Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG RAU HOA QUẢ THỜI GIAN QUA 

Trong thời gian qua hoạt động xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam diễn ra khá sôi động khi nhiều lô hàng được xuất khẩu sang thị trường EU theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU. Bên cạnh đó, xuất khẩu một số mặt hàng trái cây sang Trung Quốc tăng như chuối, xoài. Triển vọng xuất khẩu tháng cuối năm 2020 được dự báo sẽ khả quan hơn, song mức tăng sẽ không quá lớn do tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Trong đó, một số mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh vào dịp cuối năm nay như trái chuối hoặc các sản phẩm đã qua chế biến.
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG RAU HOA QUẢ THỜI GIAN QUA

Theo ước tính, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong những tháng qua tăng trưởng khả quan 15,7% so với tháng 10/2010, nhưng vẫn giảm so với tháng 11/2019. Xuất khẩu mặt hàng thanh long vẫn có xu hướng giảm mạnh do phía Trung Quốc hạn chế nhập khẩu đã ảnh hưởng chung đến giá trị xuất khẩu toàn ngành. Tháng 11/2020, phía Trung Quốc gia tăng nhập khẩu mặt hàng chuối xanh từ Việt Nam nhằm tích trữ dịp cuối năm. Nhờ vậy, giá chuối xanh tại thị trường nội địa đã tăng mạnh. Bên cạnh đó, xuất khẩu nhóm sản phẩm đã qua chế biến tăng trưởng khả quan do nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này có xu hướng tăng vào dịp cuối năm. Xuất khẩu nhóm hàng rau quả chế biến được dự báo còn nhiều dư địa phát triển.

Trong bối cảnh xuất khẩu rau hoa quả, vẫn có những mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng tốt và có tiềm năng tăng mạnh thời gian tới như thanh long tươi ruột đỏ, thanh long đông lạnh và nước ép, chuối sấy khô, xoài đông lạnh và xoài sấy dẻo.

Thị phần chuối của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh từ 15,2% trong 7 tháng đầu năm 2019 lên 21% trong 7 tháng đầu năm 2020.

Nhập khẩu chuối của Nhật Bản từ Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2020 đạt 3,35 nghìn tấn, trị giá 4,35 triệu USD, tăng 92,6% về lượng và tăng 100,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Thị phần chuối của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản chiếm 0,4% trong 9 tháng đầu năm 2020, cao hơn so với 0,2% trong 9 tháng đầu năm 2019.

Thị phần mặt hàng chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật (HS20) của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ tăng từ 1,6% trong 9 tháng đầu năm 2019 lên 1,8% trong 9 tháng đầu năm 2020.

Tháng 11/2020, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam khởi sắc, tăng trưởng tháng thứ 2 liên tiếp. Trong đó, xuất khẩu nhiều mặt hàng trái cây, hạt, rau củ chủ lực tăng như: Xoài, chuối, mít, nhãn, chanh leo, hạnh nhân, hạt dẻ cười, hạt macadamia, chôm chôm, các sản phẩm đã qua chế biến (chanh leo, trái cây sấy khô, xoài, cơm dừa, hạt dẻ cười, dưa chuột,...); nhóm rau củ (ớt, tỏi, cà rốt, súp lơ, đậu hà lan, đỗ xanh, sả, ...); ngược lại, xuất khẩu một số chủng loại khác giảm, như; Thanh long, sầu riêng, dừa, chanh, dưa hấu, hạt óc chó; nhóm sản phẩm chế biến (bột ớt, dứa, hạnh nhân, cà tím); nhóm rau củ (khoai lang, ngô, nấm hương, đậu bắp, cải thảo,...).

Trong năm 2020, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam giảm chủ yếu tới thị trường Trung Quốc, chiếm tỷ trọng 49,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của cả nước. Xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc và một số thị trường khác giảm đã ảnh hưởng đến mức giảm chung của ngành.

Nguồn: Tổng cục Hải quan và số liệu ước tháng 11/2020

 

Biểu 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả năm 2018 – 2020

(ĐVT: triệu USD)

 

Theo ước tính, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả tháng 11/2020 tăng trưởng tháng thứ 2 liên tiếp với mức tăng 15,7% so với tháng 10/2020, nhưng giảm 6,7% so với tháng 11/2019, đạt 280 triệu USD. Tính chung 11 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả giảm 11,7% (tương đương mức giảm 398 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2019, ước đạt 3,01 tỷ USD; nhập khẩu hàng rau quả 11 tháng năm 2020 ước đạt 1,17 tỷ USD. Như vậy, xuất siêu mặt hàng rau quả của Việt Nam trong 11 tháng năm 2020 ước đạt 1,25 tỷ USD, thấp hơn so với 1,78 tỷ USD cùng kỳ năm 2019.

Trong 11 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả chiếm tỷ trọng 1,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, thấp hơn so với tỷ trọng 1,4% cùng kỳ năm 2019. Với tỷ trọng chiếm phần thấp trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa chung của cả nước, xuất khẩu hàng rau quả giảm cũng không tác động quá lớn đến tốc độ tăng trưởng chung. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước 11 tháng năm 2020 tăng 5,1% (tương đương mức tăng 12,25 tỷ USD). Như vậy có thể thấy xuất khẩu hàng hóa của cả nước tăng nhờ được bù đắp từ các mặt hàng nông sản khác như gạo, sắn và các sản phẩm từ sắn và các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp chế biến.

Tình hình xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam năm 2020

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả tháng 10/2020 tăng 9,5% so với tháng 9/2020, đạt 295,6 triệu USD, nhưng giảm 0,6% so với tháng 10/2019. Trong 10 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 3,11 tỷ USD.

Thị trường xuất khẩu

Tháng 10/2020, xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản giảm so với tháng 9/2020 và so với cùng kỳ năm 2019. Ngược lại, xuất khẩu sang EU, Australia, Nga, Hồng Kông, Anh ghi nhận mức tăng trưởng khả quan. Trong 10 tháng năm 2020, xuất khẩu hàng rau quả sang các thị trường ASEAN, EU, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Australia, Nga, UAE, Canada, Ả rập Xê út, Anh tăng; ngược lại xuất khẩu sang Trung Quốc, Hồng Kông giảm.

Số liệu thống kê cho thấy, có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu thị trường xuất khẩu mặt hàng rau quả. Tỷ trọng xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm 49,9% trong tổng kim ngạch trong 10 tháng năm 2020, thấp hơn nhiều so với 67,8% cùng kỳ năm 2019. Mặc dù vậy, xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh vẫn ảnh hưởng chung tới trị giá của toàn ngành.

Tháng 10/2020, xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc giảm 1,5% so với tháng 9/2020 và giảm 33,7% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 119,22 triệu USD. Trong 10 tháng năm 2020, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giảm 26,6% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 1,55 tỷ USD.

Tương tự, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang ASEAN giảm 8,0% so với tháng 9/2020 và giảm 12,3% so với tháng 10/2019, đạt 23,82 triệu USD. Tuy nhiên, trong 10 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang ASEAN tăng 63% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 238,65 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực tăng mạnh như: Thái Lan, Indonesia, Campuchia.

Tháng 10/2020, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang EU tăng 19,4% so với tháng 9/2020 và tăng 57,1% so với tháng 10/2019, đạt 13,32 triệu USD. Trong 10 tháng năm 2020, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang EU tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 117,13 triệu USD. Tỷ trọng xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang EU chiếm 3,8% trong tổng kim ngạch, tăng so với 3,7% tỷ trọng trong 10 tháng năm 2019.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU đã có hiệu lực, nhiều lô hàng trái cây được xuất khẩu sang EU theo EVFTA sẽ tác động tích cực lên ngành hàng rau quả của nước ta trong thời gian tới.

Về mặt hàng xuất khẩu

Thanh long là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của toàn ngành hàng rau quả Việt Nam. Tháng 10/2020, xuất khẩu thanh long giảm mạnh so với tháng 9/2020 và so với tháng 10/2019 đã ảnh hưởng đến toàn ngành hàng rau quả.

Số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu thanh long các loại (bao gồm thanh long tươi, đông lạnh, nước ép thanh long, thanh long sấy khô) tháng 10/2020 giảm mạnh 22,4% so với tháng 9/2020 và giảm 37,6% so với tháng 10/2019, đạt 70,27 triệu USD. Tính chung 10 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thanh long giảm 10,3% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 969,86 triệu USD.

Biểu 2: Kim ngạch xuất khẩu thanh long các loại năm 2019 – 2020

(ĐVT: Triệu USD)

 

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Tháng 10/2020, xuất khẩu thanh long tươi ruột trắng đạt 43,12 triệu USD, giảm 39,8% so với tháng 9/2020 và giảm 52,8% so với tháng 10/2019. Tính chung 10 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thanh long tươi ruột trắng giảm 23,8% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 709,17 triệu USD.

Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu thanh long tươi ruột đỏ tăng mạnh 42,6% so với tháng 9/2020 và tăng 23,4% so với tháng 10/2019, đạt trên 24 triệu USD. Trong 10 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thanh long tươi ruột đỏ tăng 78,3% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 245,95 triệu USD.

Tương tự, kim ngạch xuất khẩu thanh long đông lạnh và nước ép thanh long tăng mạnh trong tháng 10/2020, mức tăng lần lượt 37,3% và 197,8% so với tháng 9/2020, so với tháng 10/2019 tăng lần lượt 54,2% và 218,6%, đạt 2,46 triệu USD và 592 nghìn USD.

Chuối: Tháng 10/2020, kim ngạch xuất khẩu chuối các loại (bao gồm chuối tươi, sấy khô, đông lạnh, lá chuối) đạt 9,79 triệu USD, tăng 5,1% so với tháng 9/2020, nhưng giảm mạnh 31,4% so với tháng 10/2019. Tính chung 10 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu chuối các loại đạt 143,71 triệu USD, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó:

Kim ngạch xuất khẩu chuối tươi trong tháng 10/2020 đạt trên 8 triệu USD, giảm 1,9% so với tháng 9/2020 và giảm 38,9% so với tháng 10/2019. Tính chung 10 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu chuối tươi giảm 8,3% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 131,8 triệu USD.

Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu chuối sấy khô trong tháng 10/2020 tăng 79,8% so với tháng 9/2020 và tăng 49,8% so với tháng 10/2019, đạt 1,3 triệu USD. Trong 10 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu chuối sấy khô tăng 47,8% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 8,12 triệu USD.

Xoài: Kim ngạch xuất khẩu xoài các loại (bao gồm xoài tươi, đông lạnh, ướp đường, sấy, nước ép xoài) trong tháng 10/2020 đạt 21,53 triệu USD, tăng 127,1% so với tháng 9/2020, nhưng giảm 18,2% so với tháng 10/2019. Tính chung 10 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu xoài các loại đạt 217 triệu USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó:

Xuất khẩu xoài tươi đạt 10,62 triệu USD trong tháng 10/2020, tăng 139,7% so với tháng 9/2020, nhưng giảm 37,9% so với tháng 10/2019. Trong 10 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu xoài tươi đạt 135,67 triệu USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Tháng 10/2020, xuất khẩu xoài đông lạnh và xoài sấy dẻo tăng mạnh so với tháng 9/2020 và so với tháng 10/2019. Trong 10 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu xoài đông lạnh và xoài sấy dẻo tăng lần lượt 13,8% và 251,4% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 38,85 triệu USD và 17,54 triệu USD.

Về dung lượng thị trường xuất khẩu hàng rau quả và sản phẩm chế biến thế giới

Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế, nhập khẩu chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật toàn cầu giai đoạn 2015 – 2019 tăng trưởng bình quân 2,6%/năm, từ 56,08 tỷ USD năm 2015 lên 62,07 tỷ USD năm 2019. Trong đó, Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản, Canada, Tây Ban Nha là những nước có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất.

Giai đoạn 2015 – 2019, nhập khẩu chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật của Mỹ tăng trưởng bình quân 4,0%/năm, từ 7,72 tỷ USD năm 2015 lên 8,98 tỷ USD năm 2017; Đức tăng trưởng bình quân 2,5%/năm, từ 5,16 tỷ USD năm 2015 lên 5,62 tỷ USD năm 2017; Pháp tăng trưởng bình quân 4,6%/năm, từ 3,73 tỷ USD năm 2015 lên 4,24 tỷ USD.

Phân tích chuyên sâu mặt hàng chuối và nhóm sản phẩm chế biến tại một số thị trường xuất khẩu chính và tiềm năng

9 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật vào Mỹ đạt 6,73 tỷ USD, tăng 0,04% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, Mỹ nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ các thị trường như: Canada, Mêhicô, Trung Quốc, Thái Lan, Tây Ban Nha, Pê-ru. Đáng chú ý, nhập khẩu khẩu chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật của Mỹ từ một số thị trường châu Á tăng mạnh, như: Trung Quốc tăng 39,4%, đạt 715 triệu USD; Hàn Quốc tăng 30,1%, đạt 136,84 triệu USD; Ấn Độ tăng 21,2%, đạt 124,54 triệu USD.

