Mỹ và châu Âu là hai thị trường nhập khẩu lớn của thế giới, nhưng lượng vải hai quốc gia này nhập về trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010 rất thấp do nhu cầu chưa cao trong khi Mỹ cũng trồng vải với thời gian thu hoạch cao điểm là vào tháng 10 hàng năm. Cũng trong giai đoạn này, châu Âu cũng chỉ mới nhập khẩu một số lượng ít vải thiều, chủ yếu từ Nam Phi, Thái Lan và Madagascar.
Đối với Nam Phi, ngành công nghiệp vải Nam Phi chiếm 1,2% tổng lượng xuất khẩu vải của thế giới. Xuất khẩu sang châu Âu chiếm 92% tổng xuất khẩu vải của Nam Phi.
Xuất khẩu vải từ các nước sang châu Âu giai đoạn 2000 - 2010
Nước
|
Khối lượng xuất khẩu (tấn)
|
Bắc bán cầu
|
Madagascar
|
19.315
|
South Africa
|
3.590
|
Mauritius
|
182
|
Réunion
|
187
|
Tổng sản lượng nhập
|
23.087
|
Nam bán cầu
|
Thailand
|
1.816
|
Israel
|
733
|
China
|
191
|
India
|
409
|
Spain
|
907
|
Tổng sản lượng nhập khẩu
|
4.056
|
Hiện nay, mặc dù sản lượng thu hoạch không cao nhưng những nước dẫn đầu về xuất khẩu vải quả vẫn là Madagasca (xuất khẩu khoảng 25% sản lượng, chiếm khoảng 70% thị phần ở EU), Nam Phi (xuất khẩu tới 89% tổng sản lượng) hay Israel (hơn 70% sản lượng).
Ngược lại, tuy đứng đầu về sản xuất vải nhưng sản phẩm vải của Trung Quốc và Ấn Độ chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường nội địa. Với Việt Nam, tỷ lệ xuất khẩu lên tới khoảng 40% sản lượng, nhưng chủ yếu qua cửa khẩu phụ và lối mở biên giới nên chưa có mặt trên bản đồ như một nhà xuất khẩu lớn về vải. Do vậy, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam đều không dẫn đầu thế giới về xuất khẩu quả vải.
Có nhiều loại sản phẩm chế biến từ vải, nhưng 9 loại tiêu thụ mạnh nhất.
Một số sản phẩm từ quả vải đang có mặt trên thị trường thế giới
Tên sản phẩm
|
Cách thức phân phối,bao gói và giao dịch trên thế giới
|
Vải quả tươi
|
Đóng gói, bảo quản, vận chuyển:
Vải tươi từ các nước được xử lý bảo quản, đóng thùng, dán nhãn, xuất khẩu bằng đường hàng không hoặc đường bộ (trường hợp các nước liền biên giới).
Phân phối:
Sản phẩm được bán tại các siêu thị, cửa hàng hoặc được nhà phân phối chuyên nghiệp giao đến tận nhà những người tiêu dùng đã đặt hàng (ví dụ tại Florida- Mỹ, người mua đặt hàng trước 1-2 ngày, cửa hàng phân phối sẽ lựa chọn vải theo yêu cầu và giao hàng tại nhà).
Giá bán lẻ: 29-32 USD/kg
Đặt hàng trước 1-2 ngày theo máy bay
Yêu cầu: Độ đồng đều (ví dụ thị trường Floria Mỹ yêu cầu đường kính 1,5 inch/quả), màu vải tươi tự nhiên, xử lý xạ/nhiệt để đảm bảo không có dịch bệnh.
|
Vải đóng hộp
|
Các sản phẩm vải đóng hộp rất đa dạng, tùy thuộc vào thị hiếu của từng thị trường. Theo đó mức độ ngọt, trọng lượng hộp, số lượng quả vải trong mỗi hộp sẽ dao động tùy theo thị trường. Ví dụ tại Florida- Mỹ, người tiêu dùng thường dùng các hộp có khoảng 20 quả vải đã được bóc vỏ, bỏ hạt và đóng hộp trong khoảng 1,5 cốc xi-rô đường.
