phẩm đóng gói phải đươc̣ cung cấp thông tin nhận dạng, tức là số lượng thực phẩm được chế biến cùng điều kiện chung. Sử dụng cụm từ “use by” (sử dụng trước ngày) hoặc ngày đóng gói có thể đáp ứng quy định này. Để nhận dạng lô hàng, có thể sử dụng nhãn mác hoặc mã sốcủa nhà sản xuất. Australia không đặt ra quy định về kích cỡ hoặc sư ̣tương phản màu sắc;

Nhãn thời hạn sử dụng: tất cả các loại thưc̣ phẩm đóng gói được nhập khẩu vào Australia có thời hạn sử dụng ít hơn hai năm phải có nhãn thời hạn ghi rõ thời gian sử dụng tối thiểu của sản phẩm. Đây là thời hạn nếu thực phẩm được lựa chọn ̣trữ phù hơp̣ sẽ giữ nguyên tính chất và chất lượng. Nhãn thời hạn nên in rõ ràng và nổi bật bằng chữ in hoa và các con số có chiều cao không thấp hơn 3mm. Khi cần có các điều kiện bảo quản đặc biệt để đảm bảo thời gian sử dụng tối thiểu của sản phẩm hoặc hạn sử dụng thưc̣ phẩm, cần ghi rõ những điều kiện này trên nhãn mác.

 Trường hợp miễn trừ

Một số loại thực phẩm đươc̣ miễn dán nhãn thành phần. Đó là những thực phẩm có tên gọi đã chỉ rõ thành phần như cá phi lê đông lạnh, dừa khô… . Các loại đồ uống có cồn, hương liệu và nước giải khát đóng chai có dấu xi cũng đươc̣ miễn dán nhãn thành phần.

Ngoài ra, có một số thông tin không đươc̣ phép ghi trên nhãn mác thưc̣ phẩm như:

- Những thông tin cho biết thưc̣ phẩm giúp tạo dáng;

- Từ “bổ dưỡng” (“health”) cùng với tên thưc̣ phẩm;

- Các từ “giàu vitamin” (“vitamin enriched”) hoặc các thông tin tương tư;̣

- Các thông tin về khả năng chữa bệnh.

Một số thông tin khác đươc̣ quy định rất nghiêm ngặt và chỉ đươc̣ sử dụng trong một số trường hợp cụ thể như:

- Tên thương mại;

- Các thông tin liên quan đến các tính chất dinh dưỡng như ít chất béo, nhiều chất xơ, không có cholesterol hoặc các thuật ngữ tương tư ̣phải đươc̣ xác nhận và chứng minh;

- Cụm từ “nồng độ cồn thấp” (“low alcohol”) hoặc các từ ngữ tương tư ̣cần có kèm chú thích “chứa không quá x % cồn”;

- Từ “tinh khiết” (“pure”) chỉ sử dụng đối với những loại thưc̣ phẩm một thành phần không chứa gia vị.

 Đối với một số sản phẩm cụ thể, có những điều khoản bổ sung cần xem xét khi dán nhãn. Ví dụ:

- Nhãn của bao bì mặt hàng đồ uống có cồn phải nêu rõ nồng độ chất ethanol là 20o và trọng lương̣ đóng trong bao bì;

Từ ngày 1/7/2016, chính phủ Australia sẽ áp dụng hệ thống dán nhãn mới cho thức ăn, giúp người tiêu dùng có thêm thông tin về nơi sản xuất, chế biến của các loại thực phẩm.

Theo đó, có ba loại nhãn cho thực phẩm của Australia, chỉ ba loại này được phép in hình Kangaroo trên nhãn, bao gồm:

- Grown in Australia: Thường thấy nhãn này trên các loại thức ăn tươi sống, là thực phẩm được nuôi, trồng, sản xuất ở Australia, và các thành phần trong đó 100% ở Australia.

- Product of Australia: Đây là thực phẩm có 100% thành phần được nuôi trồng tại Australia, và được chế biến, đóng gói ở Australia.

- Made in Australia: Loại sản phẩm dán nhãn này phải có ít nhất 70% thành phần được sản xuất, chế biến và đóng gói tại Australia. Tất cả những thực phẩm chỉ xắt ra, vô hộp, hay tái đóng gói tại Australia từ các nguồn nhập cảng từ 1/7/2016 sẽ không còn được dán nhãn hiệu “Made in Australia”.

 Có hai loại nhãn khác cho đồ ăn nhập khẩu vào Australia, bao gồm:

- Packed in Australia: Thực phẩm có ít hơn 70% thành phần có xuất xứ từ Australia sẽ dán nhãn này, và để rõ số phần trăm nguyên liệu trong đó đến từ hay được chế biến ở Australia.

