Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VẢI QUẢ VÀ CÁC SẢN PHẨM LÀM TỪ VẢI TRÊN THẾ GIỚI 

Sản xuất Từ năm 2010 trở về trước, diện tích trồng vải và sản lượng vải thiều trên thế giới rất thấp. Hầu hết vải quả thu hoạch được tiêu thụ tại nội địa các nước trồng vải, chỉ có khoảng 1% đến gần 2% tổng sản lượng được xuất khẩu sang các thị trường khác. Nhu cầu vải quả tươi cũng như các sản phẩm làm từ vải quả ở khu vực châu Âu, Mỹ không cao.
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VẢI QUẢ VÀ CÁC SẢN PHẨM LÀM TỪ VẢI TRÊN THẾ GIỚI
Tình hình sản xuất vải thiều toàn cầu giai đoạn 2000-2010

Khu vực/nước

Sản lượng (tấn)

Tỷ trọng (%)

Bắc bán cầu

2,650,600

95.44

Trung Quốc

1,910,800

68.81

Ấn Độ

425,000

15.30

Việt nam

156,000

5.62

Taiwan

80,000

2.88

Thailand

43,000

1.55

Nepal

14,000

0.50

Bangladesh

13,000

0.47

Pakistan

3,000

0.11

Mexico

4,000

0.14

Israel

1,200

0.04

USA

600

0.02

Nam bán cầu

126,500

4.56

Madagascar

100,000

3.60

South Africa

7,000

0.25

Australia

6,000

0.22

Réunion

10,000

0.36

Mauritius

3,500

0.13

 
Sau năm 2010, người tiêu dùng trên thế giới biết và ưa thích hương vị của quả vải ngày càng tăng lên khiến hoạt động xuất khẩu toàn cầu tăng theo. Thu nhập của người trồng vải cũng tăng nên diện tích trồng vải tại các quốc gia được mở rộng để phục vụ thương mại.
Sản lượng vải thế giới những năm gần đây tăng mạnh, năm 2014 đạt 2,6 triệu tấn, năm 2015 đạt hơn 2,8 triệu tấn và dự báo năm 2016 sẽ xấp xỉ gần 3 triệu tấn do sản xuất của một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan… đều gia tăng. So với những năm trước, riêng sản lượng vải quả thu hoạch trong năm 2015 đã bằng sản lượng vải quả thu hoạch trong cả giai đoạn 2000 -2010.
 
Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình trạng sâu bệnh và phương thức phát triển thương mại (marketing) nên tỷ trọng về sản lượng vải của mỗi quốc gia trồng vải trên toàn cầu đã thay đổi giữa hai giai đoạn: từ năm 2011 đến nay so với giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010. Cụ thể, trong giai đoạn 2000 – 2010, tỷ trọng về sản lượng của Việt Nam trên thế giới là 5,62%, của Đài Loan là 2,88%,  của Madagascar là 3,6% Ấn Độ là 15,3% thì giai đoạn từ năm 2011 đến nay, tỷ trọng này đã tăng lên, đạt lần lượt là 6%, 3,08%, 3,85% và 24%. Ngược lại, sản lượng của quốc gia trên tổng sản lượng thế giới lại giảm tại một số nước như Trung quốc là 68,81% trong giai đoạn năm 2000 - 2010 xuống còn 57% trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay.
Hiện, sản xuất vải quả tươi tại các nước châu Á chiếm khoảng 95% tổng sản lượng vải thế giới, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ lần lượt chiếm khoảng 57% và 24%. Sản lượng của Việt Nam tuy đứng vị trí thứ 3, nhưng chỉ chiếm khoảng 6% tỷ trọng trên toàn cầu. 
Xét về quy mô sản xuất và thời gian thu hoạch, đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam là Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Thái Lan và Madagascar. Hầu hết các nước này đã xuất khẩu được vải quả sang các thị trường khó tính như Châu Âu, Canada và Mỹ.
Thái Lan là một trong 5 nước sản xuất vải quả nhiều nhất trên thế giới với rất nhiều kinh nghiệm trong chế biến và xúc tiến xuất khẩu trái cây. Các doanh nghiệp của Thái Lan rất năng động trong việc cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm và tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại tại các thị trường mà họ hướng tới. Thái Lan đã xây dựng được mối quan hệ đối tác bền chặt với các siêu thị và nhà phân phối bán buôn lớn ở châu Âu để đảm bảo tính ổn định cho xuất khẩu vải quả vào các thị trường này. Thái Lan cũng đặc biệt chú ý đến hình thức mẫu mã và đóng gói sản phẩm. Vải tươi được đóng hộp trong các thùng có màu sắc bắt mắt, dán nhãn với thông tin chỉ dẫn đầy đủ. Vải xuất khẩu sang Hoa Kỳ được xử lý bảo quản để giữ độ tươi lâu, do đó hầu hết vải của Thái Lan khi xuất khẩu đến các thị trường tiêu dùng vẫn giữ được màu sắc tự nhiên, độ đồng đều cao.
 
