Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

Ấn Độ xác định những mặt hàng trọng tâm cần đẩy mạnh xuất nhập khẩu trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 

Trước tác động của dịch Covid 19 tới nền kinh tế, Ấn Độ đã bắt đầu chiến dịch tìm kiếm nguồn hàng hóa, nguyên liệu để thay thế cho nguồn hàng từ TQ, đối với 1.050 mặt hàng, từ sợi, vải, nguyên liệu dệt may, quần áo, tới vali, tủ lạnh, nguyên liệu dược phẩm, thuốc kháng sinh, vitamin, máy móc thiết bị tự động hóa, thiết bị cảm biến, bán dẫn, thiết bị, máy móc, linh kiện làm từ thép và nhôm, điện thoại di động…, trong đó có 168 mặt hàng Ấn Độ đang bị phụ thuộc cao vào nguồn nguyên liệu từ TQ.
Ấn Độ xác định những mặt hàng trọng tâm cần đẩy mạnh xuất nhập khẩu trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19

 

Ngày 03/3, ông Piyush GoyalBộ trưởng Bộ Công Thương Ấn Độ đã tổ chức một cuộc tham vấn với lãnh đạo các cơ quan chính phủ có liên quan, đại diện 31 ngành công nghiệp, các nhà xuất khẩu và chuyên gia kinh tế Ấn Độ, nhằm tìm kiếm giải pháp để thúc đẩy năng lực sản xuất  ở trong nước, hướng tới 2 mục tiêu: (i) Tăng cường xuất khẩu đối với 500-550 mặt hàng (trị giá khoảng 243 tỷ USD, chiếm 3/4 giá trị xuất khẩu của Ấn Độ) mà Ấn Độ có tiềm năng, lấp vào khoảng trng của TQ trên thị trường thế giới; (ii) Giảm sự phụ thuộc của Ấn Độ vào các hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu từ TQ. 

Bộ Công Thương Ấn Độ chia các ngành hàng thành 3 nhóm: (1) Nhóm mặt hàng mà Ấn Độ đang phụ thuộc lớn vào nguồn hàng từ TQ như: dược phẩm, hóa chất; điện thoại di động; điện tử; nhựa: (2) Nhóm mặt hàng đang bị ảnh hưởng lớn vì xuất khẩu sang TQ, Hồng Kông và một số vùng dịch khác bị đình trệ như: dệt may, vải; hóa chất hữu cơ; đá quí, đồ trang sức. (3) Nhóm mặt hàng bị suy giảm doanh thu, lợi nhuận và nhu cầu do dịch Covid-19 như: sản phẩm đồ da; đá, gạch men, sản phẩm nông nghiệp, dược phẩm.

Về mặt xuất khẩu, Ấn Độ xác định 550 sản phẩm được Bộ xác định các mặt hàng có tiềm năng thúc đẩy xuất khẩu bao gồm thuốc lá, vắc-xin cho người, thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu, dụng cụ nhà bếp, đồ nhựa, đồ may mặc (như áo len, áo chui đầu, áo khoác), thép tấm, ống thép, tấm kim loại, tấm nhôm, động cơ đốt trong và các thành phần, máy móc tự động hóa… Các dòng sản phẩm này đều có giá trị xuất khẩu trên 50 triệu USD/năm. Trong số các sản phẩm trên, đồ gỗ được xác định mặt hàng trọng điểm cần xúc tiến xuất khẩu để lấp chỗ trống của TQ. Trung Quốc đã xuất khẩu mặt hàng hóa này đạt trị giá 8 tỷ USD vào năm 2018, sang Mỹ, Anh, Úc và Đức. Trong khi đó, xuất khẩu đồ gỗ của Ấn Độ đạt 109 triệu USD đến các nước như Mỹ, Hà Lan, Anh, Pháp, UAE.

Về nhập khẩu, 1.050 mặt hàng được xác định cần tìm kiếm nguồn hàng thay thế TQ, có giá trị nhập khẩu  44 tỷ USD trong năm 2019). Các quốc gia nơi Ấn Độ có thể nhập khẩu hàng hóa trong danh mục này bao gồm: Hàn Quốc, Đức, Ý, Mỹ, Thái Lan.

 

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ

 
 
13485 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
988 Sản phẩm được trưng bày
23001420
Lượt truy cập