Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

MỘT SỐ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI VẢI THIỀU NHẬP KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 

Theo quyết định của Bộ Nông nghiệp Mỹ, từ ngày 6/10/2014, Việt Nam được xuất khẩu thêm hai loại trái cây sang Mỹ là nhãn và vải nếu đáp ứng được một số tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của nước này.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI VẢI THIỀU NHẬP KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
Ở Mỹ, vải được trồng chủ yếu tại 2 bang Florida và Hawaii và 1 phần nhỏ ở bang California, với tổng sản lượng khoảng 500 tấn vải. Nhằm bảo hộ kinh doanh nội địa,n Mỹ không cho phép Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng này vào 2 bang trên. Thị trường Mỹ có sức tiêu thụ rất lớn và ổn định, nếu đạt quy trình của Mỹ thì có thể bán với giá rất cao. Vì vậy, mặt hàng vải rất có triển vọng tại thị trường.
Để xuất khẩu vải thiều đi Mỹ và một số quốc gia khác trên thế giới, người nông dân  không chỉ cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất còn phải thực hiện biện pháp bao trái cho quả nhằm tránh sâu bệnh, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Bộ Nông nghiệp Mỹ yêu cầu Việt Nam phải quy hoạch vùng trồng cũng như bản đồ và mã số liên quan để có thể theo dõi. Cơ quan cấp mã số của vùng trồng này là Cục bảo vệ thực vật Việt Nam. Vườn trồng vải chỉ được cấp mã số  vùng trồng khi đáp ứng các điều kiện sau:
+ Không nhiễm nấm  Phytophthora litchi.
+ Thực hiện sản xuất theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt( VietGAP, Global GAP).
+ Không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có chứa các hoạt chất mà Mỹ cấm như: Iprodione, Cypermethrin, Difenoconazole, Carbendazin và Chlorothalonil.
+ Được trồng tại những nhà vườn đã được đăng ký với Cục BVTV và được Cục BVTV giám sát.
- Vải phải được trồng trên vùng đăng ký và được Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam theo dõi nhằm đảm bảo không có bệnh. Mỗi lô hàng vải khi xuất khẩu sang Mỹ phải được Cơ quan kiểm dịch thực vật thuộc Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra và cấp giấy chứng nhận  kiểm dịch thực vật kèm theo, trong đó nêu rõ lô hàng đã được kiểm tra tại Việt Nam, không phát hiện Phytophthora litchii và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ thực vật của Mỹ.
- Vải phải được chiếu xạ để loại bỏ ký sinh trùng (16 loại vi khuẩn, nấm bệnh để ngừa dịch hại…) và phải dán nhãn đã qua chiếu xạ diệt ký sinh trùng (Đây là điều bất lợi đối với sản phẩm nhập khẩu vì Mỹ cũng trồng được vải nên nhiều người tiêu dùng Mỹ cũng không muốn ăn các sản phẩm chiếu xạ, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe).
Không chỉ vải nhập khẩu từ Việt Nam mà từ cả các nước khác như Thái Lan, Trung Quốc, Israel, Mexico…cũng đều phải tuân thủ yêu cầu về chiếu xạ diệt ký sinh trùng. Lượng chiếu xạ đối với vải nhập khẩu hoàn toàn nằm trong giới hạn cho phép và hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới sức khỏe con người. Nếu quá mức sẽ làm cho phần cùi vải chuyển thành màu nâu, mất tính thẩm mỹ.
- Mỗi lô hàng phải kèm theo chứng chỉ của Cục Bảo vệ thực vật xác định sản phẩm phù hợp với quy định. Ngoài ra, các sản phẩm trên còn phải tuân thủ các quy định rất về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật... Đây là một trong những quy định khắt khe nhất của Mỹ đặt ra đối với các hàng hóa nông sản của các nước vào thị trường này.
- Dư lượng thuốc kháng sinh cũng như thuốc bảo vệ thực vật trên hoa quả tươi nhập khẩu vào Mỹ được tính theo tỷ lệ phần tỷ chứ không phải phần triệu. Do vậy, các doanh nghiệp phải hết sức lưu ý để đảm bảo rằng hàng xuất khẩu sang Mỹ không có dư lượng thuốc kháng sinh hoặc thuốc bảo vệ thực vật. Khi phải dùng thuốc kháng sinh hoặc bảo vệ thực vật để chăm sóc cây vải, Mỹ khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam chỉ nên dùng các loại thuốc đã được Cục Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đồng ý và cho phép. 
Đối với các mặt mặt hàng thực phẩm và đồ uống dùng cho người, Mỹ cũng yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đăng ký cơ sở sản xuất và người đại diện tại Mỹ.
 
Tỷ lệ quy định một số hóa chất được phép sử dụng đối với vải thiều tại Mỹ

CFR

PPM (mg/kg)

Hóa chất

180.507

2

Azoxystrobin

180.572

5

Bifenazate

180.511

0.3

Buprofezin

180.515

0.1

Carfentrazone-ethyl

180.628

2

Chlorantranlliprole

180.275

15

Chlorothalonil

180.532

2

Cyprodinil

180.516

1

Fludioxonil

180.364

0.2

Glyphosate

180.472

3

Imidacloprid

180.544

2

Methoxyfenozide

180.51

0.3

Pyriproxyfen

180.635

0.3

Spinetoram

180.495

0.3

Spinosad

180.641

13

Spirotetramat

180.474

1.6

Tebuconazole

180.503

1

Cymoxanil

180.435

0.2

Deltamethrin

Nguồn: US Environmental Protection Agency Office of Pesticide Programs
 
Mỹ rất quan tâm đến lý lịch hàng hóa nên cần phải ghi nhật ký canh tác. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng theo hướng dẫn và phải tuân thủ nghiêm ngặt thời gian cách ly trước khi thu hoạch. Hiện nay, Mỹ cấm sử dụng 5 hoạt chất trong quá trình nuôi trồng, chăm sóc vải thiều. Đó là: Iprodione, Cypermerthrin, Diffennoconazole, Carbendazi, Chlorothalonil.
Tại Mỹ, các thanh tra viên của Cơ quan Thanh tra sức khỏe Động Thực vật (một cơ quan thuộc bộ Nông nghiệp Mỹ) phải kiểm tra và chứng nhận tất cả các lô hàng trước khi khai báo Hải quan. Nếu có dấu hiệu của sâu hại hoặc dịch bệnh được phát hiện, sản phẩm có thể bị khử trùng (hoặc xử lý theo cách khác), bị trả lại nước xuất khẩu hoặc bị tiêu hủy. Thông tin chi tiết về hệ thống kiểm dịch thực vật của Mỹ có thể tìm kiếm trên trang web USDA: www.aphis.usda.gov/ppq/permits.
Để có thể đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều của Việt Nam sang thị trường Mỹ, ngoài việc tìm hiểu các chính sách và quy định nhập khẩu của Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tìm hiểu cả về xu hướng tiêu dùng của Mỹ.
 
 
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI
2936 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
987 Sản phẩm được trưng bày
21754922
Lượt truy cập