Điểm thu mua vải thiều của xã lục sơn huyện Lục Nam
Ứng phó nhanh với các tình huống, quảng bá được thương hiệu vải thiều, đảm bảo về chất lượng, các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Đảm bảo và cam kết về thương hiệu, chất lượng, sản phẩm an toàn dịch bệnh đối với người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đối với quả vải thiều. Hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ đáp ứng công tác phòng, chống Covid-19 trong mọi tình huống.
Đảm bảo thuận lợi, nhanh chóng, không gây phiền hà, tạo mọi điều kiện thuận lợi tốt nhất cho người sản xuất, người lao động, các doanh nghiệp, thương lái, các phương tiện và dịch vụ để sản xuất và tiêu thụ vải thiều.Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành, cơ quan chuyên môn, UBND các xã trồng vải, các doanh nghiệp và người trồng vải. tập chung một số nội dung như sau:
- Tập trung kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn huyện
Quyết liệt thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm thực hiện kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn huyện. Áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo đúng quy định của Bộ Y tế
2. Bảo vệ vùng sản xuất vải thiều an toàn dịch bệnh Covid-19
Các vùng sản xuất vải thiều tập trung như Bình Sơn, Lục Sơn, Trường Sơn, Vô Tranh, Nghĩa Phương, Đông Hưng, Đông Phú, Trường Giang đảm bảo không ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ vải thiều.
Thực hiện kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn huyện. Áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Lập các chốt kiểm tra y tế trên các tuyến đường trục chính và các vùng sản xuất vải tập trung, bao gồm: Kiểm tra, khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt, phun khử khuẩn toàn bộ phương tiện ra vào vùng trồng vải thiều.
Đưa cách ly tập trung tại các cơ sở cách ly của huyện, xã các đối tượng F1 để đảm bảo tại các vùng trồng vải trên địa bàn huyện không có đối tượng F1.
Tiến hành lập danh sách và kiểm tra y tế đối với tất cả các hộ trồng trong vùng trồng vải phải đảm bảo an toàn dịch bệnh covid-19.
Lập danh sách và kiểm tra y tế đối với các cơ sở đóng gói, sơ chế, thu mua vải thiều trên địa bàn đảm bảo an toàn dịch bệnh Covid-19, từ ngày 20/5-05/6/2021.
Lập danh sách và kiểm tra y tế đối với các lái xe và phương tiện tham gia vận chuyển tiêu thụ vải trên địa bàn, lấy mẫu xét nghiệm cho các lái xe, khi có kết quả âm tính, cấp giấy chứng nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền và cho lưu hành, thời gian từ 20/5/2021. Lấy mẫu xét nghiệm đối với các nhân công lao động từ địa phương khác đến tham gia thu hái vải, đóng gói, vận chuyển vải.
3. Đẩy mạnh chỉ đạo sản xuất vải thiều đảm bảo chất lượng
Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các hộ dân trồng vải, đặc biệt là các mã xuất khẩu thị trường Nhật Bản các biện pháp phòng chống dịch bệnh và sản xuất vải an toàn.
Chỉ đạo sản xuất vải thiều đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của các thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu mới như Nhật Bản, Mỹ, EU. Đối với thị trường Nhật Bản diện tích 10,66ha, thị trường Trung Quốc 111 mã. Tiến hành giám sát chặt chẽ vùng sản xuất, đặc biệt là việc sử dụng thuốc BVTV, phân bón đảm bảo theo yêu cầu của thị trường.
Phân tích dư lượng thuốc BVTV trước khi xuất khẩu, nhằm đảm bảo tất cả các lô vải xuất khẩu đều đảm bảo dư lượng thuốc BVTV theo quy định.
Chuẩn bị các điều kiện để tiêu thụ vải thiều được thuận lợi, trong đó quan tâm các điều kiện xuất khẩu vải thiều như: mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, sơ chế, công tác kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu. Đồng thời mời gọi các doanh nghiệp, thương nhân vào liên kết, ký hợp đồng vào tiêu thụ sản phẩm vải thiều, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai sản xuất và tiêu thụ vải thiều.
Tăng cường công tác quản lý vật tư nông nghiệp nhất là phon bón, thuốc BVTV đảm bảo chất lượng và sử dụng đúng quy định.
4. Lập hồ sơ xác nhận sản xuất an toàn dịch Covid-19
Chứng minh các lô vải thiều xuất đi các thị trường trong và ngoài nước đảm bảo an toàn dịch bệnh Covid-19, các mã vùng sản xuất vải an toàn dịch bệnh Covid-19; người sản xuất, người thu hái, cơ sở đóng gói, người và phương tiện vận chuyển được kiểm soát đảm bảo an toàn dịch bệnh Covid-19.
Đối với các mã số vùng trồng, hộ sản xuất vải thiều: các mã vùng trồng được xác nhận thu hoạch từ các vùng an toàn dịchh bệnh, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP…
Đối với cơ sở đóng gói trên địa bàn: có xác nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, quả vải đưa vào sơ chế, đóng gói phải có xác nhận vải an toàn, có nguồn gốc được thu hái từ các mã số vùng trồng có xác nhận cơ sở an toàn đối với dịch bệnh Covid-19.
Đối với các phương tiện tham gia vận chuyển quả vải đi tiêu thụ phải có xác nhận: người và phương tiện đã được kiểm tra an toàn dịch bệnh; phương tiện và hàng hoá đi từ vùng an toàn dịch bệnh; toàn bộ phương tiện, hàng hoá đã được phun khử khuẩn theo quy định.
5. Về công tác tiêu thụ
Đến nay sản lượng vải thiều của huyện đã tiêu thụ được khoảng trên 3.000 tấn
Theo kế hoạch đề ra Sản lượng vải thiều xuất khẩu thị trường nước ngoài ước 30%, khoảng 9.300 tấn, thị trường trong nước 70%, khoảng 19.400 tấn, chế biến sấy khoảng 2.500 tấn.
Về thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội địa, các chợ truyền thống, tiêu thương, điểm cân nhỏ, thương lái thu mua tiêu thụ các chợ đầu mối: thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng , Quảng Ninh…bán trên các trang mạng thông tin điện tử…
Về thị trường xuất khẩu: Nhật Bản, Trung Quốc… qua các thương nhân Trung Quốc, công ty CP xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu…
Hiện nay theo số liệu cung cấp của các xã trên địa bàn huyện có khoảng trên 180 lò sấy và nhu cầu xây mới trong năm 2021 khoảng 599 lò tập trung chủ yếu trên địa bàn xã Bình Sơn, Đông Hưng, Vô Tranh, Trường Sơn, …
Dự kiến hỗ trợ các hộ gia đình, nhóm hộ, tổ chức có nhu cầu xây mới lò sấy thủ công Vải thiều tươi khi giá xuống thấp và hàng không lưu thông được với hỗ trợ cụ thể là: Hỗ trợ 3 triệu đồng/01 lò có công suất sấy từ 2 đến dưới 5 tấn/một mẻ sấy; Hỗ trợ 5 triệu đồng/01 lò có công suất sấy từ 5 đến dưới 10 tấn /một mẻ sấy; Hỗ trợ 10 triệu đồng/01 lò có công suất sấy từ 10 tấn trở lên/một mẻ sấy…
Lực lượng lao động thu hoạch vải thiều hiện nay còn thiếu do ảnh hưởng của dịch cho nên một số địa phương bị phong tỏa cho nên nhân công không thuê được cho nên nhân công làm thuê thiếu. Do đó huyện cũng tạo mọi điều kiện trong huyện huy động đủ nguồn nhân lực đảm bảo thu hoạch, sơ chế, đóng gói kịp thời.
UBND huyện triển khai các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ vải thiều được thuận lợi với diễn biến, tình hình dịch Covid-19; mời gọi các doanh nghiệp tham gia liên kết để tiêu thụ và xuất khẩu vải thiều; tham mưu kịp thời các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thu mua, tiêu thụ vải thiều. Tập trung cao cho hình thức tiêu thụ, chào bán sản phẩm vải thiều trên các trang thông tin điện tử, kinh doanh trên nền tảng online, trên các trang mạng xã hội…
UBND huyện tập trung mọi nguồn lực, cả hệ thống chính trị chung tay vào cuộc hỗ trợ giúp người dân từ công tác thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều được thuận lợi nhất.
Trung tâm KC&XTTM Bắc Giang – Tổng hợp