Diễn biến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Đvt: triệu USD)
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giảm mạnh trong 2 tháng đầu năm 2020 chủ yếu là do xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ chính như Mỹ, EU chưa phục hồi, trong khi lại giảm mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, do dịch bệnh Covid-19 phải đóng cửa biên giới và hạn chế các hoạt động xuất nhập khẩu của nước này.
Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc có thể giảm mạnh trong quý I/2020
Dịch bệnh Covid-19 đã làm xáo trộn lớn tới nền kinh tế Trung Quốc. Tiêu thụ thủy sản ở nước này cũng suy giảm đáng kể do người tiêu dùng hạn chế tới các chợ, trung tâm thương mại, nhà hàng… Hoạt động logistics cũng bị tác động bởi dịch bệnh. Vì vậy, đang xảy ra tình trạng ùn tắc tại nhiều cảng biển nước này do chậm giải phóng các kho hàng lạnh.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc cũng đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 1/2020, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc giảm 40,22%, chiếm 8,94% tổng trị giá xuất khẩu mặt hàng này, giảm so với mức 10% trong năm 2019. Xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc còn giảm mạnh hơn trong tháng 2/2020, do việc đóng cửa hàng loạt cửa khẩu biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam. Theo số liệu thống kê, năm 2019 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc qua cửa khẩu đất liền chiếm khoảng 16% về lượng và 19% về trị giá trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc.
Bên cạnh đó, hiện tượng dồn ứ hàng tại các cảng biển của Trung Quốc, cùng với tác động của Covid-19 đến kinh tế và tiêu dùng thủy sản của nước này, sẽ khiến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc có thể giảm mạnh trong quý I/2020.
Không chỉ xuất khẩu tới Trung Quốc, xuất khẩu thủy sản nói chung trong thời gian tới nhiều khả năng cũng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, mà trước hết là phải cạnh
tranh gay gắt hơn tại nhiều thị trường khác. Bởi các nước khác cũng gặp khó khăn khi xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc nên cũng đang đẩy mạnh khai thác các thị trường ngoài Trung Quốc, nhất là những thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… Ngoài việc cạnh tranh để có được đơn đặt hàng mới, các mặt hàng thủy sản nhiều khả năng sẽ chịu áp lực giảm giá. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 đã lan rộng ra hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ cũng sẽ tác động lớn tới tiêu dùng các loại hàng hóa, đặc biệt là các loại thủy hải sản phục vụ trong các nhà hàng.
Thủy sản Việt Nam vẫn có cơ hội tăng xuất khẩu khi dịch bệnh được kiểm soát tại Trung Quốc và kỳ vọng EVFTA được thực thi
Trung Quốc là nước nhập khẩu lớn nhưng cũng là nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Covid-19 sẽ khiến cho xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc gặp khó khăn lớn và có thể bị suy giảm đáng kể, làm cho thị trường thế giới sẽ tạm thời thiếu hụt nguồn cung với nhiều mặt hàng thủy sản.
Vì vậy, đây cũng có thể là cơ hội để các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tận dụng cơ hội, đa dạng thị trường xuất khẩu, bù đắp lại phần bị giảm khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Đặc biệt là cơ hội từ thị trường EU. Việc Hiệp định EVFTA đã được Nghị viện châu Âu phê chuẩn ngày 12/2/2020, kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội không nhỏ đối với ngành thủy sản Việt Nam. Bởi sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực (dự kiến từ quý III/2020), một số sản phẩm thủy sản chế biến đang có mức thuế cơ bản khá cao (20%) sẽ được giảm ngay về 0% như hàu, điệp, mực, bạch tuộc, nghêu, sò, bào ngư chế biến…
Ngoài ra, hầu hết các sản phẩm mực, bạch tuộc đông lạnh đang có mức thuế cơ bản 6-8% sẽ được giảm ngay về 0%; các sản phẩm khác như surimi được giảm từ 14,2% về 0%, cá cờ kiếm từ 7,5% về 0%... Đối với sản phẩm tôm, tôm sú đông lạnh, được giảm thuế từ mức cơ bản 20% xuống 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Sản phẩm cá ngừ đông lạnh được giảm thuế về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực và sản phẩm cá ngừ hộp có hạn ngạch hưởng thuế 0% là 11.500 tấn.
