Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN NÓI CHUNG VÀ QUẢ VẢI NÓI RIÊNG CỦA EU 

Châu Âu là một thị trường tiêu thụ lớn, đem lại nhiều triển vọng cho các loại quả nhiệt đới bởi người tiêu dùng châu Âu có nhu cầu cao đối với các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, châu Á vốn được coi là quê hương của vải, nên việc tỉ lệ người châu Á ở các nước châu Âu đang ngày càng tăng lên cũng phần nào khiến nhu cầu đối với trái vải tăng tại khu vực này.
THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN NÓI CHUNG VÀ QUẢ VẢI NÓI RIÊNG CỦA EU

Do thời tiết tại vùng các nước châu Âu không phù hợp để trồng các loại trái cây nhiệt đới, nên sản xuất các loại trái cây nhiệt đới tại châu Âu còn rất hạn chế, chỉ một số ít chuối, dứa được sản xuất tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, còn phần lớn các loại hoa quả nhiệt đới, đặc biệt là các loại quả đặc sản từ các nước, đều phải nhập khẩu.

Về lượng tiêu thụ, hiện lượng hoa quả tiêu thụ ở Italy và Tây Ban Nha là lớn nhất, chiếm tới 1/3 tổng lượng tiêu thụ hoa quả ở khu vực EU, nhưng do sản xuất trong nước đủ đáp ứng nhu cầu nên hai thị trường này không phải là những thị trường nhập khẩu hoa quả tươi lớn nhất. Các thị trường nhập khẩu hoa quả tươi lớn nhất là Hà Lan, Bỉ, Đức, Pháp và Anh.

Ngày nay, ngày càng nhiều các chuỗi siêu thị ở châu Âu mua hoa quả trực tiếp từ nhà sản xuất. Điều này có thể đem lại cơ hội cho các công ty xuất khẩu Việt Nam giành được các hợp đồng dài hạn với mức giá cố định cho các sản phẩm đáp ứng đủ tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, lượng vải quả cũng như các sản phẩm chế biến từ vải quả mà Châu Âu nhập khẩu chủ yếu có xuất xứ từ Madagascar và Nam Phi. Vải nhập từ Madagascar thường đến vào tháng 10 và kéo dài đến tháng 2 năm sau.

Tổng sản lượng trái vải châu Âu nhập khẩu ước tính khoảng 20.000 đến 25.000 tấn mỗi năm. Chỉ tính riêng Madagascar, đến nay vẫn là nhà cung cấp trái vải lớn nhất cho châu Âu, thông qua các nhà nhập khẩu của Pháp đã xuất sang EU khoảng từ 10.000 đến 20.000 tấn mỗi năm.

Chính vụ nguồn cung vải quả của Madagasca là thời điểm cuối năm, dịp lễ Giáng sinh và năm mới. Đối với Trung Quốc, năm mới cũng là một khoảng thời gian rất quan trọng đối với thị trường vải thiều.

Nước cung cấp vải quả khác cho châu Âu trong mùa đông là Nam Phi, Réunion và Mauritius. Các nước Việt Nam, Thái Lan và  Israel cung cấp từ tháng sáu đến tháng tám.

Về xuất khẩu, châu Âu cũng xuất khẩu vải tươi, nhưng chủ yếu là tái xuất khẩu từ Hà Lan, Bỉ và Pháp. Tại Hà Lan và Bỉ, có một số nhà nhập khẩu trái cây cung cấp cho người bán buôn và bán lẻ trên toàn Châu Âu. Trong năm 2014, Hà Lan và Bỉ  đã tái xuất khẩu gần 27.000 tấn, tương đương 76% lượng trái cây nước ngoài đã nhập khẩu (bao gồm vải). Cả hai nước này chủ yếu xuất khẩu sang Đức, Anh và Thụy Điển. Đối với mặt hàng vải tươi, Pháp không những là nhập khẩu chính mà còn là nước xuất khẩu vải quả cùng các sản phẩm từ vải, tái xuất sang các nước khác thuộc EU.

Thị trường Hà Lan

Theo thống kê của Eurostat, hàng năm Hà Lan nhập của Việt Nam khoảng hơn 3 triệu Euro các mặt hàng quả tươi gồm me, hồng xiêm, chanh leo, mít, khế, và vải. Tuy nhiên, mặt hàng vải của Việt Nam chưa thấy xuất hiện trong các siêu thị của Hà Lan. Các siêu thị này có bán vải tươi theo mùa nhưng có xuất xứ từ Thái lan (số lượng cũng không nhiều). Vải đóng hộp bán trong siêu thị và các cửa hàng Châu Á cũng chủ yếu xuất xứ từ Thái Lan.

