Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

Xuất khẩu nông sản tiểu ngạch và những rủi ro cần biết 

Hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước luôn khuyến nghị đến các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu chuyển nhanh, mạnh sang xuất khẩu “chính ngạch” và tiến tới dừng xuất khẩu theo hình thức “tiểu ngạch”.
Xuất khẩu nông sản tiểu ngạch và những rủi ro cần biết

Vậy xuất khẩu “chính ngạch” là gì? xuất khẩu “tiểu ngạch” là gì? và những rủi ro khi xuất khẩu tiểu ngạch, đây là điều mà các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu sản phẩm nông sản sang Trung Quốc cần biết để chuyển đổi.

Thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều hình thức đa dạng, bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập, quá cảnh, chuyển khẩu …, cơ bản thực hiện với bất kỳ loại hàng hóa thông thường đi Trung Quốc ngoài việc tuân thủ theo thông lệ quốc tế. Trong đó, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu các quy định pháp luật trong nước còn cần tuân thủ các tiêu chuẩn, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và các quy định, thủ tục khác có liên quan khác của Trung Quốc như thuế, phí, thủ tục hải quan v.v. Hoạt động này là xuất khẩu theo hình thức thông thường, hay thường được gọi là xuất khẩu “chính ngạch”.

Xuất khẩu “tiểu ngạch” thường được nhắc đến trong hoạt động thương mại biên giới với Trung Quốc. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong nước không có khái niệm xuất khẩu “tiểu ngạch”. Các quy định, thủ tục và công tác quản lý nhà nước của Việt Nam đối với hoạt động xuất khẩu “tiểu ngạch” cơ bản tương đồng với xuất khẩu thông thường. Khác biệt cơ bản và quan trọng nhất của “tiểu ngạch” so với “chính ngạch” nằm ở hình thức nhập khẩu và địa điểm thông quan (thường là các cửa khẩu phụ, cặp chợ hoặc lối mở biên giới) của đối tác phía Trung Quốc.

Trung Quốc có chính sách ưu đãi đối với hình thức “trao đổi cư dân biên giới”, theo đó cho phép miễn thuế (thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng) đối với lượng hàng hóa (tương đương với 8 nghìn CNY/người/ngày) do cư dân biên giới nước này mua từ nước láng giêng chung đường biên giới. Nhiều doanh nghiệp tại khu vực biên giới Trung Quốc tận dụng “gom” ưu đãi của hình thức “trao đổi cư dân biên giới nêu trên để nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn (thường là được thông quan tại các các cửa khẩu phụ, cặp chợ hoặc lối mở biên giới). Đây chính là đặc điểm nổi bật nhất của “tiểu ngạch”. Do vậy “Tiểu ngạch” thường được doanh nghiệp Trung Quốc lựa chọn (và nhận được sự hưởng ứng, phối hợp từ doanh nghiệp Việt Nam) nhập khẩu nhiều loại nông sản từ Việt Nam do:

- Tận dụng được ưu đãi miễn các loại thuế (thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng) của Chính phủ nước này.

- Chỉ phải đóng một khoản phí nhất định.

- Công tác quản lý, kiểm soát về chủng loại nông sản được mở cửa thị trường, truy xuất nguồn gốc, chất lượng, kiểm dịch, an toàn thực phẩm v.v. trong quá khứ có lúc, có nơi được triển khai khá “linh hoạt”.

- Tận dụng các quy định hiện hành của Việt Nam trong quản lý đối với hoạt động xuất khẩu qua biên giới như: (i) Hàng hóa không bắt buộc phải có hợp đồng mà chỉ cần bảng kê hàng hóa; (ii) Về nguyên tắc, việc thanh toán xuất khẩu phải qua ngân hàng nhưng doanh nghiệp xuất khẩu có thể nhận tiền mặt từ khách hàng sau đó nộp tiền vào ngân hàng. Tuy nhiên, hàng hóa Việt Nam được nhập khẩu vào Trung Quốc theo hình thức trao đổi cư dân biên giới không còn phù hợp với xu thế phát triển thương mại chất lượng cao, yêu cầu quản lý và nhu cầu người tiêu dùng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Chính phủ Trung Quốc đang không ngừng hoàn thiện và triển khai thực thi nghiêm các cơ chế, chính sách quản lý về tiêu chuẩn chất lượng, kiếm nghiệm kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, đăng ký doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kiểm tra vùng trồng, nhà xưởng, v.v. đối với hàng hóa nói chung, hàng hóa nhập khẩu nói riêng. Vì vậy, “tiểu ngạch” đã và sẽ dần không còn phù hợp với thị trường Trung Quốc khi phải đối mặt với các rủi ro: Hàng hóa đi theo “tiểu ngạch” thường không được quản lý, sản xuất và xuất khẩu theo tiêu chuẩn, quy định về chất lượng, kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc, bao bì, tem nhãn, v.v. của Trung Quốc, không đủ điều kiện xuất khẩu theo hình thức “chính ngạch” bền vững đi thị trường Trung Quốc; Hàng hóa đi theo “tiểu ngạch” thường không ký kết hợp đồng thương mại quốc tế hoặc nếu có thì nội dung đơn giản. Doanh nghiệp xuất khẩu thường phụ thuộc vào thương nhân biên giới phía Trung Quốc, không chủ động được giá cả và điều tiết được lượng hàng hóa đưa lên biên giới, dẫn đến nguy cơ bị ép cấp, ép giá hoặc “được mùa, mất giá” v.v.; Hàng hóa “tiểu ngạch” thường được thông quan tại cửa khẩu phụ, đường mòn, lối mở biên giới – nơi có cơ sở hạ tầng của khẩu, lực lượng chức năng (biên phòng, hải quan, kiểm dịch) kém hoàn thiện so với các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương hai nước. Khi phát sinh những tình huống bất thường (như dịch bệnh, tăng cường kiểm soát biên giới...), các địa điểm này thường bị tạm dừng hoạt động khiến hàng hóa xuất khẩu Gửi đi tín hiệu sai lầm về thị trường Trung Quốc đối với doanh nghiệp và cơ quan quản lý Việt Nam; coi đây thị trường tính” hoặc bất cứ loại nông sản, thực phẩm nào cũng xuất khẩu bị ùn tắc, không thể thông quan được; tổ chức sản xuất không bám theo nhu cầu, diễn biến cung cầu thị trường. Trong khi trên thực tế, nông sản (đặc biệt nông sản tươi) muốn xuất khẩu đi Trung Quốc đều phải đàm phán mở cửa thị trường, tổ chức sản xuất, xuất khẩu theo trình tự, tiêu chuẩn và chất lượng được quy định của thị trường này.

 

 

237 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
987 Sản phẩm được trưng bày
21857177
Lượt truy cập