- Imported goods: Hàng nhập cảng và Australia bán phải để nhãn ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Hai loại thực phẩm này không được phép in hình Kangaroo trên nhãn

 Trừ loại hàng nhập khẩu hoàn toàn, những sản phẩm còn lại, bên ngoài chữ và số, còn có hình cây thước thể hiện tỉ lệ phần trăm thành phần có nguồn gốc từ Australia.

Các loại thực phẩm ngoại lệ không cần phải sử dụng nhãn mới:

- Gia vị, đồ nêm

- Các sản phẩm kẹo bánh

- Bánh quy và đồ ăn vặt

- Nước đóng chai

- Nước uống có ga và nước uống thể thao

- Trà và cà phê

- Thức uống có cồn

2. Quy định kiểm định đối với vật liệu bao gói

Các loại túi đươc̣ sử dụng làm bao gói cho những lô hàng là các sản phẩm có nguồn gốc thưc̣ vật phải là những loại túi mới, sạch và bền, đảm bảo không làm rơi hàng hoá đựng̣ bên trong. Các loại túi đươc̣ tái sử dụng trong vận chuyển hàng hoá phải đươc̣ kiểm dịch và xử lý tiêu huỷ hoặc tái xuất. Tất cả các loại gỗ gồm sọt, tấm lót, tấm chặn, tấm kê hàng cũng phải đươc̣ kiểm tra trừ trường hơp̣ có chứng nhận các loại gỗ này đã đươc̣ xử lý chống côn trùng lây lan bằng phương pháp thích hơp̣ đã đươc̣ Cơ quan An toàn Sinh học của Bộ Nông nghiệp, Thuỷ sản và Lâm sản Australia thông qua.

 Vật liệu bao gói có nguồn gốc thưc̣ vật bị cấm nhập khẩu trừ các loại sau: sơị gỗ (wood-wool), mùn cưa, giấy vụn, giấy bồi, vỏ gỗ sồi nghiền nhỏ, than bùn. Các loại vật liệu bao gói khác đươc̣ chấp nhận bao gồm perlite, vermiculite và các loại vật liệu tổng hơp̣. Tất cảcác loại rơm ngũ cốc bị cấm nhập khẩu và không được sử dụng làm vật liệu bao gói.

 Hàng hoá đóng trong container nguyên chiếc giao tận nơi nhận không phải kiểm dịch nếu thành phần gỗ sàn và gỗ lót đã đươc̣ xử lý bằng một phương pháp đươc̣ chấp nhận. Để tránh việc kiểm tra đóng gói, có thể sử dụng các vật liệu thay thế như bìa các tông, sợi đay mới hoặc kim loại. Khi sử dụng các loại sọt, thùng hoặc tấm kê hàng, cần xử lý những vật dụng này bằng phương pháp thích hơp̣ đã đươc̣ Cơ quan An toàn Sinh học của Bộ Nông nghiệp, Thuỷ sản và Lâm sản Australia thông qua.

 Một điều quan trọng cần lưu ý container đóng hàng cần phải sạch, không dính đất và không có những chất ô nhiễm từ động thưc̣ vật như các hạt ngũ cốc, bột mỳ, thịt, xương và da. Vật liệu bao gói làm bằng rơm, vỏ trấu và những nguyên liệu tương tư ̣từ thưc̣ vật bị cấm nhập khẩu và không đươc̣ sử dụng để đóng gói.

 Cơ quan An toàn Sinh học của Bộ Nông nghiệp, Thuỷ sản và Lâm sản Australia đã mở rộng việc thưc̣ hiện các biện pháp kiểm dịch động thưc̣ vật theo Tiêu chuẩn quốc tế (ISPM 15) đối với tất cả các vật liệu bao gói và lót hàng bằng gỗ vận chuyển bằng đường hàng không khi nhập khẩu vào Australia.

 Việc tuân thủ là bắt buộc, hoặc tuân thủ quy định bao gói theo ISPM 15 hoặc đưa ra bằng chứng chứng minh các loại bao gói đã đươc̣ xử lý (khai báo đóng gói/chứng nhận xử lý).

 Nếu các điều kiện đề cập ởtrên không đươc̣ tuân thủ, các vật liệu bao gói bằng gỗ sẽ đươc̣ xử lý, tiêu huỷ hoặc tái xuất với chi phí do người nhập khẩu tư ̣chịu.

 Các doanh nghiệp nhập khẩu vào Australia cần trinh̀ tờ khai đóng gói vận chuyển bằng đươc̣ hàng không theo ISPM 15. Tờ khai cần đươc̣ in trên giấy tiêu đề của công ty cung cấp hàng hoá hoặc công ty vận chuyển, bao gồm vận đơn hàng không, số hoá đơn thương mại và ghi ngày tháng, ký, đóng dấu.