Ngoài ra, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ khởi sắc sau khi Trung Quốc khống chế được dịch bệnh. Nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc sẽ tăng mạnh nhằm bù đắp lượng thiếu hụt lớn do khó khăn về nhập khẩu trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên, người tiêu dùng thủy sản Trung Quốc đang có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm chế biến sâu, đảm bảo an toàn thực phẩm, hạn chế đồ tươi sống.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang một số thị trường chủ yếu
trong tháng 1 năm 2020
Thị trường
|
Tháng 1 năm 2020
|
Tỷ trọng làm giảm kim ngạch (%)
|
Tỷ trọng xuất khẩu (%)
|
Trị giá (1000 USD)
|
So với T1/2019 (1000 USD)
|
So với T1/2019 (%)
|
T1/2020
|
T1/2019
|
Tổng
|
491.635
|
-244.185
|
-33,19
|
100,00
|
100,00
|
100,00
|
CPTPP
|
138.875
|
-68.355
|
-32,99
|
27,99
|
28,25
|
28,16
|
Nhật Bản
|
88.717
|
-34.693
|
-28,11
|
14,21
|
18,05
|
16,77
|
Canada
|
14.635
|
-4.771
|
-24,58
|
1,95
|
2,98
|
2,64
|
Australia
|
12.294
|
-5.521
|
-30,99
|
2,26
|
2,50
|
2,42
|
Malaysia
|
7.099
|
-3.088
|
-30,31
|
1,26
|
1,44
|
1,38
|
Mexico
|
6.977
|
-12.759
|
-64,65
|
5,23
|
1,42
|
2,68
|
Singapore
|
6.103
|
-5.570
|
-47,71
|
2,28
|
1,24
|
|
Peru
|
1.389
|
245
|
21,40
|
-0,10
|
0,28
|
0,16
|
New Zealand
|
837
|
-1.392
|
-62,46
|
0,57
|
0,17
|
0,30
|
Chilê
|
746
|
-764
|
-50,57
|
0,31
|
0,15
|
0,21
|
Brunei
|
78
|
-42
|
-34,94
|
0,02
|
0,02
|
0,02
|
Mỹ
|
86.684
|
-30.482
|
-26,02
|
12,48
|
17,63
|
15,92
|
EU
|
69.460
|
-38.391
|
-35,60
|
15,72
|
14,13
|
14,66
|
Anh
|
16.708
|
-7.463
|
-30,87
|
3,06
|
3,40
|
3,28
|
Hà Lan
|
11.127
|
-8.861
|
-44,33
|
3,63
|
2,26
|
2,72
|
Đức
|
10.357
|
-6.749
|
-39,45
|
2,76
|
2,11
|
2,32
|
Bỉ
|
7.490
|
-3.231
|
-30,14
|
1,32
|
1,52
|
1,46
|
Italia
|
5.256
|
-1.795
|
-25,46
|
0,74
|
1,07
|
0,96
|
Pháp
|
4.641
|
-3.902
|
-45,67
|
1,60
|
0,94
|
1,16
|
T B Nha
|
3.883
|
-3.686
|
-48,70
|
1,51
|
0,79
|
1,03
|
Đan Mạch
|
2.863
|
-982
|
-25,55
|
0,40
|
0,58
|
0,52
|
BĐ Nha
|
2.604
|
-1.024
|
-28,23
|
0,42
|
0,53
|
0,49
|
Ba Lan
|
2.040
|
-801
|
-28,19
|
0,33
|
0,42
|
0,39
|
Rumani
|
937
|
332
|
54,81
|
-0,14
|
0,19
|
0,08
|
Thụy Điển
|
701
|
-1
|
-0,20
|
0,00
|
0,14
|
0,10
|
CH Séc
|
431
|
130
|
43,25
|
-0,05
|
0,09
|
0,04
|
Hy Lạp
|
423
|
-358
|
-45,84
|
0,15
|
0,09
|
0,11
|
Hàn Quốc
|
50.430
|
-23.470
|
-31,76
|
9,61
|
10,26
|
10,04
|
Trung Quốc
|
43.953
|
-29.576
|
-40,22
|
12,11
|
8,94
|
9,99
|
Thái Lan
|
19.196
|
-11.114
|
-36,67
|
4,55
|
3,90
|
4,12
|
Hồng Kông
|
11.320
|
-5.114
|
-31,12
|
2,09
|
2,30
|
2,23
|
Nga
|
7.665
|
-2.063
|
-21,21
|
0,84
|
1,56
|
1,32
|
Philippin
|
7.444
|
-4.599
|
-38,19
|
1,88
|
1,51
|
1,64
|
Braxin
|
6.704
|
-5.558
|
-45,33
|
2,28
|
1,36
|
1,67
|
Đài Loan
|
6.310
|
-3.019
|
-32,37
|
1,24
|
1,28
|
1,27
|
Campuchia
|
4.775
|
3.036
|
174,57
|
-1,24
|
0,97
|
0,24
|
Ixraen
|
3.666
|
-3.704
|
-50,26
|
1,52
|
0,75
|
1,00
|
Colombia
|
3.601
|
-556
|
-13,37
|
0,23
|
0,73
|
0,56
|
UAE
|
3.512
|
-900
|
-20,40
|
0,37
|
0,71
|
0,60
|
Ấn Độ
|
2.106
|
-417
|
-16,54
|
0,17
|
0,43
|
0,34
|
Ukraina
|
2.035
|
-176
|
-7,98
|
0,07
|
0,41
|
0,30
|
Ai Cập
|
1.670
|
-2.138
|
-56,14
|
0,88
|
0,34
|
0,52
|
Pakixtan
|
1.652
|
838
|
103,02
|
-0,34
|
0,34
|
0,11
|
Angieri
|
673
|
550
|
450,40
|
-0,23
|
0,14
|
0,02
|
Na Uy
|
666
|
-183
|
-21,58
|
0,08
|
0,14
|
0,12
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
611
|
-502
|
-45,11
|
0,21
|
0,12
|
0,15
|
Co oét
|
528
|
-321
|
-37,79
|
0,13
|
0,11
|
0,12
|
Thụy Sỹ
|
428
|
-1.692
|
-79,82
|
0,69
|
0,09
|
0,29
|
Indonesia
|
337
|
337
|
|
-0,14
|
0,07
|
0,00
|
Panama
|
262
|
-467
|
-64,08
|
0,19
|
0,05
|
0,10
|
Irac
|
148
|
-839
|
-84,99
|
0,34
|
0,03
|
0,13
|
Sri Lanka
|
135
|
-720
|
-84,19
|
0,29
|
0,03
|
0,12
|
Xenegan
|
71
|
-152
|
-68,30
|
0,06
|
0,01
|
0,03
|
Triển vọng xuất khẩu của một số chủng loại thủy sản
Theo số liệu thống kê chính thức, tháng 1/2020 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 121,2 tấn, trị giá 491,63 triệu USD, giảm 30,35% về lượng và giảm 33,19 về trị giá so với tháng 1/2019. Trong đó, xuất khẩu các chủng loại cá tra, cá đông lạnh, cá ngừ, surimi, tôm đều giảm mạnh. Đáng chú ý, mức độ giảm xuất khẩu của mặt hàng tôm thấp hơn nhiều so với các mặt hàng khác (do xuất khẩu sang Mỹ tăng), là tín hiệu tích cực đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Bên cạnh đó, xuất khẩu cua, thủy sản làm cảnh và một số chủng loại khác như bánh hải sản, ruốc… vẫn tăng trưởng khá trong thời gian này, mở ra triển vọng xuất khẩu khả quan trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng tại Trung Quốc và trên toàn cầu thì các sản phẩm chế biến sẵn là một trong những sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng.