Giá bán lẻ: Từ 5-25 USD/hộp tùy thị trường (Ví dụ tại Trung Quốc chỉ khoảng 5-10 USD/hộp 20 quả, tại châu Âu khoảng 25 USD/hộp 20 quả).
|
Bột vải quả, nước vải quả cô đọng
|
Vải quả nghiền, cô đọng, sử dụng để làm đồ uống hỗn hợp, sorbets, sinh tố hoặc đổ lên kem, Phân phối: Chủ yếu bán tại các siêu thị và cũng được giao hàng tận nhà nếu có yêu cầu.
Giá bán: 25 USD/túi 0,5kg
Yêu cầu: Độ mịn, độ đường đạt tiêu chuẩn của thị trường tiêu thụ.
|
Bánh kẹo từ vải quả, vải sấy khô
|
Vải sấy khô, kẹo vải, bánh vải, vải ngâm mật ong... Lychee Gummys, Dried Lychees, Lychee Honey, Lychee Gel Cup
Các sản phẩm này chủ yếu bán ở các siêu thị
|
Mứt vải
|
Mứt vải rất được ưa chuộng tại Mỹ và châu Âu, nhất là khi mùa vải tươi đã kết thúc. Dùng để ăn sáng với bánh mì.
Phân phối: Được bán phổ biến trong các siêu thị
|
Si rô vải
|
Si rô vải được chế biến theo công thức riêng của từng nhà sản xuất, chể kết hợp với một số thành phần khác để vừa đạt yêu cầu về dinh dưỡng, hương vị, vừa đáp ứng một yêu cầu riêng về sức khỏe (ví dụ được dùng như một loại thực phẩm chức năng: Vải quả rất tốt cho những người cao huyết áp, chứa một lượng rất thấp natri, nhưng lượng kali cao trong một khẩu phần vải)
|
Nước ép vải
|
Nước ép vải rất phổ biến tại các siêu thị trên thế giới. Tại Mỹ, nước ép vải từ Nam Phi, Đài Loan và Malaysia đã có chỗ đứng trong các siêu thị lớn (Việt Nam chưa thâm nhập được thị trường này).
Vận chuyển: Hàng không hoặc hàng hải
|
Trà vải
|
Trung Quốc, Đài Loan đã sản xuất trà đen hương vải, trà tẩm vị vải tươi tự nhiên và đã xuất khẩu được sang Mỹ, châu Âu.
Vận chuyển: Hàng không hoặc hàng hải
|
Kem/mặt nạ dưỡng da từ vải quả
|
Sản phẩm chăm sóc da vải quả được tinh chế nhằm đảm bảo mùi thơm và công dụng tự nhiên của vải quả đối với da, đồng thời có đặc trưng của vải quả tươi với ánh đỏ nhạt gợi cảm.
Hiện nay các nhà sản xuất của Thái Lan đã xuất khẩu được sản phẩm này sang Mỹ.
|
Nguồn: Khảo sát qua mạng của Cục XTTM
- Giá vải và một số sản phẩm chế biến từ vải
Tuy nhu cầu tiêu thụ vải ở các thị trường châu Âu và Mỹ tăng nhanh nhưng giá vải quả tươi trên thế giới những năm gần đây vẫn tăng/giảm tùy theo sản lượng thu hoạch (được mùa hay mất mất mùa).
