Tổng giá trị sản lượng nông nghiệp của EU đạt 400 tỷ Euro. EU có khoảng 280000 doanh nghiệp chế biến thành thực phẩm và đồ uống phục vụ cho tiêu dùng nội khối phục vụ trên 500 triệu dân và xuất khẩu. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu nông sản thực phẩm EU là 182 tỷ Euro và kim ngạch nhập khẩu là 143 tỷ Euro (chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu và 6% tổng lượng hàng nhập khẩu hàng hóa của EU .
Một số thông tin về nông nghiệp EU
EU có khoảng 10 triệu trang trại tham gia sản xuất nông nghiệp sản xuất ra 300 triệu tấn ngũ cốc các loại, khoảng 23 triệu tấn thịt lợn, 7,8 triệu tấn thịt bò, trên 15, triệu tấn thịt gà, khoảng 1 triệu tấn thịt cừu và dê và 140 triệu tấn sữa, gần 7 triệu tấn thủy sản các loại. Tổng giá trị sản lượng nông nghiệp của EU đạt 400 tỷ Euro. EU có khoảng 280000 doanh nghiệp chế biến thành thực phẩm và đồ uống phục vụ cho tiêu dùng nội khối phục vụ trên 500 triệu dân và xuất khẩu. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu nông sản thực phẩm EU là 182 tỷ Euro và kim ngạch nhập khẩu là 143 tỷ Euro (chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu và 6% tổng lượng hàng nhập khẩu hàng hóa của EU .
Một số tác động của COVID-19 đến nông nghiệp EU
Để đối phó với sự lây lan đại dịch COVID-19, chính phủ các nước EU đã thực hiện một loạt các biện pháp, bao gồm đưa ra các biện pháp kiểm soát biên giới và giới hạn và phong tỏa, việc di chuyển tự do của người dân trong phạm vi lãnh thổ của các nước và giữa các quốc gia thành viên EU và với thế giới nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Những biện pháp này đã có tác động rõ rệt đến chuỗi cung ứng thực phẩm nông nghiệp của EU, làm gián đoạn hoạt động của toàn bộ ngành nông nghiệp và tất cả các ngành khác trong chuỗi cung ứng thực phẩm, cản trở an ninh lương thực EU, cụ thể như sau:
- Các biện pháp phong tỏa tạo ra tâm lý hoảng loạn trong việc mua sắm tích trữ các loại lương thực thực phẩm gây ra khan hiếm một số loại mặt hàng thực phẩm, thiếu hụt nguồn cung cục bộ tại một số khu vực tại các quốc gia thành viên công bố các lệnh phong tỏa;
- Gây ra gián đoạn, đình trệ dịch vụ vận tải, logistics phục vụ ngành nông sản thực phẩm của EU do các áp dụng biện pháp kiểm tra tại biên giới hoặc đóng cửa biên giới với các quốc gia thành viên, tắc nghẽn các tuyến đường vận chuyển và ùn tắc hàng dài khi kiểm tra biên giới (đặc biệt là vấn đề đối với thực phẩm tươi sống (rau, hoa quả tươi), các xe chuyên chở động vật sống phải chờ lâu trong khi vận chuyển dẫn đến nguy cơ lây bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe của gia súc vi phạm các quy định về phúc lợi động vật-animal welfare) hoặc các biện pháp kiểm dịch ngăn chặn hoặc hạn chế dẫn đến nguồn cung thực phẩm cho các quốc gia thành viên, thiếu hụt nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến thực phẩm nông sản thực phẩm phục vụ thị trường trong khu vực và xuất khẩu.
- Tạo ra sự thiếu hụt trầm trọng lao động nông nghiệp thời vụ tại nhiều nước sản xuất nông nghiệp lớn tại Tây và Trung Âu tại EU như Pháp, Ý, Tây Ban nha, Đức, Hà Lan, Bỉ…khi mà trước đó các các quốc gia này sử dụng hàng triệu lao động nông nghiệp thời vụ phục vụ cho việc thu hoạch nông sản, chăm sóc, gieo trồng tại các trang trại từ các nước thành viên EU từ Đông Âu, trong khi đó các mùa vụ cần thu hoạch trong tháng 4 và tháng 5 và chuẩn bị cho việc sản xuất vụ mới.