Xuất khẩu cá tra giảm mạnh
Trong tháng 1/2020, xuất khẩu cá tra của Việt Nam giảm mạnh 35,78% về lượng và giảm 51,99% về trị giá so tháng 1/2019 chủ yếu do xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Trung Quốc, EU, Mexico giảm mạnh. Đặc biệt dịch Covid-19 tại Trung Quốc khiến cho xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam giảm mạnh hơn trong tháng 2/2020 do ách tắc trong khâu vận chuyển, kho bãi… Các doanh nghiệp nhập khẩu của Trung Quốc cung cấp cho hệ thống siêu thị, nhà hàng cũng cắt giảm đặt hàng do người dân hạn chế mua sắm tại các siêu thị hay đến nhà hàng ăn uống. Tuy vậy, các kênh phân phối online vẫn sôi động khi giao dịch qua mạng là giải pháp tối ưu cho tình hình dịch bệnh hiện nay. Bên cạnh đó, tâm lý e ngại mua thịt, cá tươi sống tại các chợ truyền thống và chuyển sang tiêu thụ thủy sản đông lạnh…sẽ giúp phân khúc này tăng mạnh trong năm 2020. Nhu cầu hàng thủy sản của Trung quốc chắc chắn sẽ giảm mạnh cho đến khi dịch bệnh được khống chế tuy nhiên sẽ mở ra những cơ hội khác cho các doanh nghiệp cá tra nắm bắt được thời cơ.
Cho dù những lợi thế thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc đã góp phần cho tăng trưởng nhanh chóng sản phẩm cá tra tại đây trong thời gian qua nhưng khi đã chiếm lĩnh đến trên 33% thị phần rõ ràng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Sự sụt giảm quá nhanh khiến cho các doanh nghiệp phụ thuộc vào thị trường này gặp rất nhiều khó khăn, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng, tìm kiếm thị trường mới, đa dạng sản phẩm và củng cố chất lượng để tìm những con đường mới.
Một trong những thị trường tiềm năng là Ấn Độ với dân số đứng thứ 2 sau Trung Quốc, thị trường này khá đặc biệt vì không ăn thịt phổ biến như bò và heo mà chỉ ăn cừu, dê, gà và thủy hải sản. Theo ước tính, Ấn Độ nuôi khoảng 600.nghìn tấn cá tra mỗi năm nhưng thịt cá bị vàng và nhà máy chế biến tại quốc gia này chưa sản xuất ra được những sản phẩm cá tra fillet thịt trắng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như của Việt Nam. Hiện tại sản phẩm cá tra fillet Việt Nam được xem sản phẩm cao cấp đang được nhập khẩu phục vụ trong các nhà hàng tại Ấn Độ. Thuế nhập khẩu vào Ấn Độ đối với mặt hàng cá tra phi lê còn rất cao (65%) cùng với hệ thống kho lạnh, siêu thị chưa được đầu tư đầy đủ cho mặt hàng đông lạnh, tuy vậy đây vẫn là một thị trường đầy tiềm năng cho cá tra Việt Nam.
Ngày 12/2/2020 Hiệp định EVFTA đã chính thức được Nghị viện Châu Âu phê chuẩn. Dự kiến sẽ được Quốc hội Việt Nam thông qua vào tháng 5/2020 và có thể có hiệu lực vào tháng 7/2020 mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, để tận dụng lợi thế các doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng trước khi mức thuế của cá tra sẽ về 0% trong 3 năm tới.
Việc các nhà máy chế biến cá thịt trắng (Cod, Pollock) tại Trung Quốc chưa làm việc dẫn tới việc thiếu hụt nguồn cung cá thịt trắng đặc biệt là tại thị trường EU cũng là cơ hội trước mắt cho các doanh nghiệp cá tra Việt Nam. Tại thị trường Mỹ, lượng hàng tồn kho cũng đã hết, cuối năm 2019, Mỹ chính thức công nhận hệ thống kiểm tra sản phẩm cá và cá Siluriformes xuất khẩu của Việt Nam tương đương với Mỹ là tin vui đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường này và qua đó đã khẳng định năng lực kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm trong chuỗi sản xuất, chế biến xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã đáp ứng một trong những yêu cầu khắt khe nhất, giúp cá tra Việt Nam dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu không chỉ tới thị trường Mỹ mà còn đến các thị trường khác.
Như vậy, mặc dù trong những tháng đầu năm xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, nhưng cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp cá tra Việt Nam khi các nhà nhập khẩu tại thị trường Mỹ và EU mua cá tra với giá tốt trong bối cảnh thị trường nhập khẩu lớn của cá tra Việt Nam là Trung Quốc đang bị gián đoạn.
Kỳ vọng tăng xuất khẩu tôm vào Mỹ, EU
Trong tháng 1/2020, xuất khẩu tôm các loại của Việt Nam đạt 21,4 nghìn tấn, trị giá 187,2 triệu USD, giảm 19,21% về lượng và giảm 19,25% về trị giá so với tháng 1/2019. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang hầu hết các thị trường Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc đều giảm thì xuất khẩu sang Mỹ lại tăng nhẹ. Xuất khẩu tôm của Việt Nam giảm trong tháng 1/2020 chủ yếu do trùng vào đợt nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, xuất khẩu sẽ chậm lại từ tháng 2 khi dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc và lan ra trên 100 nước và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.
Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu tôm đứng thứ 4 của Việt Nam, chiếm 11,88% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường, giảm so với tỷ trọng 13,56% của cùng kỳ năm 2019.
Đầu năm 2020, dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona gây ra bùng phát tại Trung Quốc, đã tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu và dự báo trong quý I/2020, tiêu thụ tôm của Việt Nam tại Trung Quốc sẽ giảm. Nhiều doanh nghiệp đã ký đơn hàng xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc, nhưng hiện mới chỉ xuất khẩu được một phần do tình trạng đóng cửa biên giới đất liền cũng như thiếu nhân công làm việc tại các cảng.
Tại thị trường tôm thế giới, dự báo giá tôm thời gian tới sẽ giảm vì nguồn cung tăng mạnh khi tôm của Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan (những thị trường cung cấp lớn sản phẩm tôm tại Trung Quốc) cũng đang bị ùn tắc hàng chưa được thông quan tại các cảng của Trung Quốc. Nhiều tàu không thể cập cảng ở Trung Quốc do việc đóng và bốc dỡ hàng hóa diễn ra chậm hoặc không hoạt động. Các nước này cũng đang khẩn trương tìm kiếm thị trường thay thế như Mỹ, EU… nên cũng ảnh hưởng tới nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam. Mặt khác, nhu cầu nhập khẩu tôm từ Hàn Quốc, Mỹ, EU cũng bị tác động không tốt do tâm lý e dè, lo ngại dịch bệnh nên cũng ảnh hưởng tới việc chốt hợp đồng mới của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.
