Các thị trường khó tính như Hoa Kỳ hay Úc đòi hỏi những tiêu chuẩn rất khắt khe đối với vải quả và các sản phẩm chế biến từ vải quả. Ngoài những quy định chung về điều kiện trồng trọt, xử lý, dán nhãn, chứng nhận kiểm dịch thực vật... còn phải bảo đảm một số quy định kỹ thuật như: xử lý dịch hại, lấy mẫu kiểm tra trước xử lý, kiểm dịch thực vật và giấy chứng nhận... Bên cạnh đó, quả vải khi xuất sang thị trường Hoa kỳ phải có mã số vùng trồng cấp theo tiêu chuẩn Vietgap hoặc Globalgap sử dụng công nghệ chiếu xạ và đóng gói tại nhà máy riêng.
Để xuất khẩu vải thiều đi Mỹ và một số quốc gia khác trên thế giới, người nông dân không chỉ cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất còn phải thực hiện biện pháp bao trái cho quả nhằm tránh sâu bệnh, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nguyên tắc bao trái: Trước khi bao trái cho vải, nông dân cần cắt tỉa những cành tăm và những quả bị nhiễm sâu bệnh. Trước khi tiến hành bao trái từ 2-4 ngày, nông dân cần phun thuốc phòng sâu đục cuống quả và bệnh thán thư để diệt hết trứng, sâu non và nấm bệnh đã tồn tại trên mặt quả. Thời gian tốt nhất để bao trái là trước khi thu hoạch từ 20-35 ngày hoặc sau đậu trái từ 50-55 ngày.
Lựa chọn túi: Hiện nay trên thị trường có nhiều loại túi được sản xuất từ nhiều chất liệu khác nhau: Túi xốp, túi ni-lông và loại túi chuyên dùng được thiết kế dành riêng cho từng loại quả. Theo khuyến cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật, nông dân nên sử dụng túi chuyên dùng dành cho vải (túi được làm bằng một chất liệu vừa có thể hấp thụ được ánh sáng vừa thoát nước tốt...).
Kỹ thuật bao trái: Lồng túi bao bên ngoài chùm vải theo chiều từ ngoài vào qua chùm quả, sau đó buộc miệng túi phía trên cuống quả bằng dây mềm. Sau khi bao trái hoặc trong quá trình bao trái, nông dân cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra chùm quả nếu thấy quả bị thối, hỏng hoặc túi bị tuột cần báo cho cán bộ kỹ thuật để xử lý.
Túi bao trái được nhiều nông dân coi là áo bảo hộ tốt nhất cho các loại quả. Bao trái cho vải giúp hạn chế sâu đục cuống quả gây hại, côn trùng châm, chích, ảnh hưởng đến mẫu mã của quả. Dùng túi bao chùm quả còn giúp hạn chế quả vải bị rụng do sâu bệnh; giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật; tăng thời gian bảo quản cho quả vải khoảng 5 ngày so với không bao túi. Đặc biệt, kỹ thuật bao quả còn có tác dụng giúp hạn chế tồn dư thuốc bảo vệ thực vật mà không ảnh hưởng đến mã quả, đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ và một số thị trường khó tính khác.
- Quy định với mặt hàng vải nhập khẩu vào thị trường Úc
Theo quy định của Úc, để xuất khẩu trái vải tươi của Việt Nam vào thị trường Úc phải đảm bảo 5 yêu cầu:
- Về vùng trồng: Cấp mã số vùng trồng, cơ sở trồng vải phải áp dụng biện pháp canh tác, quản lý sinh vật gây hại và thu hoạch đảm bảo giảm thiểu sinh vật gây hại trên quả vải, áp dụng Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) và được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, cấp mã số. Cơ sở phải lập và lưu lại hồ sơ, nhật ký sản xuất. Vải để xuất khẩu phải không bị nhiễm sâu bệnh, không dính đất, không được để lẫn với các sản phẩm từ các vùng trồng chưa được cấp mã số và được đựng trong các thùng (hộp) được ghi rõ thông tin cơ sở trồng phục vụ cho việc truy nguyên nguồn gốc. Vải phải được vận chuyển đến cơ sở đóng gói được cấp mã số bằng phương tiện đảm bảo vệ sinh.
- Về cơ sở đóng gói vải, phải đăng ký và được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, cấp mã số. Trước mỗi mùa xuất khẩu vải, cơ sở đóng gói phải được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra đánh giá và công nhận đáp ứng điều kiện nhập khẩu của Úc.
- Về bao bì và ghi nhãn: Bao bì đóng gói vải xuất khẩu sang Úc phải đảm bảo hạn chế việc lây nhiễm sinh vật gây hại, kẽ hở hoặc lỗ thoáng phải nhỏ hơn 1,6mm. Thùng các-tông đựng vải phải ghi rõ mã số cơ sở trồng vải, cơ sở đóng gói và cơ sở xử lý và ghi rõ bằng tiếng Anh “Treated with ionizing irradiation” hoặc “Treated with ionizing electrons” hoặc “Irradiated (food)”, và có thể in logo theo quy định đối với thực phẩm chiếu xạ trên bao bì các-tông.