- Tạo ra thiệt lớn đối với các trung tâm cung ứng nông sản thực phẩm của các nước.
Các biện pháp, phản ứng chính sách ban đầu của EU hỗ trợ nông nghiệp.
Trong tháng 3 năm 2020, EU đã đưa ra ngay một số biện pháp chính sách ban đầu hỗ trợ cho ngành nông nghiệp đảm bảo hàng hóa nông sản thực phẩm lưu thông, không bị gian đoạn do tác động của đại dịch COVID 19 như sau:
1. Biện pháp quan trọng đầu tiên là vào ngày 9 tháng 3 năm 2020, Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) đưa tuyên bố rằng hiện tại không có bằng chứng chứng minh thực phẩm là nguồn lây lan, truyền nhiễm của COVID-19. EU cũng không đưa ra các biện pháp liên quan đến hạn chế xuất khẩu đối với nhóm hàng nông sản thực phẩm. Đối với nhập khẩu nông sản, thực phẩm, Tổng vụ sức khỏe và an toàn thực phẩm EU (DG-SANTE) kịp thời đưa ra các thông báo về yêu cầu cung cấp chứng thư toàn thực phẩm được các cơ quan có thẩm quyền của các nước xuất khẩu cấp kèm theo các lô hàng có nguồn gốc động vật, thực vật khi xuất khẩu vào EU (Ngày 22/3 và 29/3, Tham tán nông nghiệp đã chuyển 02 thư yêu cầu này về cho các Cục, Vụ của Bộ và Bộ Công Thương để kịp thời hướng dẫn và thông báo cho Hiệp hội ngành hàng và Doanh nghiệp xuất khẩu biết và thực hiện).
2. Tự do lưu thông hàng hóa nông sản, thực phẩm: Ngày 16/3/2020, EU ban hành hướng dẫn để các quốc gia thành viên thực hiện về các biện pháp quản lý biên giới để bảo vệ sức khỏe và đảm bảo lưu thông hàng hóa và các dịch vụ thiết yếu, khôi phục việc đi lại qua biên giới các quốc gia thành viên. Mục tiêu tạo ra làn ưu tiên-“làn xanh” cho phép các xe vận chuyển hàng hóa nông sản thực phẩm đi qua các cửa khẩu biên giới qua lại. EU cũng đưa ra ra yêu cầu bất kỳ các biện pháp kiểm tra sức khỏe đối với người, phương tiện vận tải khi đi qua các “làn xanh” này không được vượt quá 15 phút trên biên giới đất liền.
3.Cho phép tự do di chuyển đối với lực lượng lao động thời vụ trong bối cảnh dịch COVID 19: Ngày 30/3/2020 EU đưa ra hướng dẫn nhằm đảm bảo sự tự do di chuyển của lao động thời vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm di chuyển trong bối cảnh dịch COVID 19. Mục tiêu giúp cho lao động thời vụ di chuyển đến nơi là việc phục vụ sản xuất nông nghiệp (thu hoạch, chăm sóc, trồng trot…), chế biến thực phẩm mà không chịu sự chi phối với lệnh phong tỏa và đi lại qua biên giới giữa các các quốc gia thành viên EU. Mục tiêu nhằm đảm bảo cho việc sản xuất nông nghiệp và chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm được lưu thông, đảm bảo phục vụ nhu cầu tiêu dung và xuất khẩu.