Phân bổ mùa vụ vải quả giữa các nước trên thế giới

 

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10

T11

T12

Phía bắc bán cầu

Trung Quốc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đài Loan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thái Lan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ấn Độ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Israel

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mexico

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mỹ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phía nam bán cầu

Australia

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nam Phi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Madagascar

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mautirius

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Braxin

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
Hoạt động sản xuất vải quả diễn ra chủ yếu ở khu vực phía Bắc bán cầu và chỉ một lượng nhỏ ở Nam Bán cầu (gồm Úc, Madagasca, Nam Phi và một số quốc gia khác). Nhiều khả năng, Bra-xin cũng có thể xuất khẩu vải quả sang Mỹ trong năm nay khi nguồn cung cho thị trường nội địa đã dư thừa. Do sự khác biệt về mùa vụ trong năm, quả vải được thu hoạch chủ yếu tại Bắc bán cầu vào mùa hè, trong khi mùa thu hoạch ở phía Nam bán cầu diễn ra từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Việt Nam, năm 2014 sản lượng vải thiều cả nước đạt 238.000 tấn, trong đó, sản lượng tại Bắc Giang là 190.000 tấn, tại Hải Dương gần 48.000 tấn. Năm 2015, sản lượng vải thiều của Việt Nam đã lên tới 250.000 tấn, riêng vải Bắc Giang đã đạt 195.000 tấn, sản lượng tại Hải Dương và một số địa phương khác như Hà Giang… đạt 55.000 tấn. Dự báo mùa vải năm nay, sản lượng vải cả nước sẽ tiếp tục tăng lên hơn 260.000 tấn. Điều quan tâm nhất hiện nay của nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam cũng như của người nông dân trồng vải là việc tiếp tục tìm đầu ra cho sản phẩm. Khả năng việc kinh doanh tại thị trường nội địa và cả xuất khẩu ra thị trường nước ngoài năm 2016 sẽ thuận lợi hơn khi công nghệ bảo quản CAS do Nhật Bản chuyển giao đã được Viện nghiên cứu Phát triển vùng, Bộ Khoa học - Công nghệ thử nghiệm thành công. Theo đó, có thể bảo quản đông lạnh vải tươi trong 3 tháng mà cùi vải vẫn giữ được độ dẻo, bóc róc tay, mọng nước, vẫn có độ ngọt sắc, thơm như khi ăn quả tươi. Năm 2014, quy trình này đã bảo quản thành công 10 tấn vải thiều để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Năm 2015, Viện nghiên cứu Phát triển vùng đã tiếp tục thử nghiệm bảo quản 20 tấn vải thiều tươi, ngoài xuất khẩu sang Nhật Bản, một phần số vải bảo quản thành công được gửi đi chào hàng tại thị trường Đức, Pháp và một số quốc gia châu Âu. Dự kiến năm nay, công nghệ này sẽ được chuyển giao cho một số doanh nghiệp để ứng dụng trên diện rộng.
Dự báo, tổng sản lượng vải thế giới năm 2016 sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt ở các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ và Madagascar. Tuy nhiên, do tác động tiêu cực từ việc thời tiết nắng nóng, khô hạn gây thiệt hại về người và vật chất tại Ấn Độ nên sản lượng vải ở Ấn Độ sẽ không có khả tăng mạnh như Việt Nam. Sản xuất vải tại khu vực Nam Phi sẽ giảm cũng chủ yếu do diễn biến thời tiết bất lợi.
(TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI)
3259 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
987 Sản phẩm được trưng bày
21868557
Lượt truy cập