Theo cảm quan, vải thiều Việt nam quả tròn, to, nhiều nước và có độ ngọt hơn vải Thái Lan. Tuy nhiên mặt hàng này chưa vào được hệ thống phân phối chính của Hà Lan.

Thị trường Pháp

Nhu cầu tiêu thụ vải quả ở Pháp tập trung chủ yếu tại Cộng đồng gốc Á sinh sống ở Paris. Hầu hết vải quả được bán tại siêu thị Thanh Bình, Paris Store và Tang frers ở Quận 13. Tất cả vải quả được nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Riêng vải Việt Nam sang Pháp theo đường phi mậu dịch qua hàng không với khối lượng nhỏ. Giá bán buôn khoảng 2,5 - 3 euro/kg. Giá bán lẻ khoảng từ 4 - 5 euro/kg. Trong khi đó, giá vải tươi từ Việt Nam xuất sang Pháp (năm 2015) chỉ ở mức 1,45 USD/kg (FOB).

Thị trường Đức

Tại Đức, người Đức đã quen với sự có mặt của vải nên loại quả nhiệt đới này xuất hiện tương đối phổ biến trong hệ thống siêu thị, nhưng hầu hết đều nhỏ, khô và vị không ngọt sắc. Với lợi thế 82 triệu dân và là nền kinh tế đầu tàu của EU, đây sẽ là một thị trường rất tiềm năng với vải thiều Việt Nam.

Thị trường Thụy Điển

Vải và các sản phẩm từ vải đang được bày bán khá phổ biến tại các siêu thị bán lẻ tại thị trường Thụy Điển với 2 loại hình sản phẩm chính là: quả tươi và vải xy rô đóng hộp. Vải tươi chủ yếu có xuất xứ từ Madagaxca và Thái Lan. Sản phẩm vải xy rô đóng hộp cũng chủ yếu xuất xứ từ Thái Lan.

Về chất lượng so với vải thiều tươi của Việt Nam: vải của Việt Nam có lợi thế là hạt nhỏ hơn và cùi/thịt dày hơn. Tuy nhiên, chất lượng quả vải tươi còn phụ thuộc vào phương thức thu hoạch, bảo quản và thời gian chuyên chở. Thái Lan có lợi thế hơn Việt Nam trong việc xuất khẩu rau củ quả tươi vào Thụy Điển nói riêng và khu vực Bắc Âu nói chung vì Thái Lan có đường vận tải hàng không (airfreight) thường xuyên và trực tiếp từ Bangkok đi Stockholm cũng như các quốc gia Bắc Âu lân cận.

Số lượng nhập khẩu vải thiều và sản phẩm vải đóng hộp vào Thụy Điển hiện còn khiêm tốn. Cơ quan thống kê Thụy Điển hiện không thống kê số liệu nhập khẩu riêng cho mặt hàng vải thiều mà thống kê gộp chung với các sản phẩm quả nhập khẩu khác như quả me, mận, mít, chanh leo (mã CN 08109020). \

Là các thành viên của khối EU, Thụy Điển và các nước Bắc Âu khác đang áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật theo các quy định chung của khối này. Đối với sản phẩm vải là các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch SPS, trong đó có kiểm dịch dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (peticides) trong các sản phẩm vải nhập khẩu.

Tiêu thụ sản phẩm vải tại thị trường Thụy Điển và khu vực Bắc Âu có xu hướng gia tăng do hiệu ứng lan tỏa từ khu vực tiêu dùng người nhập cư và người Thụy Điển đi du lịch nước ngoài trở về. Khi Hiệp định FTA EU - Việt Nam (EVFTA) được ký kết thực hiện, trái cây Việt Nam có thêm điều kiện tiếp cận thị trường cho các sản phẩm rau củ quả như vải thiều nhưng cũng cần phải bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại thị trường này.

Thị trường Séc

Nhìn chung, vải quả tươi không thấy bán trong các siêu thị của Séc, cũng không phải là loại trái cây quen thuộc tại đây. Vào mùa vải, chỉ đôi khi thấy xuất hiện vải quả tại một số ít cửa hàng bán lẻ của người Việt nhập tiểu ngạch. Tại một số cửa hàng tạp hóa do người Việt bán cũng thấy vải thiều dạng đồ hộp, nhưng số lượng và chủng loại không đáng kể. Từ trước đến nay chưa có lần nào khảo sát ức nhu cầu, thị hiếu và khả năng tiêu thụ sản phẩm này. Theo số liệu của Cục Thống kê Séc, không có mục riêng cho sản phẩm vải tươi, chỉ nằm chung trong nhóm 4 mặt hàng là: me, mít, táo (ta), vải quả (Mã nhóm hàng: HS 08109020).