Việt Nam là nguồn cung mặt hàng chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật lớn thứ 16 cho Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2020, kim ngạch đạt 121,42 triệu USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2019. Thị phần mặt hàng chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ tăng từ 1,6% trong 9 tháng đầu năm 2019 lên 1,8% trong 9 tháng đầu năm 2020.

Bảng 3: Nhập khẩu sản phẩm rau, củ, quả đã qua chế biến (HS20) của Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2020

Thị trường

 9 tháng đầu năm 2020 (Nghìn USD)

 9 tháng đầu năm 2019

(Nghìn USD)

So sánh

(%)

Thị phần tính theo trị giá (%)

9 tháng đầu năm 2020

9 tháng đầu năm 2019

Tổng

 6.735.641

 6.732.694

 0,04

100,0

100,0

Canada

 1.239.716

 1.180.640

5,0

18,4

17,5

Mêhicô

 1.021.074

 1.182.664

-13,7

15,2

17,6

Trung Quốc

 715.003

 513.026

39,4

10,6

7,6

Thái Lan

 504.181

 468.577

7,6

7,5

7,0

Tây Ban Nha

 230.760

 248.788

-7,2

3,4

3,7

Pêru

 212.255

 201.885

5,1

3,2

3,0

Italia

 192.038

 185.841

3,3

2,9

2,8

Achentina

 150.131

 165.057

-9,0

2,2

2,5

Braxin

 163.831

 326.480

-49,8

2,4

4,8

Hy Lạp

 177.994

 182.376

-2,4

2,6

2,7

Philippin

 158.717

 159.789

-0,7

2,4

2,4

Hàn Quốc

 136.844

 105.215

30,1

2,0

1,6

Thổ Nhĩ Kỳ

 166.154

 180.274

-7,8

2,5

2,7

Pháp

 134.989

 123.108

9,7

2,0

1,8

Ấn Độ

 124.541

 102.735

21,2

1,8

1,5

Việt Nam

 121.417

 104.526

16,2

1,8

1,6

Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế

+ Trái chuối (HS 0803)

Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế, nhập khẩu chuối của Trung Quốc giai đoạn 2015 – 2019 tăng trưởng bình quân 18,5%/năm, từ 1,07 triệu tấn năm 2015 lên 1,94 triệu tấn năm 2019.

Cập nhật số liệu thống kê trong 7 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu chuối của Trung Quốc giảm mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, mức giảm 31% về lượng và giảm 36,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019, đạt 821,2 nghìn tấn, trị giá 439,3 triệu USD. Trong đó, Việt Nam là nguồn cung chuối lớn thứ 2 cho Trung Quốc, lượng nhập khẩu đạt 172,5 nghìn tấn, trị giá 70,94 triệu USD, giảm 4,3% về lượng và giảm 11,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Thị phần chuối của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh từ 15,2% trong 7 tháng đầu năm 2019 lên 21% trong 7 tháng đầu năm 2020.

Bảng 4: Nhập khẩu chuối của Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2020

Thị trường

7 tháng/2020

So với cùng kỳ năm 2019 (%)

Thị phần tính theo lượng (%)

Lượng

(tấn)

Trị giá

(nghìn USD)

Lượng

Trị giá

7 tháng năm 2020

7 tháng năm 2019

Tổng

821.222

439.309

-31,0

-36,5

100,0

100,0

Philippin

369.446

199.407

-43,0

-47,7

45,0

54,5

Việt Nam

172.532

70.946

-4,3

-11,3

21,0

15,2

Ecuador

151.973

97.368

-40,7

-44,5

18,5

21,5

Campuchia

90.949

50.590

2.247,3

2.701,2

11,1

0,3

Lào

31.219

16.516

1.613,6

1.593,9

3,8

0,2

Thái Lan

3.132

3.479

-65,1

-65,9

0,4

0,8

Indonesia

1.476

635

-85,5

-90,2

0,2

0,9

Colombia

189

113

-97,3

-97,7

0,0

0,6

Costa Rica

127

108

-98,7

-98,7

0,0

0,9

Panama

99

69

 

 

