Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

Thông điệp chính “Giờ trái đất năm 2021” - Lên tiếng vì thiên nhiên 

Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên đang rạn nứt Năm 2020, là một năm đầy biến động khó lường khiến cả thế giới phải chậm lại và buộc con người phải suy ngẫm về giá trị của thiên nhiên cũng như những áp lực mà con người đã và đang đặt lên hệ sinh thái.
Thông điệp chính “Giờ trái đất năm 2021” - Lên tiếng vì thiên nhiên

Quan hệ giữa con người và thiên nhiên đã rạn nứt. Hệ quả từ sự tàn phá của con người lên môi trường đã dẫn đến hiện thực thảm khốc. Cháy rừng, bão lũ, thiên tai hạn hán, dịch bệnh xảy ra trên toàn cầu lấy đi sinh mạng của con người và các loài hoang dã, thất nghiệp gia tăng, kinh tế đình trệ và xã hội bất ổn. Những điều này đe doạ tới sự thịnh vượng và ổn định của toàn cầu, trừ phi chúng ta kịp thời thay đổi mối quan hệ của chính mình với thiên nhiên.

Hệ thống sản xuất, tiêu thụ, thu gom và xử lý rác nhựa và các chế phẩm từ nhựa hiện tại chưa được phát triển đúng mức và quản lý hiệu quả, dẫn đến mức độ ô nhiễm nhựa trong tự nhiên ngày càng gia tăng và hiện đang ở mức khủng hoảng.

Khí thải nhà kính và vấn đề về sản xuất và tiêu thụ năng lượng cũng góp phần tàn phá các cảnh quan tự nhiên, từ rừng nhiệt đới đến các vùng đất ngập mặn, gây ô nhiễm môi trường và làm khí hậu bị biến đổi trầm trọng.

Nhưng chưa bao giờ là quá muộn để chúng ta hành động!

Bây giờ, thời điểm này chính là lúc để chúng ta cất lên tiếng nói đồng lòng vì thiên nhiên và đưa ra cam kết về sự thay đổi mà tất cả chúng ta muốn thấy. Chúng ta cần các thành phố, doanh nghiệp, tổ chức xã hội dân sự, các cá nhân có tầm ảnh hưởng, các trường đại học và tất cả người dân cùng Lên tiếng vì Thiên nhiên! Cần phải giảm phát thải khí nhà kính để đảm bảo mục tiêu của Thoả thuận Khí hậu Paris đã đặt ra và không còn rác thải nhựa trong Thiên nhiên!

Cùng nhau, chúng ta hoàn toàn có thể chung tay ứng phó với tình huống khẩn cấp toàn cầu này, củng cố sức mạnh cộng đồng vì một hành tinh tươi đẹp.

Không còn rác nhựa trong môi trường tự nhiên! Hạn chế tiêu thụ các sản phẩm nhựa dùng một lần.

Ô nhiễm nhựa đã trở thành cuộc khủng hoảng mang tầm cỡ quốc gia và toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi người trong chúng ta.

Hàng năm trên thế giới có khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra các đại dương, chủ yếu đến từ các nước châu Á. Cứ mỗi phút có trung bình 1 triệu chai nhựa được tiêu thụ, cứ mỗi năm có đến 500 tỷ túi nilon được sử dụng. Lượng rác thải nhựa được tạo ra ước tính khoảng 300 triệu tấn, tương đương với trọng lượng của toàn bộ dân số trên trái đất.

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), nhựa sử dụng một lần rất phổ biến, chiếm đến 59% lượng bao bì nhựa tiêu thụ toàn cầu.

Nếu không khẩn trương hành động, vào năm 2030, chúng ta sẽ thấy rằng ô nhiễm nhựa trên các đại dương tăng lên gấp đôi, hơn 300 triệu tấn (theo báo cáo của UNEP năm 2018).

Description: D:\TIEN\Website\Bài viết 2021\Tháng 3\Giờ trái đất\giờ trái đất\eh_2021_global_digital_banner_(970x250px)_vn-01.png

Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có lượng rác thải nhựa nhiều trên thế giới.

Tại Việt Nam, lượng nhựa tiêu thụ cũng tăng nhanh trong những năm gần đây. Chỉ số tiêu thụ nhựa bình quân đầu người ở Việt Nam tăng từ 3,8kg/năm/người (năm 1990) lên 49kg / năm/ người (năm 2015). Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng rác thải nhựa ở Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn trong lượng chất thải rắn sinh hoạt nói chung, ước tính lên tới 2,5 triệu tấn/năm.

Đáng lo ngại hơn là khoảng 12-38% rác thải nhựa không được thu gom và xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường xung quanh.

Ô nhiễm nhựa đang ảnh hưởng đến tất cả mọi người trong chúng ta - giết chết sinh vật biển, làm ô nhiễm nguồn thực phẩm chúng ta ăn, không khí chúng ta thở và nước chúng ta uống, làm tắc nghẽn các con sông và đại dương của chúng ta.

