Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

BÁO CÁO DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG THU HOẠCH VẢI THIỀU TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA CẠNH TRANH VỚI VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI  

Trung Quốc Vải thiều là một trong những loại cây có diện tích nuôi trồng lớn ở các tỉnh phía Nam như Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam Trung Quốc. Từ năm 1949 đến năm 1982, Quảng Đông là tỉnh sản xuất vải lớn nhất ở Trung Quốc, nhưng diện tích trồng vải tại đây tăng rất chậm, từ 4.800 đến 26.933 ha. Sản lượng trung bình trong suốt 34 năm chỉ là 40.000 tấn.
BÁO CÁO DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG THU HOẠCH VẢI THIỀU TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA CẠNH TRANH VỚI VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
Sản lượng vải quả của Trung Quốc giai đoạn 2000 -  2006

Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Khu vực trồng/ hm

590.750

584.372

570.836

559.100

599.922

580.800

580.000

Sản lượng/000 tấn

891,9

958,7

1.023,3

1.123,8

1.358,4

1.360,0

1.440

Năng xuất khu vực đậu quả/ hm

3.380

3.240

4.510

3.610

7.899

 

 

Nguồn: Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc
 
Sản xuất vải quả ở Trung Quốc bắt đầu phát triển nhanh chóng từ năm 1983. Diện tích trồng vải liên tục tăng trong giai đoạn từ năm 1983 đến 1999, nhưng chững lại trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến 2000, tăng nhẹ trong giai đoạn 2004 đến 2011, sau đó không mở rộng nhiều hơn nữa do chủ trương của chính phủ Trung Quốc chú trọng nâng cao năng suất và chất lượng quả vải thông qua việc nghiên cứu phát triển kỹ thuật trồng vải ứng dụng công nghệ cao.
Năm 2015, sản lượng thu hoạch vải quả của Trung Quốc đạt xấp xỉ 1,59 triệu tấn và dự báo sản lượng tổng vụ mùa năm 2016 sẽ bội thu với khoảng 1,6 triệu tấn.
Xuất khẩu, nhập khẩu vải thiều Trung Quốc niên vụ 1995 - 2004

Năm

Sản lượng xuất khẩu/tons

Giá trị xuất khẩu/ 000USD

Sản lượng nhập khẩu/tons

Giá trị nhập khẩu/000 USD

1995

6.831,8

3.710,8

311,4

568.8

1996

2.577,4

2.314,2

1.277,5

3.153, 8

1997

6.216,3

4.787, 7

699,9

1.827,0

1999

6.720,3

12.762,8

2.444,5

6.752,3

2002

41.733,2

6.962,0

3.172,0

8.431,5

2004

47.397,5

9.652,8

 

 

Nguồn: Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc
 
  1. Thái Lan
Hiện nay, Thái Lan có hơn 1.000 loại trái cây nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó 57 loại trái cây được sản xuất thương mại với sáu loại cây ăn quả đem lại kinh tế lớn là nhãn, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, xoài. Diện tích trồng trọt của nhóm quả này chiếm khoảng 0,9 triệu ha và đạt sản lượng thu hoạch 4.450.000 tấn quả mỗi năm. Sáu cây ăn quả kinh tế nhỏ khác là cây bưởi chùm, vải, quýt, chuối (nhóm AAA; Gros Michel), chuối tiêu (nhóm AA; Kluai Khai) và đu đủ có diện tích trồng khoảng 0,2 triệu ha và sản xuất 1,74 triệu tấn quả/năm.
Từ giữa năm 2010 đến năm 2014, số lượng các hộ gia đình tham gia vào việc sản xuất xoài, chôm chôm, quýt, bưởi chùm và vải thiều ở Thái Lan giảm dần, đặc biệt là quýt, trong khi những hộ tham gia vào loại cây ăn quả khác như  sầu riêng, chuối tiêu vẫn tương đối ổn định.
Đối với Thái Lan, vải quả tuy là loại cây trồng thương mại, công nghệ bảo quản, chế biến cũng như phương pháp tiếp thị tốt nhưng vị ngọt tự nhiên kém hơn vải thiều của Việt Nam và không đem lại lợi ích kinh tế nhiều như nhãn, xoài, sầu riêng… nên số hộ tham gia trồng vải ngày càng giảm.
 
Số lượng các hộ gia đình tham gia vào sản xuất cây ăn quả ở Thái Lan từ năm 2010 và 2014

Loại quả

2010

2011

2012

2013

2014

Xoài

221,188.0

222,053.0

198,041.0

189,154.0

189,056.0

Sầu riêng

157,987.0

146,831.0

150,403.0

151,000.0

151,899.0

Vải

37,016.0

33,612.0

24,857.0

23,106.0

22,412.0

Chuối tiêu

21,187.0

21,526.0

19,941.0

19,992.0

20,241.0

 
Diện tích một số loại cây ăn quả ở Thái Lan tư năm 2008 đến 2014 (ĐVT:ha)

Loại quả

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Xoài

305,114

308,026

311,048

323,197

327,405

334,029

335,011

Sầu riêng

106,790

100,519

97,793

96,707

93,049

92,340

92,006

Vải

25,570

23,770

23,131

22,657

21,834

21,178

20,662

Chuối tiêu

13,719

13,776

13,832

13,864

13,768

13,803

13,984

Nguồn: Văn phòng Kinh tế Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp Thái Lan
 
Mặc dù xoài dẫn đầu các loại cây ăn quả khác của Thái Lan về khu vực sản xuất, tổng sản lượng và giá trị sản xuất, nhưng xoài chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường nội địa. Tuy nhiên, lượng xoài xuất khẩu đang có xu hướng tăng từ năm 2011 đến năm nay. Thái Lan là nước xuất khẩu nhãn lớn nhất thế giới. Xuất khẩu nhãn của Thái Lan năm 2013 đã đạt 413,4 nghìn tấn với giá trị 274,3 triệu USD. Năm 2014, lượng xuất khẩu nhãn tiếp tục tăng lên đến 418 nghìn tấn, đạt 277,4 triệu USD. Trong khi đó, giá trị xuất khẩu vải quả lại giảm dần, đạt 11,8 triệu USD, giảm 35,8% so với năm 2012, trong đó trái cây tươi chiếm 62% và sản phẩm đóng hộp xi-rô là 38%. Vải thiều tươi của Thái Lan chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc, Hồng Kông và Indonesia. Còn vải thiều đóng hộp chủ yếu được xuất khẩu sang Mỹ, Malaysia và Campuchia.
 
Sản lượng thu hoạch một số loại quả của Thái Lan từ năm 2008 đến 2014 (ĐVT: tấn)

Loại quả

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Xoài

2,374,165

2,469,814

2,550,600

2,793,640

2,985,530

3,141,950

3,316,880

Sầu riêng

637,790

661,665

568,067

509,381

524,387

569,238

606,740

Vải

53,175

43,581

36,997

37,075

65,763

47,766

55,890

Chuối tiêu

236,822

240,394

242,319

230,480

233,230

224,220

224,940

Nguồn: Văn phòng Kinh tế Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp Thái Lan
 
  1. Ấn Độ
Ấn Độ là nước sản xuất vải thiều lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc. Các khu vực trồng vải truyền thống gồm phía đông Ấn Độ, bao gồm Bihar, Jharkhand và Tây Bengal, chiếm 85% tổng sản lượng vải trong nước. Tính riêng ở Jharkhand, vải được trồng trên diện tích 4.300 ha với sản lượng 35.900 tấn trái cây. Trong  niên vụ 2014 - 2015, diện tích vải trồng ở Bihar chỉ có 254,8 hecta so với mục tiêu 425 mẫu đất, nhưng sản lượng thu hoạch cũng giảm mạnh do địa phương áp dụng kỹ thuật năng suất cao.
Hiện, Ấn Độ đang phát triển chất lượng trái vải tốt với hương vị khác nhau và tỷ lệ cao, được ưa chuộng tại thị trường nước ngoài. Vải Ấn Độ thu hoạch từ giữa tháng 4 và kết thúc vào tháng 6. Do đó, tránh được sự cạnh tranh với các nước như Madagascar, Nam Phi và Úc, nơi mà vải thiều được thu hoạch từ giữa tháng 11 năm trước tới tháng 2 năm sau. Ấn Độ cũng không cần phải cạnh tranh với Israel, nơi vải được thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 10. Điều này khiến Ấn Độ có điều kiện khai thác thị trường tiêu thụ rộng lớn ở vùng Vịnh và châu Âu, đặc biệt là trong mùa hè.
 
Diện tích và sản lượng thu hoạch vải của Ấn Độ giai đoạn 2006 - 2014

Niên vụ

2006-2007

2007-2008

2008-2009

2009-2010

2010-2011

2011-2012

2012-2013

2013-2014

Diện tích/ ha

65,000

69,000

72,000

74,000

78,000

81,000

82,500

82,500

Sản lượng/ tấn

403,000

418,000

423,000

483,300

497,000

507,270

512,400

512,610

Nguồn: Indian Horticulture Database
 
Trong những năm gần đây, khu vực trồng vải của Ấn Độ đã bắt đầu lan rộng đến các khu vực trồng vải phi truyền thống như Punjab, Himachal Pradesh, Assam, Tripura và Orissa.
 
(TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI
2651 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
988 Sản phẩm được trưng bày
23002405
Lượt truy cập