Thị trường Áo

Trên thị trường của Áo hiện mới có các loại vải quả và sản phẩm từ vải xuất sứ Srilanca (không có vải của nước khác như Việt Nam hoặc Trung Quốc), nhưng thường trái vụ, vào khoảng tháng 9 hàng năm. Giá bán trái vải Srilanca trên các siêu thị khoảng 6 EUR/kg.

Áo không có cảng biển, vì vậy phần lớn hàng nông sản phải nhập qua cửa khẩu của nước khác (Hà Lan và Đức), từ đây phân phối vào Áo. Các rào cản kỹ thuật liên quan đến nhập khẩu nông sản, chủ yếu do nước nhập đứng ra giải quyết theo quy định chung của Châu Âu. Khi có vấn đề phát sinh liên quan đến an toàn thực phẩm, theo điều tra của thương vụ, các đầu mối phân phối trực tiếp giải quyết với các nơi tiêu thụ (như thu hồi lại sản phẩm, đến bù cho người tiêu dùng..)

Mặc dù từng thị trường trong khu vực EU có những đặc tính riêng khác nhau, nhưng sản phẩm vải đã dần trở thành một loại thực phẩm quen thuộc với người tiêu dùng châu Âu. Các doanh nghiệp Việt Nam nên tìm hiểu và tiếp thị vải quả tươi cùng các sản phẩm chế biến từ quả vải tới các thị trường này khi vải Việt Nam được đánh giá có chất lượng hơn một số các nước sản xuất và xuất khẩu khác. Đặc biệt, có thể tận dụng các ưu đãi trong các cam kết ở Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU, tăng sức cạnh tranh cho vải quả của Việt Nam với các sản phẩm vải của Thái Lan, Trung Quốc hay kể cả của Madagascar và Nam Phi.

Kênh phân phối thương mại

Để biết thông tin tổng quát hơn về các kênh thị trường và phân khúc thị trường, bạn có thể tham khảo tại các kênh thị trường và phân khúc có sẵn tại các nền tảng thông tin thị trường của CBI. Phần này cung cấp thông tin về các kênh tiếp thị khác nhau mà qua đó vải được bán trên thị trường ở châu Âu.

Nhà nhập khẩu chuyên: trái cây nhập khẩu, cũng như trái cây hữu cơ, được giao dịch thông qua kênh thị trường chuyên. Các trung tâm thương mại (hubs) như Hà Lan và Bỉ có là nhà nhập khẩu đã xây dựng được chuyên môn trong thương mại của trái cây nhập khẩu, bao gồm cả vải. Một số nhà cung cấp cho các sản phẩm nhãn hiệu riêng, trong khi những người khác tiếp thị thương hiệu của một nhà sản xuất (hợp tác).

Khác biệt theo vùng cho các kênh thị trường trái cây nhiệt đới: Ở châu Âu, có sự khác biệt giữa các phân mảnh kênh phân phối. Các nước như Đức, Anh, Hà Lan và Bỉ chiếm ưu thế kênh phân phối bán lẻ. Trái cây nhiệt đới được bán bởi các siêu thị lớn. Pháp và Tây Ban Nha phân phối với đại siêu thị lớn, bên cạnh các cửa hàng chuyên nhỏ hơn. Các quốc gia trong khu vực núi cao, chẳng hạn như Thụy Sĩ và Áo có kênh phân phối là các cửa hàng địa phương nhỏ.

Phân khúc theo cộng đồng dân tộc: vải được bán tại các siêu thị lớn cũng như các cửa hàng trái cây tươi chuyên gia và thị trường. Tuy nhiên, phân khúc nhà hàng ăn, chẳng hạn như nhà hàng châu Á, là một trong những nơi chính để tiêu thụ. Đối với vải, các dân tộc dân số gốc châu Á là rất quan trọng. Người tiêu dùng châu Âu dần dần trở nên quen thuộc hơn với các món ăn châu Á (và một số loại khác), điều này làm tăng thị trường cho vải.

Đường hàng không hoặc đường biển: Giao thông vận tải biển sẽ rẻ hơn nhiều so với vận tải hàng không. Tuy nhiên, thời gian tới thị trường sẽ tăng lên. Vì quả vải, số lượng bán ra là thường nhỏ, do đó vận chuyển bằng đường biển là tốn kém. Đối với vận tải biển, một thùng cần chứa đầy đủ là số lượng tối thiểu. Nếu không, vận tải hàng không là phương thức khả dĩ nhất của giao thông vận tải.

Khuyến nghị:

  • Tìm một nhà nhập khẩu châu Âu tại hội chợ thương mại như Fruit Logistica . Tất cả các kênh khác nhau bắt đầu với một mối quan hệ với một số đối tác châu Âu.
  • Chọn nhà nhập khẩu, căn cứ vào quy mô của công ty bạn hay chiến lược tiếp thị.
  • Nếu bạn chọn phương pháp sản xuất hữu cơ, tìm các công ty mà là chuyên gia trong các sản phẩm hữu cơ.
  • Khi người tiêu dùng châu Âu không phải là rất quen thuộc với các sản phẩm trái cây nhập khẩu lạ như vải thì việc nâng cao kiến thức của người tiêu dùng với hướng dẫn công thức nấu ăn nên được chú trọng.

Vải tươi muốn nhập khẩu vào thị trường EU phải phù hợp với các tiêu chuẩn tiếp thị chung đối với mặt hàng rau quả tươi, bao gồm những yêu cầu tối thiểu về mặt chất lượng. Sản phẩm phải nguyên vẹn, sạch sẽ và lành lặn, (gần như) không bị sâu hại, hư hỏng, vỏ ướt bất thường, bên trong bị nâu thối và trong tình trạng chịu được vận chuyển và bốc xếp. Những tiêu chuẩn này phù hợp với những tiêu chuẩn của Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (CODEX) đối với quả vải.

Quả vải đã phát triển đầy đủ và trưởng thành để chịu được vận chuyển và đảm bảo giữ được tình trạng tốt khi đến nơi.

Quả vải được xếp loại theo ba tiêu chuẩn về chất lượng: “Loại hảo hạng” là những sản phẩm với chất lượng tốt nhất. Vải thuộc loại này phải có hình dáng và màu sắc điển hình của giống hay chủng loại. Ngoài ra, quả vải phải không có khuyết tật, trừ những vết trầy sát rất nhẹ trên bề mặt và không ảnh hưởng đến hình thái chung của sản phẩm, đến chất lượng, đến việc duy trì chất lượng và cách trình bày trong bao bì sản phẩm. Vải loại I có chất lượng tốt và chỉ có những khuyết tật rất nhỏ (khuyết tật về hình dáng, màu sắc hay ở vỏ nhưng tổng diện tích không quá 0,25mm2). Vải loại II là loại vải đáp ứng những yêu cầu tối thiểu để nhập khẩu vào thị trường EU nhưng không đủ điều kiện để chất lượng cao hơn như loại I hay loại hảo hạng. Tuy nhiên, thị trường cho sản phẩm vải loại II rất hạn chế. Vải loại II có thể có những khuyết tật ví dụ như ở vỏ nhưng tổng diện tích không quá 0,5mm2.

Về kích cỡ, màu sắc: Theo tiêu chuẩn của Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (CODEX) đối với vải quả, kích cỡ được xác định bởi đường kính lớn nhất của quả.

Kích thước tối thiểu cho vải loại “hảo hạng” là 33mm. Kích thước tối thiểu cho loại I và II là 20mm. Cho phép chênh lệch kích cỡ tối đa là 10mm giữa các quả trong mỗi gói.

Mức độ cho phép về kích thước: 10% số quả hoặc trọng lượng quả ở tất cả các loại không đạt kích thước tối thiểu miễn là đường kính không dưới 15mm ở tất cả các loại và/hoặc chênh lệch kích thước tối đa là 10mm. Số liệu về kích thước thường sử dụng đơn vị mm.

Màu sắc quả vải có thể khác nhau từ hồng đến đỏ trong trường hợp vải không xử lý; từ vàng nhạt đến hồng đối với loại vải đã khử trùng với SO2.

Vải là loại trái cây đặc biệt đang dần được ưa chuộng tại châu Âu dù lượng tiêu thụ bình quân đầu người còn hạn chế. Để đẩy mạnh xuất khẩu vải nói riêng và hoa quả tươi nói chung sang thị trường châu Âu, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần lưu ý và tuân thủ chặt chẽ các quy định của EU, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (chứng nhận của Global G.A.P, VietGAP, GFSI), không gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng.

Người tiêu dùng ngày càng chú ý hơn tới mặt hàng trái cây có nguồn gốc rõ ràng. Họ có xu hướng chọn trái cây dựa vào cách thức sản xuất và trình bày sản phẩm. Bên cạnh đó,vấn đề về môi trường và xã hội cũng rất quan trọng. Phương pháp để cung cấp trái cây được sản xuất một cách có trách nhiệm với môi trường và xã hội là tuân thủ theo những quy định về chứng nhận sản phẩm hữu cơ hoặc chứng nhận Fairtrade. Những chứng nhận này bao gồm việc cam kết giảm thiếu số lượng cũng như đăng kí loại thuốc trừ sâu sử dụng, cải thiện an toàn lao động và đảm bảo về giá cả.

                                                  

 

 

 

       

1179 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
987 Sản phẩm được trưng bày
21790679
Lượt truy cập