0,0

0,0

Đài Loan

60

63

152,2

350,0

0,0

0,0

Mexico

19

16

 

 

0,0

0,0

 

Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế

(*) Ghi chú: Chuối tươi hoặc khô có mã HS 0803

Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế, nhập khẩu chuối của Nhật Bản trong 9 tháng đầu năm 2020 đạt 806,2 nghìn tấn, trị giá 762,1 triệu USD, tăng 3,1% về lượng và tăng 2,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

9 tháng đầu năm 2020, Nhật Bản giảm nhập khẩu chuối từ Philippin, nhưng tăng mạnh từ các nguồn cung khác, trong đó có Việt Nam. Số liệu thống kê cho thấy, nhập khẩu chuối của Nhật Bản từ Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2020 đạt 3,35 nghìn tấn, trị giá 4,35 triệu USD, tăng 92,6% về lượng và tăng 100,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Thị phần chuối của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản chiếm 0,4% trong 9 tháng đầu năm 2020, cao hơn so với 0,2% trong 9 tháng đầu năm 2019.

Bảng 5: Nhập khẩu chuối của Nhật Bản trong 9 tháng đầu năm 2020

Thị trường

9 tháng năm 2020

So với cùng kỳ năm 2019 (%)

Thị phần tính theo lượng (%)

Lượng

(tấn)

Trị giá (Nghìn USD)

Lượng

Trị giá

9 tháng năm 2020

9 tháng năm 2019

Tổng

806.222

762.106

3,1

2,7

100,0

100,0

Philippin

604.785

586.200

-3,6

-2,8

75,0

80,2

Êcuado

103.307

86.166

14,3

12,0

12,8

11,6

Mêhicô

59.904

51.884

57,0

49,7

7,4

4,9

Goatêmala

16.722

14.098

75,3

49,6

2,1

1,2

Côtxta Rica

4.602

3.546

102,5

96,3

0,6

0,3

Pêru

4.173

4.424

-5,9

-6,0

0,5

0,6

Việt Nam

3.353

4.347

92,6

100,2

0,4

0,2

Đài Loan

3.017

5.345

19,9

37,1

0,4

0,3

Côlômbia

2.433

2.438

1,6

2,7

0,3

0,3

Indonesia

1.745

1.235

-20,6

-21,1

0,2

0,3

Thái Lan

1.479

1.836

-0,5

3,7

0,2

0,2

Campuchia

686

525

10.376,6

10.400,0

0,1

0,0

Australia

12

16

-75,6

-76,1

0,0

0,0

 

Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế

2.2 Khả năng cung ứng và thị hiếu tiêu dùng

+ Nhóm sản phẩm chế biến

Ngành hàng rau quả Việt Nam đang thu hút đầu tư vào khâu bảo quản, chế biến rau quả với mục tiêu đẩy mạnh giá trị xuất khẩu lên mức 8 – 10 tỷ vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu để ra, thì phân khúc rau, củ, quả chế biến đóng vai trò rất quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu hàng rau quả của nước ta. Khâu chế biến chuyên sâu sẽ giúp giảm tổn thất sau thu hoạch, giảm tỷ lệ hàng bán tươi và gia tăng giá trị cho ngành.

Công nghiệp chế biến rau, củ, quả đã tạo ra nhiều sản phẩm mới, chất lượng và an toàn cho người sử dụng, đặc biệt là thời hạn sử dụng lâu nên không bị ảnh hưởng nhiều khi chuỗi logistics bị đứt gãy. Phía Cơ quan quản lý khuyến khích ngày càng có doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng này.

Theo đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang được lấy ý kiến đóng góp trước khi trình Thủ tướng phê duyệt, mục tiêu đến năm 2030 sẽ xuất khẩu đạt 8-10 tỷ USD. Trong đó, rau quả chế biến chiếm tỉ lệ 30% trở lên từ mức 15% năm 2019 (thế giới ở mức 24%). Dư địa cho ngành rau quả Việt Nam gia tăng xuất khẩu rau quả còn rất lớn khi thương mại của ngành đang ở mức 300 tỷ USD/năm, gấp 10 lần ngành gạo và đang tiếp tục tăng trưởng. Trong khi đó, Việt Nam lại có lợi thế rất lớn ở ngành hàng này nhờ khí hậu nhiệt đới và rau quả đa dạng.