Sự hối hả của cuộc sống khiến phần lớn chúng ta đang chọn thói quen sống nhanh, tiện lợi dù bản thân cũng hiểu những tác động của thói quen này lên môi trường. Nhưng trong cuộc sống bận rộn này, chúng ta vẫn có thể giảm bớt gánh nặng cho môi trường thiên nhiên bằng 4 cách để sống xanh mỗi ngày:

TỪ CHỐI: Học cách từ chối nói không với nhựa dùng 1-lần không cần thiết như ống hút nhựa, thìa nhựa... bằng cách mang đồ cá nhân bên mình mỗi khi ra ngoài. Vừa tiết kiệm chi tiêu, vừa an toàn sức khỏe lại vừa bảo vệ môi trường;

TÁI SỬ DỤNG: Đừng vội vứt bỏ những đồ nhựa còn sử dụng được, như chai hộp nhựa đã qua sử dụng. Chúng ta có thể rửa thật sạch, để khô, chúng sẽ rất hữu ích cho mỗi lần đi chợ hay mua sắm sau đó. Ngoài ra những đồ nhựa này có thể dễ dàng được tái chế để trở thành những đồ vật trang trí hoặc chậu cây nhỏ trong nhà.

TIẾT GIẢM: Giảm mua sắm và sử dụng các sản phẩm, đồ dùng không cần thiết để hạn chế lượng rác và bao bì thải ra môi trường sau khi sử dụng. Hãy cân nhắc kĩ trước khi mua một món đồ mới.

TÁI CHẾ: Rác thải nhựa nếu được thu gom, phân loại và tái chế hợp lý thì sẽ trở thành một nguồn tài nguyên có giá trị, không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn giúp cho môi trường được bảo vệ, không còn rác thải nhựa trong thiên nhiên.

Biến đổi khí hậu và thiên nhiên

Giai đoạn năm 2010 - 2019 là thập kỷ có nền nhiệt ấm nhất được ghi nhận. Theo tiến trình phát thải khí các-bon đi-ô-xin hiện nay, nhiệt độ toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 3 đến 5 độ C vào cuối thế kỷ này.

Với cam kết hiện nay trong Cam kết do Quốc gia Tự quyết định (NDC) của các chính phủ thì nhiệt độ trung bình toàn cầu vẫn tăng lên 3,2C vào năm 2100, tương đương mực nước biển dâng cao 97cm.

Theo Kịch bản Biến đổi Khí hậu và Nước biển dâng năm 2016, nếu nước biển dâng cao 100cm và không có những hoạt động giảm nhẹ và thích ứng phù hợp, khoảng 16,8% Đồng bằng sông Hồng, 17,8% diện tích thành phố HCM và 38,9% đồng bằng Sông Cửu Long sẽ có nguy cơ bị ngập.

Ngoài ra, biến đổi khí hậu sẽ mang tới nhiều tác động tiêu cực đến môi trường như hạn hán, cháy rừng, suy thoái đất, sa mạc hoá và ô nhiễm không khí, có ảnh hưởng sâu rộng đến thiên nhiên, con người và các loài hoang dã. Các tác động đối với hệ thống biển bao gồm mực nước biển dâng, giảm nồng độ ôxy đại dương, ảnh hưởng đến san hô.

Các hành động giảm nhẹ

Càng ngày con người càng gia tăng tác động đến khí hậu và nhiệt độ trái đất bằng cách sử dụng các nhiên liệu hóa thạch, chặt phá các cánh rừng nhiệt đới, chăn nuôi gia súc, thực hiện các hoạt động không bền vững. Năm nay là năm đầu tiên Chính phủ Việt Nam tiến hành triển khai NDC và mỗi một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần đồng lòng và song hành với Chính phủ để có thể thực hiện được kế hoạch này.

Một số sáng kiến về giảm thiểu các tác động đến thay đổi khí hậu mà các cá nhân có thể thực hiện để hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái Đất, như: đầu tư vào các thiết bị tiết kiệm năng lượng, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng và thân thiện với môi trường, tắt các thiết bị điện, rút phích cắm khi không sử dụng, sử dụng năng lượng tái tạo …. Luôn nhớ rằng, những hành động nhỏ có thể mang lại những thay đổi lớn.

Lên tiếng vì thiên nhiên

Hãy góp tiếng nói của bạn để các nhà lãnh đạo trên thế giới đặt Thiên nhiên làm trọng tâm trong các cuộc thảo luận tại các hội nghị quốc tế sắp diễn ra trong năm nay - một năm bản lề để đưa ra những quyết định về khí hậu, về đa dạng sinh học mà sẽ thay đổi Trái đất của chúng ta trong những thập kỷ sau này./.

464 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
988 Sản phẩm được trưng bày
23141428
Lượt truy cập