- Về xử lý chiếu xạ: Vải xuất khẩu đi Úc phải được xử lý tại các cơ sở chiếu xạ đã được Cục Bảo vệ thực vật công nhận (gồm Công ty chiếu xạ Sơn Sơn và Công ty cổ phần chiếu xạ An Phú) theo liều lượng quy định dưới sự giám sát của cán bộ kiểm dịch thực vật của Việt Nam.
- Về kiểm dịch lô vải xuất khẩu: Lô vải xuất khẩu phải được kiểm dịch thực vật đáp ứng yêu cầu nhập khẩu của Úc và có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Giấy chứng nhận) do cơ quan kiểm dịch thực vật của Việt Nam cấp, trên đó ghi rõ: “Lô quả này được sản xuất tại Việt Nam đáp ứng các điều kiện nhập khẩu vải tươi vào Úc và tuân thủ quy định tại Chương trình xuất khẩu quả vải đã được chiếu xạ từ Việt Nam sang Úc”. Trong mục biện pháp xử lý trên Giấy chứng nhận ghi rõ “Liều chiếu xạ thấp nhất 400 Gy”. Để triển khai có hiệu quả việc xuất khẩu quả vải tươi sang thị trường Úc, Cục Bảo vệ thực vật sẽ thông báo và hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp và đặc biệt là người trồng vải thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật đối với quả vải tươi xuất khẩu đi Úc. Đồng thời, Thương vụ Việt Nam tại Úc đang triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá trái vải Việt Nam tại Úc.
3. Quy định với mặt hàng vải nhập khẩu vào thị trường Mỹ
Bộ Nông nghiệp Mỹ yêu cầu Việt Nam phải quy hoạch vùng trồng cũng như bản đồ và mã số liên quan để có thể theo dõi. Cơ quan cấp mã số của vùng trồng này là Cục bảo vệ thực vật Việt Nam.
Vải phải được trồng trên vùng đăng ký và được Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam theo dõi nhằm đảm bảo không có bệnh.
Vải phải được chiếu xạ để loại bỏ ký sinh trùng (16 loại vi khuẩn, nấm bệnh để ngừa dịch hại…) và phải dán nhãn đã qua chiếu xạ diệt ký sinh trùng (Đây là điều bất lợi đối với sản phẩm nhập khẩu vì Mỹ cũng trồng được vải nên nhiều người tiêu dùng Mỹ cũng không muốn ăn các sản phẩm chiếu xạ, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe).
Mỗi lô hàng phải kèm theo chứng chỉ của Cục Bảo vệ thực vật xác định sản phẩm phù hợp với quy định. Ngoài ra, các sản phẩm trên còn phải tuân thủ các quy định rất về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật... Đây là một trong những quy định khắt khe nhất của Mỹ đặt ra đối với các hàng hóa nông sản của các nước vào thị trường này.
Dư lượng thuốc kháng sinh cũng như thuốc bảo vệ thực vật trên hoa quả tươi nhập khẩu vào Mỹ được tính theo tỷ lệ phần tỷ chứ không phải phần triệu. Do vậy, các doanh nghiệp phải hết sức lưu ý để đảm bảo rằng hàng xuất khẩu sang Mỹ không có dư lượng thuốc kháng sinh hoặc thuốc bảo vệ thực vật. Khi phải dùng thuốc kháng sinh hoặc bảo vệ thực vật để chăm sóc cây vải, Mỹ khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam chỉ nên dùng các loại thuốc đã được Cục Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đồng ý và cho phép.
Đối với các mặt mặt hàng thực phẩm và đồ uống dùng cho người, Mỹ cũng yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đăng ký cơ sở sản xuất và người đại diện tại Mỹ.
- Quy định của một số thị trường nhập khẩu vải của Việt Nam
- Hoa Kỳ:
Tại Hoa Kỳ, Các thanh tra viên của Cơ quan Thanh tra sức khỏe Động Thực vật (một cơ quan thuộc bộ Nông nghiệp Mỹ) phải kiểm tra và chứng nhận tất cả các lô hàng trước khi khai báo Hải quan. Nếu có dấu hiệu của sâu hại hoặc dịch bệnh được phát hiện, sản phẩm có thể bị khử trùng (hoặc xử lý theo cách khác), bị trả lại nước xuất khẩu hoặc bị tiêu hủy. Thông tin chi tiết về hệ thống kiểm dịch thực vật của Hoa Kỳ quy định tại website:
- Châu Âu:
Để xuất khẩu sang EU, các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân thủ các quy định về sức khỏe thực vật của EU, quy định tại website:
Nội dung cụ thể về các quy định về kiểm dịch thực vật của ủy ban Châu Âu (Hội đồng thanh tra 2000/29/EC có sửa đổi) quy định tại website:
- Nhật Bản:
Chính phủ Nhật Bản yêu cầu các nước cung cấp phải tuân thủ Luật Bảo vệ thực vật, Luật Sức khỏe Thực vật và Luật Vệ sinh Thực phẩm, những quy định được thi hành bởi Phòng Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản (MAFF). Thông tin chi tiết về các quy định kiểm dịch thực vật hoặc hệ thống kiểm dịch của Nhật Bản được nêu rõ trên website:
- Trung Quốc:
Các quy định về kiểm dịch thực vật của Trung Quốc quy định tại website:
- Malaysia:
- Newzealand:
Thông tin về các nguyên tắc và quy định nhập khẩu hàng nông sản tại:
(TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI)