Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

Xu thế nhập khẩu sản phẩm nông sản của Trung Quốc giai đoạn 2020-2029 

Báo cáo triển vọng nông nghiệp Trung Quốc do Hội đồng chuyên gia dự báo thị trường - Bộ Nông nghiệp nông thôn Trung Quốc trình bày tại Hội nghị “Triển vọng nông nghiệp Trung Quốc 2020” tổ chức ngày 20.4.2020 tại Bắc Kinh đã báo cáo xu thế phát triển nhập khẩu nông sản giai đoạn 10 năm tới của Trung Quốc.
Xu thế nhập khẩu sản phẩm nông sản của Trung Quốc giai đoạn 2020-2029

Báo cáo đánh giá chất lượng và mức độ mở cửa nông nghiệp Trung Quốc sẽ tăng mạnh hơn, thương mại quốc tế nông sản ngày càng sôi động, tiếp tục giữ vai trò là nhà nhập khẩu nông sản số 1 thế giới. Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ, Braxin, Asean, EU, Úc và các nước ven tuyến “vành đai – con đường” sẽ tăng cường hơn một bậc. Nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp sẽ không ngừng mở rộng, nguồn nhập khẩu đa dạng hơn. Lượng nhập khẩu lúa mỳ và ngô dự báo lần lượt tăng trưởng 67.1% và 74.6% và vẫn nằm trong phạm vi hạn ngạch nhập khẩu.Lượng nhập khẩu đậu tương dự báo khoảng 99.52 triệu tấn, tăng 7.5%. Nhập khẩu đường vẫn duy trì tăng trưởng, dự báo tăng 142.7%. Nhập khẩu thịt lợn trong giai đoạn đầu gia tăng, tuy nhiên khi khôi phục chăn nuôi và tái đàn thì lượng nhập khẩu sẽ giảm mạnh, nhập khẩu thịt cừu tăng, nhập khẩu sản phẩm từ sữa và thủy hải sản dự báo tăng lần lượt là 46.8% và 37.5%. Các sản phẩm xuất khẩu truyền thống có ưu thế như trái cây, rau quả, thủy sản duy trì tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng hàng năm dự báo lần lượt là 5.9%, 3.2% và 1.3%.

Báo cáo chỉ ra một số ngành lương thực thực phẩm chính tại Trung Quốc được dự báo cụ thể từ nay đến năm 2029 như sau:

  1. Lúa gạo: Vẫn tồn tại sự chênh lệch về giá thành trong nước và thế giới, nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng. Dự báo đến năm 2029, dự báo nhập khẩu tăng đến 4.45 triệu tấn; khi áp lực về kho dự trữ được giải tỏa, lượng xuất khẩu sẽ có xu thế giảm, dự báo 2029 XK giảm xuống còn 1.5 triệu tấn.
  2.  
  3. Lúa mỳ: Cùng với sự gia tăng dân số, nâng cao tiêu dùng và phát triển của ngành chế biến thực phẩm. Lượng tiêu thụ lúa mỳ của Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng, dự báo tăng bình quân mỗi năm 1.1%, đến năm 2029 đạt đến 140 triệu tấn. Do nhu cầu lúa mỳ trong nước tăng cao, năng lực sản xuất giảm, do đó nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng, dự báo nhập khẩu tăng từ 3.9 triệu tấn năm 2020 lên 5.83 triệu tấn năm 2029.
  4.  
  5. Ngô: Sản xuất và tiêu thụ tăng nhanh, nhập khẩu trước mắt ổn định sau đó tăng trưởng. Dự báo nhập khẩu ổn định trong giai đoạn 3 năm đầu, sau đó tăng trưởng, lượng nhập khẩu khoảng 6.48 triệu tấn vào năm 2029, vần nằm trong hạn ngạch nhập khẩu.
  6.  
  7. Đậu tương: Tiêu thụ tăng ổn định, mô hình nhập khẩu không thay đổi. Trong kỳ, lượng nhập khẩu đậu tương vẫn đứng đầu thế giới, đối tác xuất khẩu mới sẽ không ngừng được mở rộng, nguồn nhập khẩu có xu thế đa dạng hóa, dự báo tới năm 2029 đạt tới 99.52 triệu tấn, bình quân tăng trưởng 0.9%.
  8.  
  9. Dầu ăn: Sản xuất ổn định có tăng trưởng. Nhập khẩu các loại hạt có dầu và dầu thực vật duy trì ở mức cao, do cung và cầu trong nước có khoảng cách tương đối lớn, dự báo tới năm 2029 nhập khẩu các loại cây, hạt dầu ăn đạt tới 107 triệu tấn. Chịu ảnh hưởng của kinh tế tăng trưởng, gia tăng dân số và thay đổi cơ cấu tiêu thụ, lượng tiêu thụ dầu thực vật tăng bình quân mỗi năm 0.5%, cơ cấu tiêu thụ từng bước tối ưu và nâng cấp, xu hướng tiêu dùng đa dạng và tối ưu hóa càng ngày càng rõ rệt. Lượng nhập khẩu dầu ăn thực vật sẽ duy trì ở mức cao, nhưng sẽ được điều chỉnh theo từng giai đoạn theo mức độ chênh lệch giá thành trong nước và quốc tế và theo mối quan hệ thương mại giữa khu vực và thế giới.
  10.  
  11. Bông: Ưu thế sản xuất khu vực duy trì ổn định, tiêu thụ và nhập khẩu có xu thế giảm. Quy mô nhập khẩu giảm, dự báo lượng nhập khẩu từ 1.7 triệu tấn năm 2020 giảm còn 1.45 triệu tấn 2029.
  12.  
  13. Đường: Tiêu thụ tăng ổn định, quy mô nhập khẩu mở rộng. Lượng tiêu thụ năm 2029 sẽ đạt tới 16.52 triệu tấn. Do cầu nhiều hơn cung và sự chênh lệch về giá và ảnh hưởng của chính sách thương mại, quy mô nhập khẩu sẽ có xu thế mở rộng, dự báo bình quân tăng trưởng 9.3%/năm, lượng nhập khẩu đến năm 2029 đạt tới 6.44 triệu tấn.
  14.  
  15. Trái cây: Mâu thuẫn cung – cầu được cải thiện, tăng trưởng tiêu dùng lớn hơn tăng trưởng sản lượng. Trong tương lai 10 năm tới, ngành sản xuất trái cây sẽ nâng cấp nhanh, cơ cấu sản phẩm được tối ưu hóa, chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao. Nguồn cung trái cây chất lượng cao gia tăng, diện tích trồng trọt tăng đều, sản lượng tăng trưởng chậm, tốc độ tăng trưởng từ 3.4% trong 10 năm qua giảm tới 1.6% trong 10 năm tới, dự báo tổng sản lượng trái cây đến năm 2029 đạt 328 triệu tấn, lượng tiêu thụ trực tiếp tăng bình quân mỗi năm 2.8%, lượng chế biến tăng bình quân 3.6%, tổng lượng tiêu thụ trong nước tăng 2.7%. Trong giai đoạn 10 năm tới nhập khẩu và xuất khẩu đều có xu thế tăng, dự báo tăng lần lượt là 9.4% và 5.9%, tồn tại thâm hụt thương mại trong XNK trái cây.
  16.  
  17. Thịt lợn: Quan hệ cung cầu chuyển từ giai đoạn chênh lệch lớn sang cân bằng, nhập khẩu có xu thế giảm xuống. Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu phi và Covid-19, giai đoạn đầu của 10 năm tới nằm trong giai đoạn khôi phục sản xuất, tái đàn, dự báo sản lượng thịt lợn năm 2020 sẽ giảm, năm 2022 sẽ hồi phục gia tăng đến mức thông thường như giai đoạn 2016-2018, sau đó sẽ có xu thế tăng đều, dự báo sản lượng thịt lợn năm 2029 đạt tới 59.72 triệu tấn. Trong giai đoàn này, cung – cầu thịt lợn sẽ cùng biến động, dự báo 2029 bình quân tiêu thụ thịt lợn đạt 42.3kg/người. Trong giai đoạn đầu, dự báo nhập khẩu thịt lợn sẽ lập mức cao kỷ lục và duy trì mức nhập khẩu đó, giai đoạn sau, nhập khẩu sẽ giảm, tăng sản lượng, dự báo tới 2029 nhập khẩu thịt lợn sẽ giảm còn 1.2 triệu tấn.
  18.  
  19. Thịt gia cầm: Tăng trưởng sản xuất gia cầm nhanh hơn tăng trưởng tiêu thụ. Nhập khẩu gia tăng rõ rệt giai đoạn đầu, giảm dần trong giữa kỳ, dự báo tới 2029 giảm đến 600 ngàn tấn; xuất khẩu có xu thế tăng đều, bình quân tăng mỗi năm 0.7%, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, giá thịt gia cầm sẽ tăng trong biến động.
  20.  
  21. Thịt bò, cừu: Nhu cầu tiêu dùng tăng trưởng nhanh, nhập khẩu gia tăng. Trong vòng 10 năm tới, dân số tăng, thu nhập tăng và nâng cấp tiêu dùng kéo theo nhu cầu tiêu thụ thịt bò, thịt cừu tăng trưởng nhanh, lượng tiêu thụ dự báo tăng bình quân mỗi năm lần lượt là 2.7% và 2.1%, lượng tiêu thụ năm 2029 lần lượt đạ 9.94 triệu tấn và 6.3 triệu tấn. Nhập khẩu tiếp tục tăng, dự báo lượng nhập khẩu năm 2029 lần lượt đạt 2.05 triệu tấn và 510 ngàn tấn.
  22.  
  23. Sữa, chế phẩm từ sữa: Sản xuất và tiêu thụ tăng trưởng đều, XNK cơ bản ổn định, dự báo tới năm 2029 nhập khẩu đạt khoảng 23.15 triệu tấn, bình quân mỗi năm tăng 3.4%, thấp hơn tốc độ tăng 12.3% của 10 năm trước. New Zealand, EU tiếp tục là nguồn nhập khẩu chính, Mỹ và các nước ven tuyến “vành đai – con đường” sẽ dần xuất hiện các quốc gia tiềm năng.
  24.  
  25. Thủy sản: Tổng thể cung – cầu tăng trưởng chậm, tăng trưởng nhập khẩu nhanh hơn xuất khẩu. Năm 2020, lượng nhập khẩu và xuất khẩu dự kiến giảm, sau đó nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng nhanh, 2029 sẽ đạt khoảng 7.51 triệu tấn; xuất khẩu tăng nhẹ, năm 2029 tăng đến 4.9 triệu tấn.

 

  1.  
  2. Theo thông tin Văn phòng XTTM Việt Nam tại Hàng Châu tổng hợp
937 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
987 Sản phẩm được trưng bày
21793347
Lượt truy cập