Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

Ngày hội “Bánh Chưng Vân – Tết sum vầy”  

Ngày 18/12 tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang tổ chức chương trình “Tết sum vầy 2023” nằm trong chương trình ngày hội “Bánh Chưng Vân – Tết sum vầy” giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, tiêu biểu ở huyện Hiệp Hòa
Ngày hội “Bánh Chưng Vân – Tết sum vầy”

                                                                                                Hình ảnh các hoạt động làm bánh tại buổi lễ hội

             Ngày hội “Bánh Chưng Vân – Tết sum vầy” gồm 20 gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm truyền thống; các sản phẩm ocop; các nông sản của địa phương. Tiêu biểu như: Bánh chưng, bánh gio xã Hoàng Vân, Hoàng An; gạo nếp cái hoa vàng xã Bắc Lý, Thái Sơn; rau cần xã Hoàng Lương; bưởi Lương Phong, Mai Trung, Đoan Bái; rau cải Mai Đình...  Đây cũng  là sáng kiến của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội huyện Hiệp Hòa được triển khai nhiều năm qua. Qua đây góp phần cổ vũ, động viên phong trào sản xuất kinh doanh giỏi; tuyên truyền các hộ sản xuất giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời tích cực quảng bá thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của quê hương đến du khách. Chương trình thu hút rất đông đảo du khách đến tham quan, mua sắm tại các gian hàng đồng thời cũng là nơi cho nhiều thương nhân kết nối tiêu thụ sản phẩm bánh chưng Vân.

             Bánh chưng không còn xa lại với người dân Việt Nam. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, nhà nhà lại tổ chức gói bánh chưng. Bánh chưng Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa ngon hơn nhiều nơi khác bởi nguyên liệu được lựa chọn kỹ và quy trình làm bánh khá cầu kỳ. Khác với bánh chưng các vùng khác, bánh chưng Hoàng Vân được gói cẩn thận bằng lá chít, một loại lá có sẵn ở vùng quê này.  Lá chít là một loại gần giống như cây lau, cây sậy, còn có tên gọi khác là cây đót. Đôi khi nhiều người nhầm loại tre măng bát độ trồng để lấy măng vì hình dáng của lá rất giống. Lá chít cứng, hình giáo rộng, nhọn mũi, dài 30-60cm, rộng 5-10cm. Lá chít sau khi luộc, được bỏ ra để gói bánh. Người gói sẽ dùng khoảng 8- 10 lá xếp sát nhau, tạo thành một một bản dày, khít, chắc chắn.

            Theo anh Nguyễn Văn Vân  - Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Hoàng Vân để có nguyên liệu làm bánh tốt nhất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. HTX đã xây dựng mô hình liên kết, Gạo nếp cái hoa vàng, đỗ xanh được trồng trên diện tích 70 ha tại xã Hoàng Vân đảm bảo đúng kỹ thuật, an toàn, chất lượng, thịt lợn dùng sản phẩm thịt lợn thảo dược của HTX Bình Minh. Gạo nếp ngâm chừng 8 - 12 tiếng sau đó vo sạch, để ráo. Từ khâu gói đến khâu luộc cũng cần đúng kỹ thuật. Luộc bánh bằng củi, lửa không quá to hoặc quá nhỏ. Muốn cho bánh dền, dẻo, sau khi vớt khỏi nồi, bánh được lăn đều trên rơm nếp.

            Hiện nay, bánh chưng làng Vân là sản phẩm đặc trưng của vùng, đã có mặt tại  nhiều hệ thống siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch ở Hà Nội, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh.

H. Duyên – Trung tâm KC& XTTM Bắc Giang - tổng hợp

 

221 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
987 Sản phẩm được trưng bày
21791519
Lượt truy cập