Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

BÁO CÁO THỰC TRẠNG TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI VẢI THIỀU NHẬP KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 

BÁO CÁO THỰC TRẠNG TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI VẢI THIỀU NHẬP KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
  1. Xu hướng tiêu dùng các mặt hàng nông sản tại Mỹ
 

 

Nhiều yếu tố khác nhau đã ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng hàng thực phẩm trên thị trường Mỹ trong 2 thập niên vừa qua. Các xu hướng tiêu dùng chính ảnh hưởng đến việc tiêu dùng hàng thực phẩm bao gồm: nhu cầu đối với các loại thực phẩm có chất lượng cao, tiện dụng và đa dạng; nhu cầu ngày càng tăng đối với độ “tươi” của sản phẩm và các loại thực phẩm có hương vị ngon và xu hướng sẵn sàng thưởng thức thực phẩm ở cả nhà hàng và tại nhà; cơ cấu dân số (xét theo dân tộc) thay đổi làm tăng nhu cầu đối với các loại thực phẩm có nguồn gốc Châu Á và Mỹ Latinh; người tiêu dùng ngày càng hiểu biết hơn về các chế độ ăn kiêng và mối liên kết cũng như tầm quan trọng của việc duy trì sức khỏe tốt; đồng thời ngày càng nhiều người có ý thức hơn về bệnh béo phì; sự bùng nổ của các nghiên cứu về chất dinh dưỡng và chất chống ôxy hóa từ thực vật và tác dụng của chúng đối với sức khỏe con người; các chính sách của Mỹ liên quan đến sức khỏe con người gắn liền với lợi ích của việc tiêu dùng rau quả như ngày càng sẵn có các loại rau quả trong các trường học và các hướng dẫn mới về dinh dưỡng (MyPlate); và mối quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng về việc thực phẩm được sản xuất ở đâu và như thế nào cũng làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm sản xuất trong nước, hệ thống thực phẩm truyền thống và thực phẩm hữu cơ. Các xu hướng này đều ảnh hưởng đến việc pha trộn và loại hình thực phẩm được tiêu dùng trên thị trường Mỹ.
 
  1. Thực trạng tiêu dùng của vải thiều Việt Nam tại Mỹ
Năm 2015, tuy bắt đầu thâm nhập được vào thị trường Mỹ nhưng vải thiều của Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với vải bản xứ Mỹ, vải Mexico và đặc biệt là vải của Trung Quốc.
Từ các nhà vườn tại Florida đến các trung tâm, việc vận chuyển vải của Mỹ chỉ bằng xe tải hoặc nếu vận chuyển bằng máy bay thì tính bằng chi phí nội địa. Với Mexico, do khoảng cách địa lý gần nên vải chuyển từ Mexico tới Mỹ bằng đường bộ cũng chỉ mất 3 ngày. Với Trung Quốc, tuy đi bằng đường biển nhưng Trung Quốc có công nghệ bảo quản sau thu hoạch khá hoàn thiện, cộng với kinh nghiệm gần 10 năm ở thị trường Mỹ nên chi phí rẻ hơn dẫn đến giá thành vào thị trường này của một kg vải Trung Quốc chỉ khoảng 2,5 USD. Trong khi đó, vải Việt Nam đến cảng hàng không của Mỹ có tổng giá thành trên 8 USD. So với 1kg vải thiều của Việt Nam thì vải Florida, Mexico, Trung Quốc rẻ hơn từ 4 - 6USD/kg nhờ có lợi thế về khoảng cách cũng như việc vận chuyển rất thuận lợi.
Giá vải của Việt Nam tới Mỹ sau các chi phí năm 2015
 
Theo cách tính trên, chi phí chiếu xạ và vận chuyển hàng không cho vải thiều Việt Nam đã chiếm gần 80% giá thành. Ngoài ra, thu hoạch sớm hơn Việt Nam một tháng cũng là lợi thế của vải Trung Quốc. Chưa kể việc sau khi thu mua nguyên liệu từ vườn, vải Việt Nam sẽ được đưa về nhà xưởng loại bỏ cuống lá, trái hỏng, những quả không đạt chuẩn về kích cỡ..., do vậy giá thành không còn 10.000-15.000 đồng như ban đầu.
Với dân số lên tới 317,5 triệu người, trong đó cộng đồng gốc châu Á chiếm một số lượng đông đảo, nhu cầu về các loại hoa quả nhiệt đới tại Mỹ ngày càng tăng và giá cũng được đẩy lên. Vải, nhãn, thanh long hay chôm chôm đều là những loại quả mà ngay cả người Mỹ cũng rất ưa chuộng. Mỹ hiện chủ yếu nhập vải từ một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Trung Quốc, Israel, Mexico và Thái Lan,  chủ yếu được bán tại New York và Los Angeles, nơi có cộng đồng người châu Á khá đông.
Ưu thế duy nhất của vải Việt Nam là chất lượng. Vải thiều Việt Nam được các đối tác đánh giá là ngon hơn so với vải bản xứ của Mỹ và vải Trung Quốc. Người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng quả vải có vị ngọt, độ đường cao và màu sắc đỏ tươi. Căn cứ vào đó thì quả vải Lục Ngạn phù hợp với sở thích của họ. Nhưng phí vận chuyển cao cũng như chưa đồng bộ một số khâu trong chuỗi cung ứng hàng đạt chuẩn đã khiến quả vải mất ngay lợi thế ở năm đầu tiên trên đất Mỹ.
Năm nay, nhu cầu tại Mỹ với vải thiều Việt Nam cao hơn bởi mùa vụ ở Mexico chậm hơn Việt Nam khoảng 2 tuần. Ngay từ những ngày đầu tháng 6/2016, đã có hơn 1 tấn vải Việt Nam được mua ở các vùng gắn mã số sản xuất theo tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp Tốt toàn cầu (GlobalGap) và thực hiện chiếu xạ tại thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu sang Mỹ.
 
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI
1997 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
988 Sản phẩm được trưng bày
23117158
Lượt truy cập