 Nếu bao gói đươc̣ đánh dấu hoặc đóng dấu tuân thủ ISPM 15 và tờ khai đóng gói vận chuyển theo đường hàng không theo ISPM 15 đươc̣ cung cấp đầy đủ thìkhông cần tài liệu bổ sung nào khác.

 Đối với các lô hàng mà bao gói bằng gỗ không đáp ứng đươc̣ theo ISPM 15, doanh nghiệp cần phải có giấy chứng nhận còn hiệu lưc̣ về việc bao gói đã được xông khói kèm theo tờ khai đóng gói vận chuyển bằng đường hàng không, nếu không hàng hoá sẽ bị chuyển thẳng đến Cơ quan An toàn Sinh học của Bộ Nông nghiệp, Thuỷ sản và Lâm nghiệp Australia để kiểm tra, xử lý, tiêu huỷ, hoặc tái xuất với mọi chi phí do người nhập khẩu chịu.

3. Quy định nhập khẩu quả vải vào thị trường Australia

Bộ Nông nghiệp Úc chính thức cho phép nhập khẩu trái vải tươi của Việt Nam kể từ ngày 18/4/2015. Tại thời điểm đó, trái vải là loại trái cây tươi đầu tiên của Việt Nam được cấp phép nhập khẩu vào Úc.

Theo quy định của Úc, để xuất khẩu trái vải tươi của Việt Nam vào thị trường Úc phải đảm bảo 5 yêu cầu:

- Về vùng trồng: Cơ sở trồng vải phải áp dụng biện pháp canh tác, quản lý sinh vật gây hại và thu hoạch đảm bảo giảm thiểu sinh vật gây hại trên quả vải, áp dụng Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) và được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, cấp mã số. Cơ sở phải lập và lưu lại hồ sơ, nhật ký sản xuất. Vải để xuất khẩu phải không bị nhiễm sâu bệnh, không dính đất, không được để lẫn với các sản phẩm từ các vùng trồng chưa được cấp mã số và được đựng trong các thùng (hộp) được ghi rõ thông tin cơ sở trồng phục vụ cho việc truy nguyên nguồn gốc. Vải phải được vận chuyển đến cơ sở đóng gói được cấp mã số bằng phương tiện đảm bảo vệ sinh.

- Về cơ sở đóng gói vải, phải đăng ký và được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, cấp mã số. Trước mỗi mùa xuất khẩu vải, cơ sở đóng gói phải được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra đánh giá và công nhận đáp ứng điều kiện nhập khẩu của Úc. - Về bao bì và ghi nhãn: Bao bì đóng gói vải xuất khẩu sang Úc phải đảm bảo hạn chế việc lây nhiễm sinh vật gây hại, kẽ hở hoặc lỗ thoáng phải nhỏ hơn 1,6mm. Thùng các-tông đựng vải phải ghi rõ mã số cơ sở trồng vải, cơ sở đóng gói và cơ sở xử lý và ghi rõ bằng tiếng Anh “Treated with ionizing irradiation” hoặc “Treated with ionizing electrons” hoặc “Irradiated (food)”, và có thể in logo theo quy định đối với thực phẩm chiếu xạ trên bao bì các-tông.

- Về xử lý chiếu xạ: Vải xuất khẩu đi Úc phải được xử lý tại các cơ sở chiếu xạ đã được Cục Bảo vệ thực vật công nhận (gồm Công ty chiếu xạ Sơn Sơn và Công ty cổ phần chiếu xạ An Phú) theo liều lượng quy định dưới sự giám sát của cán bộ kiểm dịch thực vật của Việt Nam.

- Về kiểm dịch lô vải xuất khẩu: Lô vải xuất khẩu phải được kiểm dịch thực vật đáp ứng yêu cầu nhập khẩu của Úc và có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Giấy chứng nhận) do cơ quan kiểm dịch thực vật của Việt Nam cấp, trên đó ghi rõ: “Lô quả này được sản xuất tại Việt Nam đáp ứng các điều kiện nhập khẩu vải tươi vào Úc và tuân thủ quy định tại Chương trình xuất khẩu quả vải đã được chiếu xạ từ Việt Nam sang Úc”. Trong mục biện pháp xử lý trên Giấy chứng nhận ghi rõ “Liều chiếu xạ thấp nhất 400 Gy”.

Để triển khai có hiệu quả việc xuất khẩu quả vải tươi sang thị trường Úc, Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp đã hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp và đặc biệt là người trồng vải thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật đối với quả vải tươi xuất khẩu đi Úc. Đồng thời, Thương vụ Việt Nam tại Úc cũng triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá trái vải Việt Nam tại Úc.

THEO TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

 

3063 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
987 Sản phẩm được trưng bày
21895654
Lượt truy cập