Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

QUY ĐỊNH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI TRUNG QUỐC 

Gần đây, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm còn do quốc gia này đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc, tăng cường quản lý chất lượng. Đồng thời, Trung Quốc đã thay đổi nhiều quy định đối với hoa quả nhập khẩu từ Việt Nam. Hải quan Trung Quốc còn thông báo chỉ làm thủ tục thông quan tại các cửa khẩu đã được chỉ định là cửa nhập khẩu trái cây. Rau quả Việt Nam chỉ được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc trên tuyến biên giới đất liền Việt - Trung.
QUY ĐỊNH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI TRUNG QUỐC

1. Một số quy định chung về an toàn thực phẩm

 

Ngoài ra, các loại rau quả khi xuất sang Trung Quốc phải phải đáp ứng các yêu kỹ thuật và quy định về an toàn nguyên liệu thực phẩm (Nghị định 15/2018/NĐ-CP); đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật của Trung Quốc; phải đăng ký mã  số vùng trồng, địa danh với Hải quan Trung Quốc; các đơn vị nhập khẩu phải khai báo rõ ràng xuất xứ nguồn gốc vùng trồng - có nhãn mác; sản phẩm đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật bao gói, đảm bảo điều kiện vệ sinh, không nhiễm côn trùng hại.

Đặc biệt, Trung Quốc có một số thay đổi trong giám sát nhập khẩu hoa quả vào nước này. Cụ thể, từ 1/10/2019, sản phẩm thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc phải có Chứng nhận an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp cho các lô hàng.

Liên tục tăng cường các rào cản kỹ thuật, từ cuối năm 2016, Trung Quốc đã đặt ra các yêu cầu rất nghiêm ngặt với mặt hàng gạo Việt Nam, đã cử đoàn công tác đến tận ruộng, vào tận nhà máy để kiểm tra quy trình sản xuất, chế biến gạo. Từ ngày 01/7/2018, thuế nhập khẩu với tất cả loại gạo nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam vào thị trường Trung Quốc đã ở mức 40% - 50% (riêng tấm có thuế nhập khẩu là 5%). Và khoảng từ giữa năm 2019 trở đi, Trung Quốc sẽ còn kiểm soát chặt chẽ hơn nữa đối với việc nhập khẩu gạo từ Việt Nam và các nước ASEAN. Cụ thể như, gạo Việt Nam muốn vào thị trường này phải đảm bảo các quy định thời gian xông trùng đạt 120 giờ; mẫu kiểm tra phải được đưa đến cơ sở của Trung Quốc kiểm nghiệm…

Từ năm 2017, Trung Quốc cũng siết nhập khẩu tiểu ngạch thịt lợn của Việt Nam. Tháng 12/2018, Hải quan Trung Quốc đã thông báo khẩn tới các chi cục hải quan của Trung Quốc về những yêu cầu trong nhập khẩu hoa quả Việt Nam vào Trung Quốc.Trong đó đưa ra những yêu cầu rõ ràng đối với các hạng mục kiểm dịch hoa quả xuất nhập khẩu giữa hai nước. Từ ngày 01/01/2019, các cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật hoa quả nhập từ Việt Nam, xem tên, mã số của cơ sở đóng gói đã được đăng kí hay chưa, hàng hóa có phải có nguồn gốc từ các nhà vườn hay cơ sở đóng gói đã đăng ký với các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng như đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công nhận. Nếu phù hợp với yêu cầu thì mới cho phép tiến hành kiểm dịch. Nếu phát hiện hàng hóa có nguồn gốc không phải từ các nhà vườn, cơ sở đóng gói đã được đăng ký thì không được phép nhập vào Trung Quốc.

Do chưa nằm trong danh sách các mặt hàng được Cục Kiểm nghiệm xuất nhập khẩu Trung Quốc thuộc Ủy ban nhà nước về giám sát, kiểm tra, chất lượng và kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) cấp giấy phép an toàn về chất lượng nên kể từ 1/9/2018, mặt hàng chanh leo đã không được phép nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Thậm chí, tuy áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc với tất cả các mặt hàng nông sản, hoa quả, trái cây nhập khẩu, nhưng lại không công bố chuẩn mực kiểm dịch thực vật  đối với mặt hàng cụ thể như cây thạch đen của Việt Nam, khiến nông dân thiệt hại nặng do cây thạch đen không thể xuất khẩu được.

Hiện nay, Chính phủ 2 nước thống nhất quản lý xuất nhập khẩu theo hướng chuyển dần sang chính ngạch, giảm dần tiểu ngạch. Khi xuất khẩu chính ngạch, doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều rào cản kỹ thuật, song đây cũng là giải pháp để xuất khẩu hiệu quả, bền vững, tránh rủi ro nên doanh nghiệp buộc phải nỗ lực.

Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần phải đầu tư cho kỹ thuật sản xuất, công nghệ hiện đại trong chế biến, bảo quản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; đồng thời, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, có giấy chứng nhận kiểm dịch động thực vật,…đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần nâng cao năng lực thiết kế bao bì, nhãn mác tiếng Trung Quốc và chế định ra các tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm nông sản của mình.

Về quy định dán tem truy xuất nguồn gốc và bao bì, có 3 điểm cần chú ý trong việc quản lý truy xuất nguồn gốc của Hải quan Trung Quốc.

Thứ nhất,với các hoa quả như dưa hấu của Việt Nam xuất sang Trung Quốc có thể sử dụng cách dán tem có mã truy xuất nguồn gốc lên trái dưa hoặc đóng dưa bằng bao bì thùng giấy có thông tin truy xuất nguồn gốc.

Thứ hai, doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động lựa chọn sử dụng bao bì thùng giấy hoặc tem nhãn dán lên trái cây; chủ động chọn đơn vị in tem nhãn truy xuất nguồn gốc. Hiện đã có gần 50 doanh nghiệp xuất khẩu ký hợp đồng với Tập đoàn Trung Kiểm (CCIC) là đơn vị có năng lực cung cấp lượng lớn tem nhãn cho doanh nghiệp.

Thứ ba, từ ngày 01/5/2019, Hải quan Trung Quốc thực hiện thêm một số quy định mới đối với một số loại trái cây nhập khẩu từ Việt Nam. Cụ thể:

+ Đối với dưa hấu: không cho phép dưa hấu lót rơm thông quan; yêu cầu dùng xốp lưới hoặc chất liệu không có sinh vật gây hại để bọc trái.

+ Đối với mít: yêu cầu dùng giấy dai Kraft để bọc hoặc dùng bao bì là thùng giấy có in thông tin truy xuất nguồn gốc.

+ Đối với chuối: yêu cầu bao bì là thùng giấy hoặc túi nhựa để bọc (đều phải in mã và thông tin truy xuất nguồn gốc).

Tùy vào sản phẩm, doanh nghiệp cần tiếp cận với cơ quan kiểm dịch của Trung Quốc để biết rõ các yêu cầu trước khi nhập khẩu vào thị trường này. Nhìn nhận theo chiều hướng tích cực thì việc Trung Quốc dựng rào cản, yêu cầu cao về chất lượng, đa dạng về chế biến sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam xây dựng, hoạch định chiến lược lâu dài cho hoạt động xuất khẩu.

2.Quy định về an toàn thực phẩm đối với quả vải nhập khẩu vào Trung Quốc

2.1. Kiểm dịch thực vật

Trung Quốc áp dụng một số qui định kiểm dịch thực vật mới đối với quả tươi nhập khẩu như: phải cung cấp thông tin vùng trồng, biện pháp vận chuyển, hàng hóa phải được bao gói, dán nhãn đầy đủ... Theo công văn số 949/B-VTV-KD của Cục Bảo vệ thực vật gửi các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng, các yêu cầu về kiểm dịch, kiểm nghiệm trái cây nhập khẩu mà Cục Kiểm dịch, kiểm nghiệm Hà Khẩu mới đưa ra gồm:

- Trái cây nhập khẩu phải chịu toàn bộ sự giám sát về kiểm dịch kiểm nghiệm; chủ hàng khi báo kiểm phải cung cấp thông tin tình hình trồng trọt, nơi sản xuất của nước xuất khẩu và phương thức vận chuyển hàng hoá nhập khẩu, tình hình tiêu thụ, sử dụng. Cơ quan kiểm dịch kiểm nghiệm sẽ tiến hành giám sát trước và tiếp tục quản lý sau.

- Giám sát trước: Cơ quan kiểm nghiệm kiểm dịch có thể áp dụng các phương pháp khảo sát vùng trồng về tình hình trồng trọt, sản xuất trái cây của nước xuất khẩu; dự kiểm nơi sản xuất, kiểm nghiệm kiểm dịch trước khi bao gói, vận chuyển hoặc kiểm tra ngoài nước... đảm bảo trái cây nhập khẩu phù hợp với yêu cầu kiểm nghiệm kiểm dịch.

- Trái cây nhập khẩu phải có bao gói, trên đó phải ghi rõ tên sản phẩm, địa chỉ, số lượng, trọng lượng, số hồ sơ vườn trồng (kí hiệu), số đăng ký vệ sinh xưởng, cơ sở bao gói, tiêu chí kiểm dịch chính thức, đồng thời đối chiếu có phù hợp yêu cầu kiểm dịch hay không.

- Trái cây nhập khẩu không được dùng thực vật như lá, trái cây, rơm rạ ... làm vật liệu chèn lót. Cành cuống, quả không được quá 15 cm.

- Trái cây nhập khẩu phải có Giấy Chứng nhận kiểm dịch chính thức của nước (khu vực) xuất khẩu hoặc giấy tờ chứng minh có liên quan.

- Để nâng cao tốc độ thông quan, bảo đảm chất lượng, trái cây nhập khẩu phải đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm kiểm dịch.

- Trái cây nhập khẩu qua kiểm dịch kiểm nghiệm khi phát hiện thấy sinh vật hại, hoặc chất độc hại thuộc quy định chính thức của Trung Quốc sẽ căn cứ tình hình hàng hoá tiến hành cách thức xử lý như: trả lại, tiêu huỷ, xử lý trừ dịch hại... Căn cứ quy định, chủ hàng phải chịu chi phí xử lý.

2.2. Cơ quan kiểm nghiệm kiểm dịch của Trung Quốc

Về cơ quan kiểm dịch, theo Luật kiểm nghiệm kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu, Tổng Cục Quản lý Giám sát thị trường quốc gia Trung Quốc (State Administration for Market Regulation (SAMR), là cơ quan quản lý chung về công tác kiểm tra kiểm dịch trái cây nhập khẩu trên toàn quốc Trung Quốc, ban hành các Lệnh/ biện pháp quản lý kiểm dịch các mặt hàng trái cây nhập khẩu. Các Chi cục kiểm dịch kiểm nghiệm và giám sát chất lượng quốc gia của các địa phương/các Cơ quan/Chi nhánh/Văn phòng đại diện của các Chi cục này tại các cửa khẩu chỉ định nhập khẩu phụ trách công tác giám sát và kiểm dịch trái cây nhập khẩu tại nơi địa phương được giao quản lý (sau đây gọi tắt là Cơ quan kiểm nghiệm kiểm dịch).

2.3. Điều kiện đề nghị kiểm dịch cấp phép nhập khẩu

Trong trường hợp có những điều kiện phù hợp dưới đây, đơn vị nhập khẩu vải có thể đề nghị Cơ quan kiểm nghiệm kiểm dịch tiến hành các thủ tục kiểm tra kiểm dịch cho phép nhập khẩu trái cây, cụ thể:

- Nước xuất khẩu hoặc khu vực xuất khẩu không có bệnh dịch nghiêm trọng.

- Phù hợp với các quy định có liên quan được quy định tại pháp luật về kiểm định động thực vật của Trung Quốc.

- Phù hợp với các thoả thuận kiểm dịch có liên quan được ký kết song phương giữa Trung Quốc và nước (khu vực) xuất khẩu (bao gồm cả Nghị định thư, Hiệp định kiểm dịch, Bản ghi nhớ...)

2.4. Các bước trình tự kiểm dịch trái cây nhập khẩu vào Trung Quốc

Vải nằm trong danh mục được Trung Quốccho phép nhập khẩu. Cơ quan kiểm nghiệmkiểm dịch Trung Quốc trên cơ sở đánh giá rủi ro,bình xét kết luận và đưa ra quyết định cho phépnhập khẩu trái cây. Danh mục này được Cơ quankiểm nghiệm kiểm dịch Trung Quốc công bốrộng rãi và cập nhật trên website của Cơ quankiểm nghiệm kiểm dịch Trung Quốc.

Theo Biện pháp quản lý giám sát kiểm nghiệm kiểm dịch trái cây nhập khẩu cóhiệu lực từ ngày 05 tháng 7 năm 2005, Trung Quốc nghiêm cấm mang/ xáchtrái cây theo người nhập cảnh hoặc gửi trái cây qua đường bưu điện trừ trườnghợp có quy định khác trong văn bản quy phạm luật pháp Trung Quốc.

Chủ hàng hoặc người được uỷ quyền trước khi hoặc khi nhập khẩu trái cây phải tiến hành khai báo kiểm dịch với Chi cục Kiểm dịch kiểm nghiệm nơi cửa khẩu nhập khẩu, đồng thời phải điền vào Đơn xin phép kiểm dịch động thực vật nhập khẩu quốc gia nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa và nộp cho Cục/Chi cục kiểm nghiệm kiểm dịch và giám sát chất lượng quốc gia tại cửa khẩu nhập khẩu. Ngoài đơn trên, Chủ hàng hoặc người được uỷ quyền phải nộp kèm các giấy tờ khai như hoá đơn, hợp đồng thương mại, giấy chứng nhận xuât xứ, Chứng thư/giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch động thực vật của nước (khu vực) xuất khẩu cấp.

Trong thời gian tới phía Trung Quốc sẽ siết chặt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời với các yêu cầu về môi trường.

Vải nhập khẩu vào Trung Quốc phải đáp ứng các yêu cầu kiểm nghiệm kiểm dịch sau đây:

- Không đóng lẫn hoặc chứa các loại trái cây trái cây khác không được ghi trong Chứng thư/ giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật;

- Trên bao bì đóng gói phải ghi đầy đủ tên trái cây, xuất xứ, nhà xưởng đóng gói hoặc mã số doanh nghiệp bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh;

- Không có dư lượng thực vật như sâu bệnh kiểm dịch, đất, nhánh cành, lá mà Trung Quốc cấm nhập cảnh;

- Lượng các chất độc hại được phát hiện không được vượt quá các tiêu chuẩn an toàn và sức khoẻ có liên quan của Trung Quốc;

- Việt Nam đã có thoả thuận, Hiệp định với Trung Quốc và phải tuân thủ các yêu cầu liên quan của thoả thuận, nghị định thư.

Cục/Chi cục kiểm dịch kiểm nghiệm và giám sát chất lượng quốc gia tại cửa khẩu kiểm tra xem xét đối với những trường hợp phù hợp với yêu cầu kiểm dịch, sau đó sẽ cấp "Giấy phép nhập khẩu động thực vật" của Tổng Cục kiểm nghiệm kiểm dịch và giám sát chất lượng quốc gia nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Trường hợp không phù hợp với yêu cầu sẽ không được cấp giấy phép và được thông báo rõ nguyên nhân đối với những người đề nghị được kiểm dịch.

- Sau khi đã hoàn tất thủ tục xin kiểm dịch nhập khẩu và được cấp phép, nếu chủ hàng hoặc người được uỷ quyền thuộc một trong những trường hợp sau thì phải tiến hành lại các thủ tục xin kiểm dịch:

+ Tăng số lượng hoặc thay đổi loại trái cây nhập khẩu.

+ Thay đổi nước hoặc khu vực xuấtkhẩu.

+ Thay đổi cửa khẩu nhập khẩu

+ Vượt quá thời hạn có giá trị sử dụng của giấy phép kiểm dịch.

- Sau khi hoàn tất việc kiểm dịch trái cây nhập khẩu, cần tiến hành xử lý như sau:

+ Nếu kiểm dịch đạt tiêu chuẩn, cấp giấy thông quan kiểm dịch kiểm nghiệm xuất nhập khẩu.

+ Trong quá trình kiểm dịch nếu phát hiện các loại thực vật mang tính nguy hiểm hoặc sâu bệnh vượt quá quy định cho phép phải tiến hành diệt trừ, loại bỏ những loại sâu bệnh trên. Xử lý đạt tiêu chuẩn mới cho phép nhập khẩu, kiểm dịch không đạt tiêu chuẩn hoặc không có biện pháp xử lý sâu bệnh phát hiện sẽ trả lại hàng hoặc tiêu huỷ.

Theo Trung tâm thông tin Công Nghiệp và Thương Mại - Bộ Công Thương

3478 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
988 Sản phẩm được trưng bày
23214873
Lượt truy cập