Thực tế, Việt Nam có hàng loạt nhà máy chế biến rau quả đã và đang xây dựng gần đây. Theo thống kê trong giai đoạn 2017-2019, cả nước có 8 nhà máy chế biến rau quả hiện đại với tổng vốn đầu tư 6.152 tỉ đồng, công suất 180.000 tấn sản phẩm/năm.

Hiện tổng công suất chế biến rau quả của Việt Nam ở mức 1,05 triệu tấn/năm; với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 20%/năm thì đến năm 2030, công suất chế biến của Việt Nam sẽ đạt 2 triệu tấn sản phẩm do các doanh nghiệp đang tăng cường đầu tư, mở rộng nhà máy chế biến nhằm đáp ứng thị trường tương ứng.

Đánh giá tổng quan các quy định nhập khẩu thực vật nói chung vào thị trường Mỹ, hoạt động nhập khẩu các sản phẩm rau quả vào thị trường Mỹ chịu sự kiểm soát chặt chẽ của nhiều quy định và đạo luật khác nhau như Chương trình bảo vệ thực vật và kiểm dịch (PPQ); Đạo luật bảo vệ thực vật (PPA); Đạo luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA); Đạo luật Bảo vệ chất lượng thực phẩm (FQPA) và một số quy định khác.

Trong đó, Chương trình bảo vệ thực vật và kiểm dịch của Mỹ sẽ giám sát đối với tất cả các loại thực vật nhập khẩu (bao gồm cả hoa quả) nhằm phát hiện các loài xâm lấn, côn trùng, bệnh thực vật ngoại lai có nguy cơ cao đối với nông nghiệp và các cộng đồng tự nhiên ở Mỹ. Khi đó, sản phẩm nông sản nhập khẩu vào Mỹ bắt buộc phải có giấy phép nhập khẩu thực vật, giấy phép bắt buộc đối với sinh vật và đất cũng như giấy phép thực vật và sản phẩm từ thực vật.

Riêng đối với Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm của Mỹ yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu phải đăng ký cơ cở sản xuất và đăng ký người đại diện tại Mỹ. Cứ sau 2 năm, doanh nghiệp nước ngoài đang xuất hàng thực phẩm vào thị trường Mỹ phải tiến hành đăng ký lại cơ sở sản xuất và người đại diện tại Mỹ để được cấp mã số kinh doanh hợp lệ mới.

Những quy định về nhập khẩu của Mỹ đã và đang đặt ra nhiều thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả của Việt Nam khi muốn thâm nhập vào thị trường này. Các doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí tuân thủ tăng cao trong khi thiếu thông tin kịp thời và phương thức nuôi trồng cùng như thực tiễn sản xuất không thích hợp, chậm được thay đổi.

Do vậy, để nhóm hàng rau quả và sản phẩm chế biến có thể thâm nhập vào Mỹ, sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp phải được xử lý chiếu xạ; phải hoàn thành biểu mẫu số 203 và được thanh tra Mỹ xác nhận đã chiếu xạ tại thời điểm cập cảng.

Sản phẩm xuất khẩu phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và phải ghi rõ lô hàng được kiểm tra và không tìm thấy có sâu vải Phytoph-thora và lô hàng được sản xuất và chuẩn bị để xuất khẩu phù hợp với các yêu cầu trong kế hoạch hoạt động hai bên. Đối với xoài, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật phải có một tờ khai bổ sung cho biết lô hàng đã được kiểm tra và không tìm thấy có sâu Macrophoma Mangiferac và Xanthomonas xampestris.

+ Trái chuối

Diện tích trồng chuối của Việt Nam đạt trên 100.000 ha, chiếm 19% tổng diện tích trồng cây ăn trái, sản lượng tiêu thụ đạt 1,4 triệu tấn/năm.

Với số lượng sản xuất này, Việt Nam đứng hàng thứ 14 trên thế giới, chiếm 1,7% thị phần so với các nước (theo thống kê của trang Tridge).

Có thể thấy, chuối đang chứng tỏ là loại nông sản rất tiềm năng cho thị trường xuất khẩu và nội địa. Nhờ thế, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn loại nông sản này để đầu tư vào các quy trình trồng và thu hoạch, bảo quản… theo các tiêu chuẩn xuất nhập khẩu chung.

EU là thị trường lớn, đa dạng và phong phú. Ngoài ra, thị trường này có mức thu nhập cao được xem là nơi nhập khẩu hàng hoá lý tưởng của nhiều nước.