4. Gia hạn các chương trình trợ cấp trực tiếp cho nông dân tại tất cả các nước thành viên EU:
EU đã lùi thời hạn nộp đơn xin hỗ trợ nông dân của EU đến ngày 15/6/2020 thay vì hạn chót ngày15/5/2020. Đây là chương trình hỗ trợ trực tiếp cho nông dân EU áp dụng từ năm 1962 trong khuôn khổ Chính sách nông nghiệp chung Châu Âu (CAP). Chương trình này hỗ trợ theo 3 hình thức (i) hỗ trợ thu nhập chi trả trực tiếp cho nông dân tham gia trực tiếp sản xuất nông nghiệp; (ii) các biện hỗ trợ do tác động của thị trường; (iii) Chương trình hỗ trợ phát triển nông thôn. Hàng năm EU dành ngân sách khoảng 58-60 tỷ Euro phân bổ cho các nước thành viên hỗ trợ cho nông dân theo các hình thức hỗ trợ theo diện tích canh tác, hoặc theo quy mô sản xuất, thông thường mức hỗ trợ 100 đến 500 Euro/ha, mức hỗ trợ của các quốc gia thành viên EU khác nhau, ngoài việc ngân sách EU hỗ trợ, Chính phủ các nước thành viên EU cũng dành ngân sách riêng để hỗ trợ nông nghiệp…EU cũng đưa ra sáng kiến để các thành viên EU đơn giản hóa thủ tục và cho phép các thành viên hỗ trợ tối đa ngưỡng cho phép đối với việc áp dụng chương trình hỗ trợ cho nông dân.
5. Ban hành Khung tạm thời hỗ trợ cho cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, chế biến nông sản thực phẩm. Ngày 25/3/2020, Chủ tịch luân phiên EU, Bộ trưởng nông nghiệp Croatia đã tổ chức cuộc họp trực tuyến Ủy viên nông nghiệp EU và 27 Bộ trưởng phụ trách nông nghiệp của các nước thành viên EU nhằm thảo luận về các biện pháp, kế hoạch cấp quốc gia và châu Âu ứng phó tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19 liên quan đến nông nghiệp và thủy sản. Hội nghị đã tập trung thảo luận nội dung về an ninh lương thực thực phẩm, đây là một trong vấn đề quan trọng nhất với 500 triệu dân EU; Hội nghị cũng bàn thảo các nội dung liên quan đến tác động chuỗi cung ứng thực phẩm do đại dịch COVID 19; hạn chế vận chuyển, lưu thông hàng hóa, vận hành hệ thống sản xuất thực phẩm nông nghiệp, tự do di chuyển lao động thời vụ; đảm bảo an toàn của lao động do yêu cầu khoảng cách cách ly áp dụng trong sản xuất như đã nêu ở phần trên. Đưa ra sáng kiến đầu tư ứng phó dịch Coronavirus với gói trị giá 37 tỷ USD của EU, áp dụng trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản, cũng như lĩnh vực chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Hội nghị thống nhất áp dụng “Khung tạm thời hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, chế biến nông sản thực phẩm” mà trước đó đã được công bố từ ngày 19/3/2020.
Khung tạm thời cho phép các quốc gia thành viên EU áp dụng các biện pháp như cho vay và trợ cấp trực tiếp. Mức hỗ trợ tối đa đối với công ty chế biến và kinh doanh thực phẩm là 800.000 Euro; Mức hỗ trợ cho các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thủy sản và nuôi trồng thủy sản từ tối đa 120 000 Euro; mức hỗ trợ nông dân tối đa là 100.000 Euro, cho phép các nước thành viên EU hỗ trợ bổ sung cho nông dân đạt ngưỡng tối đa cho phép mà không cần sự thông qua trước của Ủy ban Châu Âu), mức tối đa tổng mức hỗ trợ 120.000 Euro (hoặc 125000 Euro cho mỗi trang trại). Ngày 2/4/2020, Ủy ban Châu Âu đã trình lên Hội đồng Châu Âu và Quốc hội Châu Âu đề xuất sửa đổi Quy định số 1379/2013 và Quy định số 508/2014 liên quan đến các biện pháp cụ thể để giảm thiểu tác động của dịch COVID-19 trong ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản.