1. Đối với mặt hàng quả vải nói riêng
Vải phải được trồng trên vùng đăng ký và được Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam theo dõi nhằm đảm bảo không có bệnh.
Vải phải được chiếu xạ để loại bỏ ký sinh trùng (16 loại vi khuẩn, nấm bệnh để ngừa dịch hại…) và phải dán nhãn đã qua chiếu xạ diệt ký sinh trùng (Đây là điều bất lợi đối với sản phẩm nhập khẩu vì Mỹ cũng trồng được vải nên nhiều người tiêu dùng Mỹ cũng không muốn ăn các sản phẩm chiếu xạ, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe).
Mỗi lô hàng phải kèm theo chứng chỉ của Cục Bảo vệ thực vật xác định sản phẩm phù hợp với quy định. Ngoài ra, các sản phẩm trên còn phải tuân thủ các quy định rất về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật... Đây là một trong những quy định khắt khe nhất của Mỹ đặt ra đối với các hàng hóa nông sản của các nước vào thị trường này.
Dư lượng thuốc kháng sinh cũng như thuốc bảo vệ thực vật trên hoa quả tươi nhập khẩu vào Mỹ được tính theo tỷ lệ phần tỷ chứ không phải phần triệu. Do vậy, các doanh nghiệp phải hết sức lưu ý để đảm bảo rằng hàng xuất khẩu sang Mỹ không có dư lượng thuốc kháng sinh hoặc thuốc bảo vệ thực vật. Khi phải dùng thuốc kháng sinh hoặc bảo vệ thực vật để chăm sóc cây vải, Mỹ khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam chỉ nên dùng các loại thuốc đã được Cục Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đồng ý và cho phép.
Đối với các mặt mặt hàng thực phẩm và đồ uống dùng cho người, Mỹ cũng yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đăng ký cơ sở sản xuất và người đại diện tại Mỹ.
1.1.Về quy định chiếu xạ
Không chỉ vải và nhãn nhập khẩu từ Việt Nam mà từ cả các nước khác như Thái Lan, Trung Quốc, Israel, Mexico…cũng đều phải tuân thủ yêu cầu về chiếu xạ diệt ký sinh trùng.
Lượng chiếu xạ đối với vải và nhãn nhập khẩu hoàn toàn nằm trong giới hạn cho phép và hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới sức khỏe con người.
Các nhà xuất khẩu quả vải vào Mỹ cần xem xét và tham vấn kỹ lưỡng với các cơ quan chức năng Mỹ về mức độ và thời gian chiếu xạ. Nếu quá mức sẽ làm cho phần cùi nhãn và vải chuyển thành màu nâu, mất tính thẩm mỹ. Ngoài ra, khi chuẩn bị hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng cần phân loại kích cỡ quả để đảm bảo sự đồng đều của sản phẩm trong mỗi lô hàng.
Vải và nhãn được trồng tại Mỹ không cần phải chiếu xạ vì Mỹ cho rằng, các sản phẩm địa phương không bị các loại sâu và dịch hại lạ xâm nhập, và nếu như có đi chăng nữa thì người ta cũng có cách xử lý. Do vậy Mỹ không bắt buộc hay yêu cầu nông dân địa phương phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc chiếu xạ đối với vả và nhãn.
Mặc dù lượng chiếu xạ với vải nhập khẩu nằm trong giới hạn an toàn, song vì lý do sức khỏe mà người tiêu dùng nghĩ rằng nếu như ăn một lượng nhiều thì sẽ gây ra ung thư hoặc các bệnh do ảnh hưởng của phóng xạ.
1.2. Về quy định với thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)
Vải, nhãn phải chịu các quy định ngặt nghèo liên quan đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Đây là một trong những quy định rất ngặt nghèo nhất của Mỹ đặt ra đối với các hàng hóa nông sản của các nước vào thị trường này.
Khi phải dùng thuốc kháng sinh hoặc bảo vệ thực vật để chăm sóc cây vải và nhãn, phía Mỹ cũng khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam chỉ nên dùng các loại thuốc đã được Cục Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đồng ý và cho phép.
Đối với thuốc bảo vệ thực vật thì đây là một yêu cầu hết sức khắt khe của thị trường Mỹ. Dư lượng thuốc kháng sinh cũng như thuốc bảo vệ thực vật trên hoa quả tươi nhập khẩu vào Mỹ được tính theo tỷ lệ phần tỷ chứ không phải phần triệu. Do vậy, các doanh nghiệp phải hết sức lưu ý để đảm bảo rằng hàng xuất khẩu sang Mỹ không có dư lượng thuốc kháng sinh hoặc thuốc bảo vệ thực vật, nếu có thì cũng nằm trong phạm vi cho phép của Mỹ.
Với dân số lên tới 317,5 triệu người, trong đó cộng đồng gốc châu Á chiếm một số lượng đông đảo, nhu cầu về các loại hoa quả nhiệt đới tại Mỹ ngày càng tăng và giá cũng được đẩy lên. Vải, nhãn, thanh long hay chôm chôm đều là những loại quả mà ngay cả người Mỹ cũng rất ưa chuộng.
Ở Mỹ, vải và nhãn được trồng chủ yếu tại 2 bang Florida và Hawaii và 1 phần nhỏ ở bang California, với tổng sản lượng khoảng 500 tấn vải và 800 tấn nhãn/năm. Mỹ hiện chủ yếu nhập vải và nhãn từ 1 số quốc gia và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Trung Quốc, Israel, Mexico và Thái Lan.
Trái cây nhiệt đới như vải, nhãn, chôm chôm ở Mỹ rất đắt nhưng cộng đồng người gốc châu Á tiêu thụ rất nhiều. Tuy nhiên trái cây này xuất xứ từ Thái Lan, Trung Quốc, Hawaii chứ lâu nay chưa có trái cây Việt Nam.
Ngày 10/6/2015, quả vải của Việt Nam đã cấp phép nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Bộ Nông nghiệp Mỹ ước tính rằng, Việt Nam sẽ xuất sang Mỹ hàng năm khoảng 600 tấn vải, chiếm 69% thị phần tại đây. Do Florida và Hawaii cũng trồng được vải và nhãn nên Mỹ không cho phép Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng này vào 2 bang trên để bảo vệ người tiêu dùng địa phương.
Nhãn và vải chủ yếu được bán tại New York và Los Angeles, nơi có cộng đồng người châu Á khá đông. Theo ước tính, giá bán buôn nhãn do người Mỹ trồng là vào khoảng 1,66 USD/pound (khoảng 450g), trong khi giá nhãn nhập khẩu vào Mỹ là 0,82 USD/pound, chỉ bằng 49% giá sản xuất tại thị trường Mỹ.
Với vải do Mỹ trồng, giá bán buôn là 1,67 USD/pound trong khi giá vải nhập khẩu chỉ có 0,86 USD/pound, chỉ bằng 51%. Thị trường Mỹ có sức tiêu thụ rất lớn và ổn định, nếu đạt quy trình của Mỹ thì có thể bán với giá rất cao. Vì vậy, mặt hàng này rất có triển vọng tại thị trường Mỹ nếu đáp ứng được một số tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của nước này.
2.Đối với các mặt hàng nông sản nói chung
Nghiên cứu nhu cầu tiêu thụ rau quả tại Mỹ, sau khi nhiều sản phẩm nông sản, đặc biệt là quả tươi và các sản phẩm chế biến từ quả tươi của Việt Nam được đưa vào sử dụng trong suốt thời gian cuộc gặp gỡ thượng đỉnh giữa Mỹ - Triều Tiên diễn ra và được các đại diện phái đoàn Mỹ ưa chuộng thì nhiều loại hoa quả Việt Nam bắt đầu được người tiêu dùng Mỹ biết đến và sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, với rất nhiều sản phẩm cùng loại từ Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ... đang chiếm lĩnh thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện đủ các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa để tận dụng cơ hội mở rộng xuất khẩu sang thị trường Mỹ vì người tiêu dùng Mỹ quan trọng nhất là chất lượng tốt, ổn định, giá cả hợp lý.
Đặc biệt, doanh nghiệp cũng cần lưu ý thực hiện các quy định của Mỹ về nhập khẩu hàng hóa, nhất là Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA) của Mỹ. Luật FSMA ra đời nhằm quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn của thực phẩm thông qua phòng ngừa mọi rủi ro liên quan đến vệ sinh, an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, cung cấp nguyên liệu, chế biến, dán nhãn, đóng gói, vận chuyển và đưa sản phẩm ra thị trường chứ không đơn thuần chỉ kiểm tra sản phẩm cuối cùng tại cảng đến trên lãnh thổ Mỹ như trước.
Một trong những quy định của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần quan tâm để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu không bị gián đoạn đối với mặt hàng nông sản và thực phẩm sang Mỹ là Chương trình xác nhận nhà cung cấp nước ngoài (FSVP) của FDA. Nhà nhập khẩu tại Mỹ phải xây dựng các chương trình để xác nhận sự an toàn của tất cả các chuyến hàng nhập vào Mỹ, bằng các chứng nhận an toàn cho mỗi chuyến hàng, theo các quy định mới về các lô hàng đến cảng Mỹ từ ngày 30/5/2017. Các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm nước ngoài sẽ phải xây dựng và triển khai Chương trình hành động về vệ sinh an toàn thực phẩm ngay tại cơ sở sản xuất của mình, và đồng thời cung cấp cho các nhà nhập khẩu các tài liệu của chương trình này để FDA có thể tiến hành thanh kiểm tra khi cần. Với các cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm nước ngoài có quy mô nhỏ (số lượng nhân viên toàn thời gian dưới 500 người) thì thời gian áp dụng chính thức của Chương trình FSVP đã bắt đầu từ ngày 19/3/2018.
Các nhà nhập khẩu được quy định trong FSVP phải đưa ra các chương trình kiểm định của nhà cung cấp nước ngoài để xác minh rằng các nhà cung cấp nước ngoài đang sản xuất và chế biến thực phẩm theo đúng quy trình và phương thức để đảm bảo bảo vệ sức khoẻ cộng đồng như những yêu cầu theo các biện pháp phòng ngừa (thức ăn cho người và thức ăn chăn nuôi) hoặc tạo ra các quy định an toàn, nếu thích hợp, và đảm bảo rằng thực phẩm của nhà cung cấp không bị pha trộn và không bị đánh nhãn sai đối với việc ghi nhãn có chất gây dị ứng.
Theo FSVP, các nhà nhập khẩu vào Mỹ chịu trách nhiệm về các hành động bao gồm: Thứ nhất, xác định các mối nguy có thể đoán trước được hoặc đã biết với từng thực phẩm. Đó là các mối nguy về sinh học, hóa học, vật lý, là các mối nguy gây ra bệnh hoặc thương tích xảy ra tự nhiên, hoặc xảy ra vô tình hay cố ý để đạt được lợi ích kinh tế, như thay thế một thành phần rẻ tiền hơn; Thứ hai, đánh giá rủi ro của thực phẩm, dựa trên phân tích mối nguy, và việc thực hiện của các nhà cung cấp an toàn; Thứ ba, sử dụng đánh giá rủi ro của các thực phẩm nhập khẩu, và việc thực hiện của các nhà cung cấp để chấp thuận nhà cung cấp; Thứ tư, xác minh nhà cung cấp phù hợp; Thứ năm, thực hiện các hoạt động khắc phục.
Với Chương trình FSVP này, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ sẽ loại bỏ các thực phẩm không đảm bảo khỏi kênh phân phối.
Với các loại trái cây dùng để ăn liền như bơ, xoài, các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến các yếu tố an toàn thực phẩm, từ yêu cầu về độ chín liên quan đến màu sắc, trọng lượng hoặc đường kính tối thiểu đến quy cách như còn nguyên vẹn, sạch sẽ, không mang côn trùng, không qua tiếp xúc với các môi trường quá ẩm ướt, ở trong tình trạng có thể vận chuyển, đóng gói được,… cũng cần phải được đáp ứng.
3. Xu hướng tiêu dùng các mặt hàng nông sản tại Mỹ
Nhiều yếu tố khác nhau đã ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng hàng thực phẩm trên thị trường Mỹ trong 2 thập niên vừa qua. Các xu hướng tiêu dùng chính ảnh hưởng đến việc tiêu dùng hàng thực phẩm bao gồm: nhu cầu đối với các loại thực phẩm có chất lượng cao, tiện dụng và đa dạng; nhu cầu ngày càng tăng đối với độ “tươi” của sản phẩm và các loại thực phẩm có hương vị ngon và xu hướng sẵn sàng thưởng thức thực phẩm ở cả nhà hàng và tại nhà; cơ cấu dân số (xét theo dân tộc) thay đổi làm tăng nhu cầu đối với các loại thực phẩm có nguồn gốc Châu Á và Mỹ Latinh; người tiêu dùng ngày càng hiểu biết hơn về các chế độ ăn kiêng và mối liên kết cũng như tầm quan trọng của việc duy trì sức khỏe tốt; đồng thời ngày càng nhiều người có ý thức hơn về bệnh béo phì; sự bùng nổ của các nghiên cứu về chất dinh dưỡng và chất chống ôxy hóa từ thực vật và tác dụng của chúng đối với sức khỏe con người; các chính sách của Mỹ liên quan đến sức khỏe con người gắn liền với lợi ích của việc tiêu dùng rau quả như ngày càng sẵn có các loại rau quả trong các trường học và các hướng dẫn mới về dinh dưỡng (MyPlate); và mối quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng về việc thực phẩm được sản xuất ở đâu và như thế nào cũng làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm sản xuất trong nước, hệ thống thực phẩm truyền thống và thực phẩm hữu cơ. Các xu hướng này đều ảnh hưởng đến việc pha trộn và loại hình thực phẩm được tiêu dùng trên thị trường Mỹ.
4. Thực trạng tiêu dùng của vải thiều Việt Nam tại Mỹ
Năm 2015, tuy bắt đầu thâm nhập được vào thị trường Mỹ nhưng vải thiều của Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với vải bản xứ Mỹ, vải Mexico và đặc biệt là vải của Trung Quốc.
Theo cách tính trên, chi phí chiếu xạ và vận chuyển hàng không cho vải thiều Việt Nam đã chiếm gần 80% giá thành. Ngoài ra, thu hoạch sớm hơn Việt Nam một tháng cũng là lợi thế của vải Trung Quốc. Chưa kể việc sau khi thu mua nguyên liệu từ vườn, vải Việt Nam sẽ được đưa về nhà xưởng loại bỏ cuống lá, trái hỏng, những quả không đạt chuẩn về kích cỡ..., do vậy giá thành không còn 10.000-15.000 đồng như ban đầu.
Với dân số lên tới 317,5 triệu người, trong đó cộng đồng gốc châu Á chiếm một số lượng đông đảo, nhu cầu về các loại hoa quả nhiệt đới tại Mỹ ngày càng tăng và giá cũng được đẩy lên. Vải, nhãn, thanh long hay chôm chôm đều là những loại quả mà ngay cả người Mỹ cũng rất ưa chuộng. Mỹ hiện chủ yếu nhập vải từ một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Trung Quốc, Israel, Mexico và Thái Lan,chủ yếu được bán tại New York và Los Angeles, nơi có cộng đồng người châu Á khá đông.
Ưu thế duy nhất của vải Việt Nam là chất lượng. Vải thiều Việt Nam được các đối tác đánh giá là ngon hơn so với vải bản xứ của Mỹ và vải Trung Quốc. Người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng quả vải có vị ngọt, độ đường cao và màu sắc đỏ tươi. Căn cứ vào đó thì quả vải Lục Ngạn phù hợp với sở thích của họ.
Theo Thông Tin Thông tin Công Nghiệp Thương Mại - Bộ Công Thương