Tuy nhiên, thị trường EU có chính sách bảo vệ người tiêu dùng rất chặt chẽ và có những rào cản về kỹ thuật rất lớn. Có thể nói, đây là thị trường rất khó tính để xuất khẩu, đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn về các hàng rào kỹ thuật.

Đối với thị trường EU, về cơ cấu mặt hàng quả và quả hạch EU nhập khẩu, chuối, kể cả chuối lá, tươi hoặc khô, có giá trị nhập khẩu lớn thứ hai sau mặt hàng quả thuộc chi cam quýt, tươi hoặc khô.

Theo thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế, năm 2019, lượng chuối nhập khẩu trên toàn thế giới đạt 1,26 triệu tấn, tăng 1,5% so với năm 2018. Trong đó, lượng chuối nhập khẩu của EU chiếm 5,4% thị phần chuối toàn thế giới.

EU có điều kiện khí hậu lạnh hơn nên cần nhập khẩu khá nhiều các loại rau quả nhiệt đới, trong đó có mặt hàng chuối. Đặc biệt, theo Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA), các sản phẩm rau củ quả tươi và chế biến, nước hoa quả, hoa tươi của Việt Nam được hưởng thuế 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực từ ngày 1/8/2020.

Đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy việc xuất khẩu chuối và các nông sản khác. Tuy nhiên, cần lưu ý là phải áp dụng đúng những tiêu chuẩn về kỹ thuật như an toàn vệ sinh thực phẩm và xuất xứ nguồn gốc rõ ràng khi xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU.

Hiện nay, Nhật Bản cũng là quốc gia tiêu thụ trái cây khá cao với tổng sản lượng khoảng 5,4 triệu tấn/năm, trong đó 1,8 triệu tấn được nhập khẩu từ các nước khác. Trong đó, thị trường trái cây nhập khẩu của Nhật Bản chủ yếu là chuối, trên 1 triệu tấn/năm và tiếp theo là dứa, khoảng 200.000 tấn/năm. Việc nhập khẩu chênh lệch như vậy là do sự khác nhau về thời tiết cũng như mùa vụ, khiến việc trồng trọt những loại cây trồng này gặp nhiều khó khăn ở một số nơi, dẫn đến việc phải phụ thuộc nhập khẩu từ các nước khác.

Người tiêu dùng Nhật Bản cũng có yêu cầu về các mặt hàng nhiều chất dinh dưỡng nên chuối, bơ, xoài… rất được ưa chuộng tại quốc gia này. Đây là một trong những lợi thế để Việt Nam đẩy mạnh việc nhập khẩu chuối vào thị trường Nhật Bản.

Ngoài ra, với Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) được triển khai đồng bộ từ năm 2010 đến nay, Nhật Bản đã giảm thuế mạnh mẽ nhiều mặt hàng nông sản tại Việt Nam, tăng lợi thế đáng kể đối với nông sản Việt xuất khẩu hàng hoá.

Với những phân tích trên, Nhật Bản là thị trường tiềm năng đối với mặt hàng chuối xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Nhật Bản đòi hỏi rất khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu, phía Việt Nam cần kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng sản phẩm, khâu đóng gói, vận chuyển hàng hoá. Tính đến hiện tại, đã có rất nhiều lô hàng chuối Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và có xu hướng tăng cao trong thời gian tới.

       Dự báo tháng 11/2020, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam tăng trưởng tháng thứ 2 liên tiếp với mức tăng 15,7%. Hiệp định EVFTA được cho là đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng chung của toàn ngành, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc và ASEAN giảm.

Triển vọng xuất khẩu tháng cuối năm 2020 được dự báo sẽ khả quan hơn, song mức tăng sẽ không quá lớn. Trung Quốc xuất hiện Covid-19 tại tỉnh Thiên Tân và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lo ngại làn sóng dịch bệnh lần 3 tại châu Âu vào đầu năm 2021. Tuy nhiên, với kinh nghiệm kiểm soát dịch bệnh, làn sóng lần 3 cũng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động thương mại như lần 1.

Dự báo một số mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh vào dịp cuối năm nay như trái chuối hoặc các sản phẩm đã qua chế biến.

Đối với trái chuối, nhờ đặc tính dễ trồng, khả năng tiêu thụ cao, chuối trở thành mặt hàng xuất khẩu tiềm năng đối với ngành hàng rau quả Việt Nam. Thời gian tới, trái chuối của Việt Nam có nhiều cơ hội gia tăng xuất khẩu và mở rộng thị phần tại các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.

Nhu cầu nhập khẩu chuối của Trung Quốc cuối năm tăng mạnh sẽ tác động tích cực lên ngành chuối của Việt Nam. Ngoài những thị trường EU, Nhật Bản, Trung Quốc, chuối của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng giá trị xuất khẩu vào những thị trường tiềm năng khác. Tuy nhiên, các khâu sản xuất chuối còn nhiều hạn chế, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những giải pháp khắc phục triệt để.

Với tình hình này, cần phải xây dựng vùng chuyên canh ổn định, canh tác theo một quy trình sạch, khép kín. Việc kết hợp công nghệ tự động vào quy trình sẽ giúp các khâu trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn, giúp nâng cao  đáng kể năng suất sản xuất chuối.

Đối với nhóm hàng chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật (HS20), dư địa xuất khẩu còn rất lớn. Kỳ vọng xuất khẩu mặt hàng này sang các thị trường tiềm năng lớn và có giá trị gia tăng cao như Mỹ, EU tăng mạnh.

Vấn đề của ngành chế biến hiện nay chính là nguyên liệu đạt chất lượng, đặc biệt là chỉ tiêu về thuốc bảo vệ thực vật. Quá trình chế biến không thể làm mất đi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn tại trong quá trình canh tác, thậm chí hàm lượng còn cao hơn do sản phẩm được sấy, cô đặc... Vì vậy, điều quan trọng là kiểm soát khâu canh tác để có rau quả an toàn, dù bán tươi hay chế biến đều rất quan trọng. Có nhà máy chế biến ở ngay vùng nguyên liệu sẽ không còn lo cảnh "giải cứu nông sản" vì đã có nơi tiêu thụ với số lượng lớn. Để rau quả xuất khẩu đạt 10 tỷ USD, cần thiết phải chuyển đổi canh tác an toàn, tạo điều kiện cho tích tụ đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp đầu tư vào nhà máy chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Ngoài ra, cần nâng cấp hạ tầng, logistics. Hiện hạ tầng cho nông nghiệp vẫn còn lạc hậu nên tổn thất sau thu hoạch và chi phí logistics rất lớn, chiếm từ 20 – 30%. Bộ Công Thương phối sẽ hợp cùng Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đề án phát triển logistics trong lưu thông và tiêu thụ (nội địa và xuất khẩu) cho rau quả và các sản phẩm khác.

Bên cạnh yếu tố thuận lợi, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang Mỹ đang phải đối phó với nhiều rào cản thương mại của thị trường Mỹ, cũng như những khó khăn trong việc tăng năng lực sản xuất trong nước.

Số lượng trái cây được cấp phép nhập khẩu vào Mỹ còn hạn chế là do quy định nhập khẩu của Mỹ rất phức tạp và chồng chéo. Trong khi đó, trình độ sản xuất ở tất cả các công đoạn sản xuất và chế biến rau quả của Việt Nam còn hạn chế. Sản phẩm của Việt Nam chưa tiếp cận được hệ thống phân phối trực tiếp cũng như phải cạnh tranh với xu hướng bảo hộ nông nghiệp gia tăng tại Mỹ.

Do đó, việc tìm hiểu rõ về quy định nhập khẩu từ phía thị trường Mỹ sẽ giúp các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước tiếp thu và chắt lọc được những điều thiết thực để có thể sớm áp dụng vào thực tế hoạt động của đơn vị, nhằm đáp ứng những quy chuẩn mà thị trường Mỹ đã đặt ra.

Nếu có được những sản phẩm thâm nhập và đứng vững ở thị trường lớn Mỹ, điều này có thể xem như sản phẩm hàng hóa của Việt Nam đã được cấp giấy thông hành vào các thị trường khác. Điều đó sẽ nhân lên thành quả xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ nói riêng và thương trường thế giới nói chung.

Nguồn: Tổng cục Hải quan và số liệu ước tháng 11/2020

Trung tâm KC&XTTM Bắc Giang- tổng hợp từ Cục Hải Quan

 

 

 

 

 

 

1226 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
987 Sản phẩm được trưng bày
21894413
Lượt truy cập