Giá vải quả tươi tại một số thị trường trên thế giới niên vụ 2012 - 2013
Thị trường
|
Nhà phân phối
|
Giá bán lẻ
|
Anh
|
mysupermarket.co.uk
|
Hộp 12 quả (200g): 1,69 bảng; 8,45 bảng Anh/kg (tương đương 300.000 đ/kg)
|
Đức
|
www.freshplaza.com
|
6,90 euro /kg đến 7,90 euro/kg (khoảng 200.000 đ- 240.000 đ/kg)
|
California (Mỹ)
|
LocalHarvest
|
Hộp 5 pound: 79 USD/hộp (1 pound= gần 0,5 kg); 31,6 USD/kg (tương đương 660.000 đ/kg)
|
Nội địa Trung Quốc
|
Cửa hàng bán lẻ
|
200.000- 300.000đ/kg (10-15 USD/kg)
|
Các thị trường khác
|
Trang bán hàng Amazon.com
|
30,99 USD/2 pound (32USD/kg) (tương đương 672.000 đ/kg)
|
|
Trang bán hàng BuyExoticFruits.com,
|
29,99 USD/kg (chiết khấu 10% cho người có coupon) (tương đương 620.000 đ/kg)
|
Nhật Bản
|
Các siêu thị bán lẻ
|
16 USD/set 5-6 quả (khoảng 100 gram) (tương đương 3.200.000 đ/kg)
|
Nguồn: Khảo sát qua mạng của Cục XTTM
Năm 2015, giá vải giao dịch trên thế giới tăng hơn so với năm 2014 và 2013 do sản lượng tại Ấn Độ và Nam Phi bởi sâu bệnh và thời tiết không thuận lợi. Ảnh hưởng từ sau những trận mưa đá, sản lượng vải thu hoạch tại Bihar, vốn một trong những vùng có diện tích trồng và sản lượng thu hoạch vải lớn của Ấn Độ, giảm 23,6% so với cùng vụ năm 2014, đạt 197.702 tấn trong khi năm 2014 là 258.691 tấn. Ngược lại, một số vùng khác của Ấn Độ lại bị thiếu mưa nhưng cũng khiến sản lượng thu hoạch giảm gần 50%, dẫn đến tổng sản lượng vải của cả Ấn Độ năm 2015 giảm hơn 30% so với năm 2014.
Nhờ đó, giá xuất khẩu vải của các quốc gia khác được nâng lên vì nhu cầu tại Mỹ, châu Âu và cả châu Á – Thái Bình Dương đều tăng.
Giá vải và một số sản phẩm chế biến từ vải của Việt Nam xuất khẩu năm 2015
Sản phẩm
|
ĐVT
|
Đơn giá (USD)
|
Mã GH
|
Thi trường
|
Quả vải tươi (2k/hộp)
|
hộp
|
7.4
|
CIF
|
Hà Lan
|
Trái vải (5.0kgs/box)
|
bao
|
37.5
|
CIF
|
Australia
|
Quả vải tươi
|
kg
|
2.7
|
CIF
|
Malaysia
|
Quả vải tươi (2kg/basket)
|
bao
|
5.6
|
CIF
|
Anh
|
Quả vải thiều tươi
|
kg
|
5.9
|
CIF
|
Đức
|
Nước ép quả vải/lychee juice (1 thùng=30 lon, 1 lon=250 ml)
|
barrel
|
7.98
|
FOB
|
nước dừa hương vải đóng hộp 500ml (12 hộp/thùng)
|
|
4.5
|
FOB
|
Mỹ
|
vải nguyên quả đông lạnh
|
kg
|
1.38
|
CIF
|
Nhật Bản
|
quả vải tươi (10kg/carton)
|
kg
|
3
|
CIF
|
Singapore
|
nước vải cô đặc (18kg/thùng)
|
kg
|
1.72
|
FOB
|
Thái Lan
|
cùi vải đóng lon 20oz
|
barrel
|
13
|
|
Israel
|
nước vải (18kg/thùng)
|
kg
|
1.1
|
FOB
|
Hồng Kông
|
quả vải tươi (2kg/basket)
|
bao
|
5
|
CIF
|
Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất
|
Theo dự báo của các nhà xuất khẩu vải Ausrtralia, nhu cầu tiêu thụ vải quả trên thế giới tiếp tục có xu hướng gia tăng trong thời gian tới. Vải quả tươi sẽ vẫn được ưa chuộng nhưng xu hướng đa dạng hóa các sản phẩm vải quả sẽ diễn ra mạnh mẽ. Các sản phẩm bánh kẹo, mứt, bột và nước ép sẽ xuất hiện nhiều hơn ở các phân khúc bán buôn thay vì chỉ có sản phẩm vải tươi thống trị phân khúc này như trước kia. Đồng thời người tiêu dùng sẽ ngày càng khó tính hơn khi chọn các sản phẩm vải quả do họ có nhiều lựa chọn hơn từ các nước khác nhau trên thế giới. Mặc dù vậy, những sản phẩm an toàn và giữ được hương vị tự nhiên sẽ được ưu tiên hàng đầu.
(TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI)