Sản phẩm Vải thiều đóng hộp của công ty Vifoco tại hội nghị gặp gỡ Việt Nam – Nhật Bản
Tuy nhiên việc chinh phục thị trường trong nước cũng đối mặt với không ít thách thức bởi khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, người tiêu dùng sẽ khắt khe hơn trong việc lựa chọn sản phẩm tiêu dùng nói chung và các mặt hàng nông sản nói riêng, trong khi việc lấy lại niềm tin của người tiêu dùng sau rất nhiều vụ việc vi phạm vệ sinh ATTP vẫn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, khi VN là thành viên của nhiều FTA thế hệ mới, các sản phẩm nông sản nội địa sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ trên sân nhà do hàng nông sản nhập khẩu giá rẻ hơn trước đây và người tiêu dùng có tâm lý ưu chuộng hàng ngoại nhập.
Xác định rõ việc nông sản nhập khẩu ngày càng phổ biến trên thị trường là điều tất yếu khi VN mở rộng cửa hội nhập để cạnh tranh, yếu tố quan trọng nhất là hàng nông sản Việt Nam phải tăng chất lượng và giá thành, coi phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm nông sản an toàn là khâu đột phá để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng, ATTP, có sự liênkết chặt chẽ hơn giữa các nhà sản xuất , DN cung ứng và nhà tiêu thụ, cố gằng tại ra một hệ thống vững chắc cho hàng VN, tạo lập vị thế mới trên thị trường nội địa.
Để có thể đưa hàng nông sản Bắc Giang vào các siêu thị, các chuỗi bán lẻ trên toàn quốc yêu cầu đầu tiên và cốt lõi phải có thông tin về doanh nghiệp và những sản phẩm của DN đó. Những thông tin này cần phải được minh bạch, rõ ràng, đúng quy trình thủ tục của các cơ quan có thẩm quyền. Trong đó , ưu tiên lực chọn những đối tác cung cấp sản phẩm có đầy đủ giấy chứng nhận về vệ sinh ATTP như Global Gap, ViêtGap…và những sản phẩm có gắn với việc bảo vệ môi trường cũng như phát triển bền vững.
Sản phẩm nông sản Bắc Giang chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước
Đến nay nhiều mô hình áp dụng kỹ thuật trồng trọt, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap đã mang lại chát lượng quả tốt hơn, được đưa vào tiêu thụ trong các siêu thị lớn tại nhiều địa phương. Bên cạnh đó, nhiêì DN trong nông sản đã và đang có những thây đổi từ cách thức sản xuất cho đến cách tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá để người dân hiểu được chất lượng, sản phẩm nông sản của các DN trong nước. Từ đó tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong nước với hàng nông sản Việt Nam. Cụ thể các doanh nghiệp lớn như: Vina T&T, Vinamit, Vifoco…. đã và đang thực hiện chuyển đổi tốt khi vừa xuất khẩu, vừa “chắc chân” tại nội địa. trong đó, Công ty Vina T&T từ năm 2019 đã mở các cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm nông sản đạt chuẩn chất lượng xuất khẩu cho nghười tiêu dùng trong nước và được đón nhận tích cực, hoặc công ty Vinamit từ những ngày đầu hoạt động đã quy hoạch các vùng nguyên liệu của mình trồng theo tiru chuẩn organic… Ngoài ra, nhiều DN khác như Lavifood, Mina, công ty Chanh Việt….đã triển khai trồng nông sản theo tiêu chuẩn Global Gap, có mã số vùng trồng rõ ràng. Bển cạnh đó, các DN này cũng thiết kế nhà xưởng xử lý sau thu hoạch đạt chuẩn HACCP… đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, ATVS thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao ủa thị trường nội địa cũng như yêu cầu mà các thị trường xuất khẩu “khó tính nhất” đề ra. Trong thời gian qua, việc phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên toàn tỉnh Bắc Giang đã đạt được kết quả khả quan. Theo số liệu của cục quản lý chất lượng nông lâm sản (Bộ nông nghiệp và PTNT) trong năm 2020 cả nước có 430.000ha cây trồng được chứng nhận ViêtGap trong đó tỉnh Bắc Giang , Sơn La , Cao Bằng ….
Trong khi đó, việc vi phạm chất lượng ATTP sản phẩm nông sản của các DN sản xuất đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm, thủy sản được xếp loại A đạt 98% so với năm 2019. Việc sử dụng chất cấm Salbutamol, Clenbuterol trong 939… Ngoài ra, việc quản lý chất lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thu y, phân bón, thức ăn chăn nuôi cũng được chú trong và tăng cường hơn.
Trong thời gian tới, để có thể duy trì, giữ vững và chiếm lĩnh thị trường nội địa, các doanh nghiệp cần tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng liên kết giữa các nhà máy, các doanh nghiệp kinh doanh với nông dân sản xuất tại các vùng nguyên liệu đểc đảm bảo chất lượng trên cơ sở áp dụng kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao. Đây sẽ là giải pháp đột phá chiến lược, tạo sức cạnh tranh. Đồng thời, điều cần thiết là phải đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng, đẩy mạnh phát triển thương hiệu, đẩy mạnh các sản phẩm đặc thù, đặc sản để được nâng lên lợi thế của hàng Việt Nam so với hàng nhập khẩ.
Trung tâm KC&XTTM Bắc Giang