Tuy nhiên, sau dịch, có thể người tiêu dùng Trung Quốc sẽ thay đổi nhận thức và thói quen ăn uống, hạn chế ăn thực phẩm tươi sống và sẽ chuyển sang tiêu thụ nhiều hơn các sản phẩm tôm chế biến sâu đảm bảo an toàn thực phẩm để chế biến, nấu chín. Nhu cầu tiêu thụ tôm của người tiêu dùng Trung Quốc có thể sẽ cao hơn để thay thế cho các mặt hàng giáp xác sống khác như tôm hùm, các mặt hàng tươi sống như cá hồi ướp lạnh.
Kỳ vọng tăng xuất khẩu sang EU
Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bên cạnh việc sẵn sàng đón bắt khi thị trường Trung Quốc khởi sắc trở lại, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cần tìm kiếm mở rộng thị trường mới và phát triển thị trường nội địa, chủ động nắm bắt thông tin diễn biến dịch bệnh để có kế hoạch điều chỉnh sản xuất kịp thời.
Năm 2020, ngành tôm được kỳ vọng sẽ có những dấu hiệu tích cực khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực, xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ thuận lợi hơn vào thị trường này. Theo EVFTA, thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) vào EU sẽ được giảm từ mức thuế cơ bản 12 - 20% xuống 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, thuế nhập khẩu tôm chế biến sẽ về 0% sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Với thị trường Mỹ, việc Bộ Thương mại Mỹ công bố 31 doanh nghiệp được hưởng mức thuế 0% hồi tháng 8/2019 sẽ tạo thêm động lực cho các doanh nghiệp tôm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này. Ngoài ra, sau khi Mỹ tăng thuế 25% đối với 250 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong đó có sản phẩm tôm, xuất khẩu tôm của Trung Quốc sang Mỹ càng thêm khó khăn, mở ra cơ hội cho các nguồn cung khác trên thị trường Mỹ, trong đó có Việt Nam.
Hơn nữa, nhu cầu tiêu thụ tôm của người tiêu dùng Mỹ hiện tăng cao. Theo số liệu của Hiệp hội thủy sản Mỹ, tôm là mặt hàng thủy sản được người tiêu dùng Mỹ tiêu thụ nhiều nhất, trung bình 4,6 pound/người/năm.
Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ thuận lợi
Tháng 1/2020, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 8,01 nghìn tấn, trị giá 39,5 triệu USD, giảm 25,6% về lượng và giảm 31,5% về trị giá so với tháng 1/2019. Dự báo, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2020 sẽ tăng chậm do lượng tồn kho tại các thị trường đang ở mức cao và xuất khẩu mặt hàng này sẽ khởi sắc hơn trong những tháng cuối năm nhờ tín hiệu tích cực từ thị trường Mỹ, EU, …
Năm 2019, xu hướng tiêu thụ cá ngừ tại thị trường Mỹ tích cực hơn, nhất là đối với các sản phẩm cá ngừ đóng hộp, điều này đã khiến nhập khẩu của nước này tăng. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc, các doanh nghiệp nhập khẩu cá ngừ Mỹ đã tìm kiếm các nguồn cung thay thế khác từ khu vực lân cận, trong đó có Việt Nam.
Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU vẫn chưa khởi sắc, một phần là do tác động của việc Việt Nam nhận thẻ vàng IUU của EU. Bên cạnh đó là do các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam nhập khẩu vào EU bị áp thuế cao, nên khó cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại đến từ các nước được hưởng ưu đãi thuế quan như Ecuador, Philippines. Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm 2020, dự kiến Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, kỳ vọng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường EU sẽ khởi sắc.
Chủng loại hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tháng 1 năm 2020
Chủng loại
|
Tháng 1 năm 2020
|
So với tháng 1 năm 2019 (%)
|
Tỷ trọng xuất khẩu (%)
|
Lượng (tấn)
|
Trị giá (1000 USD)
|
Đơn giá (USD/kg)
|
Lượng
|
Trị giá
|
Đơn giá
|
T1/2020
|
T1/2019
|
Tổng
|
121.207
|
491.635
|
4,06
|
-30,35
|
-33,19
|
-4,08
|
100,00
|
100,00
|
Tôm các loại
|
21.475
|
187.281
|
8,72
|
-19,21
|
-19,25
|
-0,05
|
38,09
|
31,52
|
Cá tra, basa
|
49.728
|
101.161
|
2,03
|
-35,78
|
-51,99
|
-25,24
|
20,58
|
28,63
|
Cá đông lạnh
|
16.243
|
61.178
|
3,77
|
-22,07
|
-28,74
|
-8,56
|
12,44
|
11,67
|
Cá ngừ các loại
|
8.012
|
39.523
|
4,93
|
-25,62
|
-31,52
|
-7,92
|
8,04
|
7,84
|
Surimi
|
10.105
|
20.860
|
2,06
|
-35,50
|
-35,47
|
0,05
|
4,24
|
4,39
|
Bạch tuộc
|
2.869
|
17.935
|
6,25
|
-40,10
|
-46,23
|
-10,23
|
3,65
|
4,53
|
Mực các loại
|
2.703
|
17.871
|
6,61
|
-44,06
|
-44,41
|
-0,62
|
3,64
|
4,37
|
Cá khô
|
1.937
|
10.967
|
5,66
|
-63,74
|
-42,08
|
59,74
|
2,23
|
2,57
|
Cua các loại
|
842
|
9.319
|
11,06
|
148,75
|
154,57
|
2,34
|
1,90
|
0,50
|
Nghêu
|
2.319
|
4.393
|
1,89
|
-15,60
|
-16,29
|
-0,82
|
0,89
|
0,71
|
Cá đóng hộp
|
1.357
|
3.827
|
2,82
|
-2,13
|
-14,13
|
-12,26
|
0,78
|
0,61
|
Trứng cá
|
249
|
3.764
|
15,12
|
-9,20
|
-20,86
|
-12,84
|
0,77
|
0,65
|
Ghẹ
|
351
|
2.981
|
8,48
|
-38,25
|
-61,06
|
-36,94
|
0,61
|
1,04
|
Thủy sản làm cảnh
|
1.112
|
2.834
|
2,55
|
1.374,58
|
226,31
|
-77,87
|
0,58
|
0,12
|
Mắm
|
673
|
1.379
|
2,05
|
-50,24
|
-31,62
|
37,43
|
0,28
|
0,27
|
Thủy sản khác
|
312
|
1.301
|
4,18
|
53,96
|
-5,95
|
-38,91
|
0,26
|
0,19
|
Sò
|
130
|
1.045
|
8,02
|
-17,35
|
-34,84
|
-21,17
|
0,21
|
0,22
|
Ruốc
|
317
|
794
|
2,50
|
63,19
|
13,84
|
-30,24
|
0,16
|
0,09
|
Bong bóng cá
|
40
|
751
|
18,81
|
-22,29
|
17,89
|
51,70
|
0,15
|
0,09
|
ốc
|
186
|
511
|
2,75
|
-0,60
|
2,72
|
3,34
|
0,10
|
0,07
|
Bánh hải sản
|
20
|
189
|
9,52
|
142,79
|
312,29
|
69,81
|
0,04
|
0,01
|
Chả giò
|
27
|
156
|
5,79
|
-38,94
|
-23,42
|
25,41
|
0,03
|
0,03
|
Hàu
|
48
|
128
|
2,67
|
630,79
|
1849,76
|
166,80
|
0,03
|
0,00
|
Lươn
|
9
|
112
|
12,09
|
30,95
|
24,43
|
-4,97
|
0,02
|
0,01
|
Cá sống
|
31
|
107
|
3,46
|
-3,31
|
-66,21
|
-65,05
|
0,02
|
0,04
|
Tép
|
21
|
87
|
4,09
|
-12,57
|
1,61
|
16,22
|
0,02
|
0,01
|
Sứa
|
27
|
68
|
2,49
|
88,37
|
93,25
|
2,59
|
0,01
|
0,00
|
Ba khía
|
13
|
55
|
4,33
|
-24,08
|
-12,11
|
15,77
|
0,01
|
0,01
|
Hến
|
17
|
55
|
3,30
|
-15,76
|
44,77
|
71,86
|
0,01
|
0,01
|
Rạm
|
12
|
36
|
3,12
|
7,76
|
-5,11
|
-11,94
|
0,01
|
0,01
|
Dimsum
|
9
|
25
|
2,76
|
125,22
|
-22,10
|
-65,41
|
0,01
|
0,00
|
Cá biển
|
4
|
15
|
3,75
|
23,86
|
-12,72
|
-29,54
|
0,00
|
0,00
|
Nguồn: Số liệu thống kê sơ bộ, dùng để tham khảo
Tình hình xuất khẩu một số chủng loại thủy sản của Việt Nam tháng 1/2020
Chủng loại
|
Thị trường xuất khẩu chính
|
Trị giá (1000 USD)
|
So với T1/2019 (%)
|
Tỷ trọng xuất khẩu T1/2020 (%)
|
Tỷ trong xuất khẩu T1/2019 (%)
|
Tôm các loại
|
|
187.281
|
-19,25
|
100,00
|
100,00
|
|
Mỹ
|
37.639
|
7,27
|
20,10
|
15,13
|
|
Nhật Bản
|
34.687
|
-14,03
|
18,52
|
17,40
|
|
EU
|
25.745
|
-23,71
|
13,75
|
14,55
|
|
Trung Quốc
|
22.258
|
-29,21
|
11,88
|
13,56
|
|
Hàn Quốc
|
18.302
|
-23,85
|
9,77
|
10,36
|
Cá tra, basa
|
|
101.161
|
-51,99
|
100,00
|
100,00
|
|
Mỹ
|
18.102
|
-55,47
|
17,89
|
19,29
|
|
Trung Quốc
|
14.154
|
-56,49
|
13,99
|
15,44
|
|
EU
|
11.426
|
-50,77
|
11,30
|
11,02
|
|
ASEAN
|
11.265
|
-43,19
|
11,14
|
9,41
|
Cá đông lạnh
|
|
61.178
|
-28,74
|
100,00
|
100,00
|
|
Nhật Bản
|
30.711
|
-29,68
|
50,20
|
50,87
|
|
ASEAN
|
10.519
|
-23,22
|
17,19
|
15,96
|
|
Mỹ
|
7.069
|
-24,36
|
11,56
|
10,88
|
|
EU
|
3.036
|
-46,05
|
4,96
|
6,55
|
|
Hàn Quốc
|
1.567
|
-35,34
|
2,56
|
2,82
|
Cá ngừ các loại
|
|
39.523
|
-31,52
|
100,00
|
100,00
|
|
Mỹ
|
15.748
|
-30,31
|
39,85
|
39,15
|
|
EU
|
6.286
|
-43,48
|
15,91
|
19,27
|
|
Ixraen
|
2.697
|
-54,26
|
6,82
|
10,22
|
|
ASEAN
|
2.485
|
-37,76
|
6,29
|
6,92
|
|
Nhật Bản
|
2.193
|
19,91
|
5,55
|
3,17
|
|
Canada
|
1.811
|
-1,06
|
4,58
|
3,17
|
|
Peru
|
1.067
|
278,99
|
2,70
|
0,49
|
|
Mehico
|
881
|
-33,68
|
2,23
|
2,30
|
Nguồn: Số liệu thống kê sơ bộ, dùng để tham khảo
Xuất khẩu thủy sản sang Australia dự báo tăng mạnh trong quý I/2020
Theo số liệu thống kê, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia 2 tháng đầu năm 2020 ước đạt 29,3 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2019.
Diễn biến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia qua các tháng
(ĐVT:Triệu USD)
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Theo thống kê chi tiết, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Australia tháng 1/2020 đạt 2,42 nghìn tấn, trị giá 12,3 triệu USD, giảm 20,5% về lượng và giảm 31,2% về trị giá so với tháng 1/2019 do ảnh hưởng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Trong đó, khối lượng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Australia giảm ở các chủng loại tôm, cá tra, cá basa, cá đông lạnh, cá khô, mực, ghẹ, mắm, chả giò giảm từ 26% – 91,6% so với tháng 1/2019. Trong khi đó, xuất khẩu một số chủng loại tăng so với tháng 1/2019 như: Bạch tuộc, cá đóng hộp, cá ngừ, surimi … Tình hình xuất khẩu cụ thể một số mặt hàng như sau:
+ Xuất khẩu tôm sang thị trường Australia đạt 786 tấn, trị giá 7,1 triệu USD, giảm 26,0% về lượng và giảm 26,2% về trị giá so với tháng 1/2019, chiếm 32,4% tổng lượng xuất khẩu thủy sản sang thị trường này.
+ Xuất khẩu cá tra, basa đạt 974 tấn, trị giá 2,6 triệu USD, giảm 29,9% về lượng và 46,1% về trị giá so với tháng 1/2019.
+ Xuất khẩu cá đông lạnh đạt 175 tấn, trị giá 1,4 triệu USD, giảm 33% về lượng và 24,5% về trị giá so với tháng 1/2019.
Trái lại, xuất khẩu một số chủng loại tăng khá so với tháng 1/2019 như: Xuất khẩu bạch tuộc tăng 87,6%; cá đóng hộp tăng 431,3%; cá ngừ tăng 50,6%; surimi tăng 36,4%; nghêu tăng 14,1%...
Chủng loại thủy sản xuất khẩu sang Australia tháng 1 năm 2020
Chủng loại
|
Tháng 1 năm 2020
|
So với tháng 1 năm 2019 (%)
|
Tỷ trọng theo lượng (%)
|
Lượng (tấn)
|
Trị giá (nghìn USD)
|
Đơn giá (USD/tấn)
|
Lượng
|
Trị giá
|
Đơn giá
|
T1/2020
|
T1/2019
|
Tổng
|
2.421
|
12.290
|
5.075
|
-20,5
|
-31,2
|
-13,5
|
100,0
|
100,0
|
Tôm
|
786
|
7.053
|
8.977
|
-26,0
|
-26,2
|
-0,2
|
32,4
|
34,9
|
Cá tra, basa
|
974
|
2.596
|
2.665
|
-29,9
|
-46,1
|
-23,1
|
40,2
|
45,7
|
Cá đông lạnh
|
175
|
1.381
|
7.871
|
-33,0
|
-24,5
|
12,7
|
7,2
|
8,6
|
Bạch tuộc
|
84
|
406
|
4.818
|
87,6
|
42,4
|
-24,1
|
3,5
|
1,5
|
Cá đóng hộp
|
225
|
315
|
1.399
|
431,3
|
16,7
|
-78,0
|
9,3
|
1,4
|
Cá ngừ
|
32
|
121
|
3.776
|
50,6
|
-20,6
|
-47,3
|
1,3
|
0,7
|
Surimi
|
29
|
103
|
3.513
|
36,4
|
28,9
|
-5,5
|
1,2
|
0,7
|
Cá khô
|
12
|
76
|
6.264
|
-39,9
|
-28,3
|
19,2
|
0,5
|
0,7
|
Mực
|
10
|
60
|
5.755
|
-75,1
|
-75,4
|
-1,4
|
0,4
|
1,4
|
Nghêu
|
29
|
52
|
1.801
|
14,1
|
0,7
|
-11,7
|
1,2
|
0,8
|
Thủy sản khác
|
37
|
37
|
1.002
|
77,1
|
-64,5
|
-79,9
|
1,5
|
0,7
|
Ghẹ
|
7
|
31
|
4.116
|
-47,4
|
-81,2
|
-64,2
|
0,3
|
0,5
|
Mắm
|
9
|
18
|
1.998
|
-84,2
|
-75,8
|
53,0
|
0,4
|
1,9
|
Ba khía
|
4
|
14
|
3.406
|
64,8
|
164,8
|
60,7
|
0,2
|
0,1
|
Tép
|
2
|
13
|
8.150
|
2,6
|
-37,8
|
-39,4
|
0,1
|
0,1
|
Chả giò
|
1
|
5
|
8.800
|
-91,6
|
-62,8
|
342,9
|
0,0
|
0,2
|
Ruốc
|
2
|
4
|
1.849
|
11,0
|
8,0
|
-2,7
|
0,1
|
0,1
|
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Dự báo, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia trong quý I năm 2020 sẽ phục hồi nhờ nhu cầu tiêu dùng tăng lên và nguồn cung thủy sản tại Trung Quốc bị gián đoạn là cơ hội để Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào thị trường này.
Cơ sở của dự báo là:
+ Theo báo cáo của Everblucapital, tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người của Australia hiện đạt 17,5kg và dự kiến sẽ tăng lên 18,2kg/người vào năm 2030. Tiêu thụ thủy sản của người tiêu dùng Australia tăng là cơ hội cho Việt Nam mở rộng xuất khẩu vào thị trường này.
+ Năm 2020, nền kinh tế Australia dự báo sẽ tăng trưởng nhờ nhu cầu trong nước mạnh hơn. Tăng trưởng tiền lương, lạm phát khiêm tốn, dự kiến sẽ hỗ trợ chi tiêu hộ gia đình, trong khi đầu tư được hưởng lợi từ lãi suất thấp hơn và sự phục hồi của thị trường nhà đất. Theo Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA), sau ba lần cắt giảm lãi suất vào năm 2019, dự kiến Australia sẽ cắt giảm lãi suất lần tới vào tháng 10/2020, đồng thời lãi suất cơ bản của nước này có thể được duy trì ở mức thấp trong nhiều năm tới. Điều này sẽ thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng, do đó, nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng lên. Đây là cơ hội để các nước đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.
+ Theo thống kê của ITC trong năm 2019, nhập khẩu hàng thủy sản của Australia đạt 210,5 nghìn tấn, trị giá 1,412 tỷ USD, giảm 4,1% về lượng và 6,0% về trị giá so với năm 2018. Trong đó, nhập khẩu thủy sản của Australia từ Việt Nam đứng thứ 3 sau Thái Lan và Trung Quốc, đạt 32,7 nghìn tấn, trị giá 211,5 triệu USD, tăng 5,6% về lượng và 7,4% về trị giá so với năm 2018. Mặc dù nhập khẩu thủy sản của Australia giảm trong năm 2019 nhưng nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam vẫn tăng trưởng. Điều đó cho thấy thủy sản Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội cạnh tranh với các quốc gia khác để mở rộng thị phần của mình.
Năm 2019, thị phần hàng thủy sản của Việt Nam tại Australia tăng lên mức 15,5% về lượng so với mức 14,1% của năm 2018. Trong khi đó, thị phần của một số nhà cung cấp khác giảm như: Thái Lan, New Zealand , Malaysia, Đan Mạch, Mỹ…
Mặc dù giá thủy sản nhập khẩu của Australia từ Việt Nam cao hơn so với một số nhà cung cấp khác như Thái Lan, New Zealand nhưng vẫn được thị trường này chấp nhận do chất lượng sản phẩm thủy sản của Việt Nam không ngừng được cải thiện và đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe của thị trường Australia.
+ Tôm, cá tra là mặt hàng thủy sản của Việt Nam có triển vọng tăng cao tại thị trường Australia nhờ những lợi thế từ các Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Australia.
Đặc biệt dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh tại Trung Quốc, đây là cơ hội để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào Australia và gia tăng thị phần trong thời gian tới do nguồn cung thủy sản từ Trung Quốc sang thị trường này bị gián đoạn.
Nhập khẩu một số chủng loại thủy sản của Australia từ Việt Nam năm 2019
Chủng loại
|
Năm 2019 (nghìn USD)
|
So với năm 2018 (%)
|
Thị phần hàng Việt Nam tại Australia
|
Australia nhập khẩu từ thế giới
|
Australia nhập khẩu từ Việt Nam
|
Tôm và tôm đông lạnh (HS 030617)
|
165.517
|
62.093
|
43,4
|
37,5
|
Tôm và tôm chế biến (HS 160521)
|
72.622
|
38.736
|
-4,6
|
53,3
|
Philê cá đông lạnh (HS 030489)
|
129.219
|
31.311
|
2,6
|
24,2
|
Tôm và tôm chế biến (HS (160529)
|
44.191
|
23.111
|
-17,7
|
52,3
|
Phi lê đông lạnh của cá tra ( HS030462)
|
22.354
|
22.011
|
3,5
|
98,5
|
Cá chế biến ( HS 160419)
|
50.358
|
4.024
|
13,9
|
8,0
|
Cá chế biến ( HS 160413)
|
25.002
|
3.417
|
68,6
|
13,7
|
Cá chế biến ( HS 160420)
|
55.951
|
3.015
|
27,8
|
5,4
|
Cá ngừ (HS 160414)
|
218.828
|
2.187
|
83,9
|
1,0
|
Phi lê cá tươi, cá đông lạnh (HS 160414)
|
2.107
|
2.043
|
-2,2
|
97,0
|
Mực (HS 030743)
|
76.878
|
1.613
|
5,5
|
2,1
|
Cua (HS 160510)
|
4.803
|
1.430
|
17,9
|
29,8
|
Cá đông lạnh (HS 030493)
|
1.693
|
1.424
|
53,9
|
84,1
|
Nguồn: Tính toán từ số liệu của ITC
Nhập khẩu thủy sản của Australia từ các thị trường năm 2019
Thị trường
|
Năm 2019
|
So với năm 2018 (%)
|
Thị phần theo lượng (%)
|
Lượng (tấn)
|
Trị giá (nghìn USD)
|
Đơn giá (USD)
|
Lượng
|
Trị giá
|
Đơn giá
|
Năm 2019
|
Năm 2018
|
Tổng
|
210.546
|
1.412.862
|
6.710
|
-4,1
|
-6,0
|
-2,0
|
100,0
|
100,0
|
Thái Lan
|
58.961
|
318.115
|
5.395
|
-9,9
|
-14,7
|
-5,3
|
28,0
|
29,8
|
Trung Quốc
|
35.665
|
226.434
|
6.349
|
5,0
|
-3,2
|
-7,7
|
16,9
|
15,5
|
Việt Nam
|
32.739
|
211.463
|
6.459
|
5,6
|
7,4
|
1,7
|
15,5
|
14,1
|
New Zealand
|
23.325
|
137.218
|
5.883
|
-11,6
|
-12,9
|
-1,5
|
11,1
|
12,0
|
Na Uy
|
4.984
|
67.653
|
13.574
|
8,5
|
2,5
|
-5,6
|
2,4
|
2,1
|
Indonesia
|
4.957
|
67.086
|
13.535
|
2,5
|
10,7
|
8,0
|
2,4
|
2,2
|
Malaysia
|
9.062
|
60.421
|
6.668
|
-8,1
|
-13,5
|
-5,9
|
4,3
|
4,5
|
Đan mạch
|
2.912
|
47.783
|
16.409
|
-10,0
|
-7,3
|
3,0
|
1,4
|
1,5
|
Đài Loan
|
7.232
|
43.801
|
6.057
|
0,9
|
-1,6
|
-2,5
|
3,4
|
3,3
|
Mỹ
|
6.164
|
40.600
|
6.586
|
-30,1
|
-21,1
|
12,9
|
2,9
|
4,0
|
Ba Lan
|
2.763
|
20.154
|
7.295
|
47,5
|
46,4
|
-0,8
|
1,3
|
0,9
|
Nam Phi
|
3.785
|
17.507
|
4.626
|
-7,0
|
-12,4
|
-5,8
|
1,8
|
1,9
|
Nhật Bản
|
1.163
|
16.682
|
14.338
|
10,9
|
6,1
|
-4,3
|
0,6
|
0,5
|
Myanmar
|
1.463
|
12.048
|
8.238
|
9,2
|
26,0
|
15,4
|
0,7
|
0,6
|
Australia
|
815
|
10.934
|
13.415
|
-9,9
|
-29,9
|
-22,3
|
0,4
|
0,4
|
Namibia
|
2.339
|
9.180
|
3.925
|
17,9
|
6,4
|
-9,8
|
1,1
|
0,9
|
Canada
|
642
|
8.996
|
14.015
|
-37,1
|
-20,3
|
26,6
|
0,3
|
0,5
|
Anh
|
1.163
|
7.524
|
6.467
|
6,0
|
2,3
|
-3,5
|
0,6
|
0,5
|
Braxin
|
191
|
6.233
|
32.614
|
-28,9
|
-19,8
|
12,8
|
0,1
|
0,1
|
Hàn Quốc
|
1.014
|
5.888
|
5.805
|
-11,3
|
-9,4
|
2,1
|
0,5
|
0,5
|
Tây Ban Nha
|
462
|
5.678
|
12.286
|
3,0
|
0,2
|
-2,7
|
0,2
|
0,2
|
Đức
|
727
|
5.609
|
7.715
|
39,6
|
41,6
|
1,4
|
0,3
|
0,2
|
Nguồn: Tính toán từ số liệu của ITC
Về giá:
Giá xuất khẩu các chủng loại thủy sản của Việt Nam sang Australia tháng 1 năm 2020 đạt trung bình 5.075 USD/tấn, giảm 13,5% so với tháng 1/2019 và giảm 7,1% so với tháng 12/2019.
Diễn biến giá thủy sản xuất khẩu sang thị trường Australia (ĐVT: USD/tấn)
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Australia tháng 1 năm 2020
ĐƠN VỊ
|
TRỊ GIÁ (NGHÌN USD)
|
ĐƠN VỊ
|
TRỊ GIÁ (NGHÌN USD)
|
CTY CP THỦY SẢN MINH PHÚ - HẬU GIANG
|
1.290
|
CTY CP TRANG
|
78
|
CTY CP CHẾ BIẾN VÀ DỊCH VỤ THỦY SẢN CÀ MAU
|
1.273
|
CTY TNHH TÍN THỊNH
|
77
|
CTY CP VĨNH HOÀN
|
828
|
CTY CP THUỶ SẢN TRƯỜNG GIANG
|
75
|
CTY CP THỰC PHẨM XUẤT KHẨU VẠN ĐỨC
|
607
|
CTY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN THỊNH
|
74
|
CTY CP THỦY SẢN VINH QUANG
|
581
|
CTY CP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NGỌC TRÍ
|
73
|
CTY TNHH O&H LOONG PTY
|
581
|
CTY CP THỦY SẢN HẢI SÁNG
|
73
|
CTY TNHH THỦY SẢN QUANG MINH
|
576
|
CTY CP CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX II
|
62
|
CTY CP TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ
|
518
|
CTY TNHH ĐẠI THÀNH
|
61
|
CTY CP CB THỦY SẢN TRUNG SƠN
|
495
|
CTY TNHH CB THỦY SẢN TIẾN ĐẠT
|
61
|
CTY CP SEAVINA
|
471
|
CTY CP THỰC PHẨM CHOLIMEX
|
59
|
CTY CP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TÀI KIM ANH
|
414
|
CTY TNHH TÂN THÀNH LỢI
|
55
|
CTY TNHH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM PATAYA (VIỆT NAM)
|
341
|
CTY CP THỰC PHẨM QUẾ KÝ
|
52
|
CTY TNHH MTV CHẾ BIẾN THỰC PHẨM XK VẠN ĐỨC TIỀN GIANG
|
327
|
CTY TNHH THỰC PHẨM XUẤT KHẨU NAM HẢI
|
49
|
CTY CP THỰC PHẨM SAO TA
|
263
|
CTY TNHH XÂY DỰNG VÀ HẢI SẢN AN TOÀN
|
44
|
CTY CP TP AGREX SAIGON
|
235
|
CTY CP CB THỦY HẢI SẢN KỲ LÂN
|
44
|
CTY CP HẢI VIỆT
|
225
|
CTY TNHH HUY NAM
|
44
|
CTY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ẤN ĐỘ DƯƠNG
|
181
|
CTY TNHH MỘT THÀNH VIÊN LI CHUAN FOOD PRODUCTS (VN)
|
43
|
CTY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XNK NÔNG THỦY HẢI SẢN NGUYÊN TRÂN
|
149
|
CTY HẢI SẢN 404
|
42
|
CTY TNHH THỰC PHẨM VIỆT
|
149
|
CTY CP PHÁT TRIỂN HÙNG CÁ 2
|
42
|
CTY TNHH MTV CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XNK NGỌC TRINH BẠC LIÊU
|
137
|
CTY TNHH THÁI THUẬN BÌNH
|
40
|
CTY CP THỰC PHẨM CÁT HẢI
|
123
|
CTY TNHH GALLANT OCEAN VN
|
39
|
CTY CP XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN MỸ
|
110
|
CTY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CHẾ BIẾN THỦY SẢN HOÀNG LONG
|
37
|
CTY CP XUẤT KHẨU THỦY SẢN KHÁNH HÒA
|
106
|
CTY TNHH HẢI NAM
|
37
|
CTY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐA QUỐC GIA I.D.I
|
102
|
CTY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐỒ HỘP HẠ LONG - ĐÀ NẴNG
|
37
|
CTY TNHH THỦY SẢN AUSTRALIS VIỆT NAM
|
98
|
CTY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN ĐÔNG NAM Á
|
37
|
CTY TNHH THƯƠNG MẠI - CHẾ BIẾN & XNK NÔNG THỦY SẢN THÀNH LỘC
|
92
|
CTY PHÁT TRIỂN KINH TẾ DUYÊN HẢI (COFIDEC)
|
33
|
CTY TNHH TP VIỆT Á CHÂU
|
91
|
CTY TNHH THỦY SẢN NVD
|
29
|
CTY CP XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG
|
84
|
CTY TNHH THƯƠNG MẠI TÂN VIỆT ÚC
|
28
|
CTY TNHH THUỶ SẢN TRỌNG NHÂN
|
83
|
CTY CP VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ HÀNG HẢI
|
27
|
CTY TNHH AN PHÚ HẢI
|
81
|
CTY CP XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN THANH
|
25
|
Nguồn: Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo