Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

Huấn luyện ứng dụng Thương mại điện tử (E-Commerce) 

Công nghệ thông tin (CNTT) là 1 ngành nghề rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, có ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề khác nhau của xã hội. Ngày nay, CNTT là 1 ngành sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính, bao gồm phần cứng, phần mềm, để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cho các cá nhân, tổ chức có yêu cầu. và sự thay đổi từ khi CNTT xâm nhập vào thế giới của chúng ta.
Huấn luyện ứng dụng Thương mại điện tử (E-Commerce)

CNTT là cuộc cách mạng làm thay đổi trong mọi lĩnh vực của khoa học, đời sống. Hơn thế, CNTT còn là phương tiện hữu hiệu cho các Doanh nghiệp trên thế giới kết nối giao thương với  nhau, tại sân chơi của các doanh nghiệp đó được gọi là Thương mại điện tử. Thương mại điện tử đang là xu thế thời thượng, là phương thức kinh doanh mới với Việt Nam dần thay thế các phương thức kinh doanh cũ với nhiều những ưu điểm vượt trội như: nhanh hơn, tiết kiệm thời gian, không gian,  tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng, tiện dụng hơn, hiệu quả hơn… chỉ cần có máy tính vào có kết nối internet, hoặc có smart phone kết nối 3G/wifi, bạn có thể mua được món hàng bạn thích mà không cần phải mất công đi lại, lòng vòng trên khắp các con phố, khu chợ, hay mọi nơi có thể bán mà bạn chỉ cần ngồi một chỗ với thiết bị hỗ trợ CNTT bạn có thể mua được sản phẩm mình cần. Điều đó chỉ có thể là Thương Mại điện tử. Thương mại điện tử đã xuất hiện trên các quốc gia khác khá lâu và phổ biến, tuy nhiên đến Việt Nam thì mới có những năm gần đây, vì thế khái niệm thương mại điện tử với các doanh nghiệp Việt Nam cũng như con người Việt Nam còn chưa hiểu rõ.

Trước những hiểu biết chưa cụ thể về thương mại điện tử, trong khuôn khổ các hoạt động đã được phê duyệt, BQL Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (DNNVV) thông qua hệ thống xúc tiến Thương Mại địa phương” tổ chức một khóa huấn luyện “Ứng dụng Thương mại điện tử trong kinh doanh” tại Hà Nội cho các học viên được lựa chọn từ các đơn vị/Trung tâm Xúc tiến Thương Mại, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp và các trường đại học.

Khóa huấn luyện Thương mại Điện tử diễn ra trong 4 ngày (từ 12-15 tháng 9 năm 2016) tại Khách sạn Hòa Bình, số 27 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Khóa huấn luyện  do Ông Alfons van Duijvenbode, Cơ quan Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển, Hà Lan (CBI); Bà Nguyễn Phương Chi- Thạc sĩ, Giảng viên Bộ môn Thương mại điện tử, Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngoại thương; Bà Nguyễn Thị Hồng Vân - Thạc sĩ, Giảng viên Bộ môn Thương mại điện tử, Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngoại thương trực tiếp giảng dạy.

Khóa huấn luyện được chia làm hai nội dung công việc chính: 2 ngày(12-13/9/2016) với phần chia sẻ về lý thuyết Thương mại Điện tử gồm có 6 nội dung cơ bản: Chiến lược, khả năng sử dụng và các yếu tố thành công của website; Các yếu tố thành công về khả năng sử dụng website; Tối đa hóa công cụ tìm kiếm; Tích hợp với các trang mạng xã hội; Nền tảng xây dựng website Thương mại Điện tử hiệu quả; và Xây dựng kế hoạch hành đồng), cùng với sự tham gia của hơn 200 học viên đã được trang bị những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế về thương mại điện tử một cách có hệ thống để có thể áp dụng ngay trong chiến lược kinh doanh của mình.

Với 2 ngày còn lại (14-15/9/2016), sau phần kiến thức chung, 22 học viên đã được lựa chọn tham gia huấn luyện các kỹ năng giảng dạy để trở thành chuyên gia/giảng viên về thương mại điện tử.

Các chuyên gia đến từ Viện công nghệ Á Châu đã giới thiệu lý thuyết và kỹ thuật huấn luyện áp dụng cho đào tạo phân cấp tại địa phương để các giảng viên/chuyên gia tương lại có thể truyền đạt và chuyển tải kiến thức hiệu quả nhất, tiết kiệm thời gian nhất đến doanh nghiệp/cán bộ xúc tiến thương mại.

Để cho việc thực hành giảng của học viên được phong phú, Chuyên gia của Học viện Công nghệ AIT đã chia nội dung cho các nhóm học viên; sau đó, sử dụng các kỹ năng dẫn dắt, thuyết trình, thảo luận để tiến hành giảng thử  nội dung được phân công. Nhiều tranh luận sôi nổi và góp ý tích cực từ các nhóm dự thính đã giúp cho các chuyên gia/giảng viên tiềm năng có cơ hội điều chỉnh và chọn lựa cách tiếp cận phù hợp nhất với năng lực của mình để đáp ứng nhu cầu đa dạng trong thực tế.

Song song với việc giảng kiến thức, nhóm giảng viên đã thiết kế nhiều bài tập và trò chơi thực tế để các học viên có thể thực hành những kỹ năng ngay tại lớp. Tất cả các học viên tham dự cho rằng Khóa huấn luyện mang lại những thông tin rất bổ ích, thiết thực; nội dung có tính thời sự, tính cấp bách và hữu ích đối với sự phát triển của doanh nghiệp; giúp cho doanh nghiệp nhận ra được những lỗ hổng khi xây dựng các công cụ TMĐT; nhìn thấy các nhược điểm hiện tại; rút ra được nhiều kinh nghiệm để cải thiện các công cụ thương mại điện tử; xác định được rõ ràng những hoạt động cần cải thiện/đầu tư phù hợp với nguồn lực của công ty.

BQL Chương trình cũng đã thiết lập nhóm Google Group về TMĐT để tạo diễn đàn cho các doanh nghiệp, các trung tâm XTTM/ đơn vị hỗ trợ thương mại, nhóm chuyên gia/giảng viên trong nước và quốc tế tiếp tục trao đổi, chia sẻ và kết nối tiếp sau khóa huấn luyện. Đặc biệt, các đơn vị đã xây dựng bản Kế hoạch hành động nhằm cải tiến công cụ TMĐT của mình sẽ gửi lên trên Google Group để nhóm giảng viên rà soát và đưa ra những khuyến nghị phù hợp nhất với nguồn lực của doanh nghiệp.

Giám đốc và các Chuyên viên của Trung tâm Xúc tiến Thương mại Bắc Giang tích cực tham gia khóa tập huấn nhằm mục đích hỗ trợ với Chương trình có những lớp tập huấn tại Tỉnh Bắc Giang nhằm giúp các doanh nghiệp trong tỉnh kết nối doanh nghiệp với diễn đàn Tthương mại Điện tử cũng như đưa Thương mại Điện tử phát triển sâu rộng hơn./.

                                                             Nguyễn Hoạt  - XTTM

1377 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
988 Sản phẩm được trưng bày
22867769
Lượt truy cập